Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Câu chuyện quê hương

Là một người đã từng khoác áo lính, với khẩu súng trong tay, Vương Hòa đã đi dọc theo chiều dài đất nước trong những năm tháng chiến tranh, tham gia vào cuộc chiến khốc liệt. Sự tham gia đó không phải chỉ vì trách nhiệm mà với Vương Hòa còn là tình yêu, một thứ tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với Tổ quốc thân yêu. “Hòa bình rồi, rời công việc là tôi lại ra đi, khẩu súng trong tay được thay thế bằng chiếc máy ảnh, tôi đi để kể về câu chuyện tình yêu của mình” – đó là lời tự sự của tác giả cùng bạn đọc. Câu chuyện tình yêu của mình ấy chính là Câu chuyện quê hương được kể bằng hình ảnh.

Tác giả: Vương Hòa
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2014
Tổng số trang: 136 trang
Kích thước: 27 x 23 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 3 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

Câu chuyện quê hương không chỉ được kể bằng ánh sáng với cảm xúc sâu lắng mà còn là một sự sẻ chia của tác giả với mọi người. Qua những bức ảnh như: Sống trên đá, Vệt nắng hoàng hôn, Một thoáng xuân về, Ruộng lúa mang hình đất nước, Bức họa đồng quê… người xem sẽ thấy từ những hình ảnh rất đỗi đời thường nhưng lại ẩn chứa sức sống căng tràn cùng với vẻ đẹp trong trẻo, thánh thiện, hồn hậu thể hiện trên từng khuôn mặt, cảnh sắc. Chính điều đó đã gợi nhiều cảm xúc mạnh mẽ và lớn hơn là tình yêu quê hương, tự hào dân tộc.
 
Nhiều hơn thế, cuốn sách ảnh còn đúng như lời tác giả sẻ chia: “Vốn là vậy, với tình yêu, cuộc sống bình dị thân thương đôi khi cũng rực lên những nét màu lộng lẫy. Chỉ cần nhìn đời bằng chính những gì cuộc đời đang diễn ra sẽ thấy sức hấp dẫn tuyệt vời của nó. Tôi đã nhìn cuộc sống như thế qua ống kính của mình. Một nụ cười hiền trên môi người thôn nữ. Một ánh mắt, một nết cười vui, ấm áp trên khuôn mặt người đàn bà lam lũ… Đây là một ngày lễ hội, kia là mùa gặt trên cánh đồng lúa chín của những gia đình vất vả một nắng hai sương nhưng không thiếu niềm vui và sự lãng mạn. Rồi mùa xuân vẫn nở hoa nơi thôn bản, một chút làm duyên vốn có ở người con gái Á Đông. Vâng, tôi đã ghi lại tất cả những gì mà tôi nhìn thấy trong cuộc sống muôn sắc màu quanh tôi. Và để rồi sau những chuyến đi ấy, tôi chợt nghĩ, tôi là ai? Đôi lúc tôi cũng không biết nữa, chỉ biết rằng tôi đang tan chảy vào dòng chảy của cuộc sống – Tôi và mọi người.”
 
Ngoài những bức ảnh đẹp, cuốn sách còn được đầu tư công phu trong thiết kế, trình bày, in ấn, phần chữ còn được dịch sang tiếng Anh đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với những ai đọc và xem cuốn sách ảnh Câu chuyện quê hương Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu!

 

Sách cùng chuyên mục

Đông Anh với nghìn năm Thăng Long - Hà Nội

Nằm ở phía tây bắc Thăng Long, huyện Đông Anh có vị trí trọng yếu và có nhiều mối quan hệ mật thiết về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục với Thăng Long, từng được nhà Sử học Phan Huy Chú ghi nhận là nơi tụ khí, tinh hoa. Qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ cư dân trong huyện chung lưng đấu cật, vật lộn với những bất lợi của tự nhiên để khai phá và cải tạo đất đai, lập nên làng xóm trù mật. Dựa trên nền kinh tế nông nghiệp ruộng nước, kết hợp các nghề thủ công, cư dân các làng hình thành một thiết chế làng – xã chặt chẽ, gắn tình cảm và trách nhiệm của mỗi thành viên với cộng đồng.
Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Đông Anh
NXB Hà Nội
2010
740 trang

Lịch sử Công đoàn huyện Đông Anh (1945-2013)

85 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự hình thành, phát triển, trưởng thành của đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động và tổ chức Công đoàn huyện Đông Anh luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường của Đảng bộ và nhân dân Đông Anh.

Liên đoàn lao động huyện Đông Anh
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
252 trang
14,5 x 20,5 cm

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm

Khu phố Tây Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua Tư liệu địa chính

 Cuốn sách Khu phố Tây Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính là cuốn sách thứ hai của PGS.TS Phan Phương Thảo va cộng sự trong con đường khai phá các tư liệu địa chính về các khu phố cổ, khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam ấn hành quý I năm 2017.

PGS.TS Phan Phương Thảo
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
420
15x24cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)