
VHXH - Lịch sử
Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang (1930 - 2015)
Tháng 10 năm 1982, phường Kim Giang được thành lập, là phường ven đô, tuori còn rất trẻ nhưng trong hơn ba thập niên qua, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, UBNB quận Đống Đa và Quận ủy, UBND quận Thanh Xuân, Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang đã đoàn kết một lòng, góp sức xây dựng phường phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng.
Tác giả:
Ban Chấp hành Đảng bộ phường Kim Giang
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản:
2017
Tổng số trang:
264 trang
Kích thước:
14,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 2.00)
Giới thiệu về sách:
Đảng bộ và nhân dân phường nhân dân phường Kim Giang tự hào về những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, Tổ quốc. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sưu tầm, biên soạn lịch sử cách mạng địa phương; nhằm đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phường; thực hiện chủ trương của Thành ủy Hà Nội và Quận ủy Thanh Xuân năm 2005, Ban Cháp hành Đảng bộ phường Kim Giang chỉ đạo biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang (1930-2005)” để thế hệ thêm hiểu và phát huy truyền thống cách mạng quê hương, xây dựng phường ngày càng giàu mạnh. Năm 2016, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Quận ủy Thanh Xuân, Đảng ủy phường Kim Giang tiến hành bổ sung, chỉnh sửa hai giai đoạn từ 1930 đến 1982 và giai đoạn từ 2005 đến 2015 để hoàn thiện cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang (1930-2015)”.
Nội dung cuốn sách gồm 5 chương, giới thiệu đặc điểm lịch sử, địa lý, dân cư phường Kim Giang; những ngày đầu đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân, kết thức năm 1981 giai đoạn thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì; bước đầu từ lúc khởi công xây dựng khu tập thể Kim Giang đến khi Nhà nước có quyết định thành lập phường (10/1982); và quá trình xây dựng, phát triển của phường qua các thời kỳ cho đến nay.
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu.
 Sách cùng chuyên mục
Đông Anh với nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Nằm ở phía tây bắc Thăng Long, huyện Đông Anh có vị trí trọng yếu và có nhiều mối quan hệ mật thiết về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục với Thăng Long, từng được nhà Sử học Phan Huy Chú ghi nhận là nơi tụ khí, tinh hoa. Qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ cư dân trong huyện chung lưng đấu cật, vật lộn với những bất lợi của tự nhiên để khai phá và cải tạo đất đai, lập nên làng xóm trù mật. Dựa trên nền kinh tế nông nghiệp ruộng nước, kết hợp các nghề thủ công, cư dân các làng hình thành một thiết chế làng – xã chặt chẽ, gắn tình cảm và trách nhiệm của mỗi thành viên với cộng đồng.
Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Đông Anh
NXB Hà Nội
2010
740 trang
Di tích Tây Hồ
Cuốn Di tích Tây Hồ do UBND quận Tây Hồ phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, xuất bản năm 2016. Cuốn sách giới thiệu tất cả 66 di tích, trong đó 37 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố để người dân sinh sống xung quanh Hồ Tây cũng như đông đảo người dân Thủ đô và cả nước biết bên cạnh một thắng cảnh phong thuỷ hữu tình con người hiền hậu, xung quanh Hồ Tây còn là nơi hội tụ nhiều điểm di tích lịch sử - văn hoá và di tích cách mạng.
Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
384
14.5 x 20.5 cm
Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự
Để hệ thống lại những sự kiện liên quan đến vấn đề Nam Bộ kháng chiến một cách đầy đủ, tổng quát và chính xác, dựa vào nguồn tài liệu lưu trữ hiện có, năm 2007 Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã tổ chức biên soạn và xuất bản sách “Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) qua tài liệu lưu trữ”. Sau cuốn sách có tính khái quát cao, bao gồm hầu hết các tiêu đề hồ sơ tài liệu và tóm tắt những sự kiện quan trọng về cuộc kháng chiến ở Nam Bộ này, các cuốn công bố toàn văn theo các chuyên đề lần lượt ra mắt độc giả. Một trong những cuốn đó là Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự được biên soạn và xuất bản.
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
900
Câu chuyện quê hương
Là một người đã từng khoác áo lính, với khẩu súng trong tay, Vương Hòa đã đi dọc theo chiều dài đất nước trong những năm tháng chiến tranh, tham gia vào cuộc chiến khốc liệt. Sự tham gia đó không phải chỉ vì trách nhiệm mà với Vương Hòa còn là tình yêu, một thứ tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với Tổ quốc thân yêu. “Hòa bình rồi, rời công việc là tôi lại ra đi, khẩu súng trong tay được thay thế bằng chiếc máy ảnh, tôi đi để kể về câu chuyện tình yêu của mình” – đó là lời tự sự của tác giả cùng bạn đọc. Câu chuyện tình yêu của mình ấy chính là Câu chuyện quê hương được kể bằng hình ảnh.
Vương Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
136 trang
27 x 23 cm
Lịch sử cách mạng phường Yên Phụ (1930-2013)
Nằm ở cửa ô phía tây bắc cách trung tâm thành phố không xa, địa bàn phường Yên Phụ một bên giáp với sông Hồng, một bên giáp với hồ Tây - thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, lớp lớp cư dân nơi đây đã đoàn kết, chung tay tạo dựng truyền thống tốt đẹp: lao động cần cù, mở mang làng xóm, phát triển kinh tế, kiên cường bất khuất chiến đấu giữ làng, giữ nước. Yên Phụ còn nổi tiếng với những di tích lịch sử văn hóa như đình Yên Phụ, chùa Trần Quốc… thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, vãn cảnh và lễ chùa.
Ban Chấp hành Đảng bộ phường Yên Phụ
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
256 trang
14,5 x 20,5 cm
|
|
|