
VHXH - Lịch sử
Di tích Bắc Giang
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã khẳng định: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”. Trên tinh thần đó, Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang đã phố hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, xuất bản cuốn sách Di tích Bắc Giang, tập 3. Cuốn sách được ấn hành quý IV năm 2016.
Tác giả:
Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản:
2017
Tổng số trang:
380
Kích thước:
14,5x20,5cm
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 5.00)
Giới thiệu về sách:
Bắc Giang là một vùng đất cổ ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, là địa phương có số lượng di tích nhiều so với cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2007 của Ban Quản lý di tích tỉnh, toàn tỉnh Bắc Giang có tổng số 2.237 di tích các loại, trong đó có 692 di tích được xếp hạng các cấp. Chính vì vậy bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa là một lĩnh vực hoạt động có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tiếp nối thành công của hai cuốn trước - Di tích Bắc Giang, tập 1, 2, Di tích Bắc Giang tập 3 bao gồm 68 bài viết về những di tích có giá trị nổi bật về kiến trúc nghệ thuật, lịch sử - văn hóa trong đó có 09 đền, 31 đình, 24 chùa, 4 lăng mộ và các di tích khác trên địa bàn tỉnh.Qua mỗi bài viết, độc giả sẽ hiểu hơn về vị trí địa lý, lịch sử quá trình xây dựng và những lần trùng tu sửa chữa di tích cũng như những câu chuyện, truyền thuyết về di tích còn lưu lại tại đây. Đó chính là những giá trị văn hóa - lịch sử, truyền thống đặc sắc của địa phương Bắc Giang nói riêng của Việt Nam nói chung. Hy vọng qua cuốn sách này, độc giả sẽ thấy, sẽ yêu hơn mảnh đất con người Bắc Giang, đồng thời chung tây xây dựng, giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
 Sách cùng chuyên mục
60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954-2014)
Cuốn sách “60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954 – 2014)” là một ấn phẩm ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Ban Tuyên giáo Thành uỷ thực hiện. Với nội dung khá đầy đặn về toàn cảnh báo chí Hà Nội trong 60 năm qua, khi đọc cuốn sách, người đọc không chỉ nhận thấy sự lớn mạnh của hệ thống báo chí Thủ đô với số lượng các cơ quan báo chí ngày càng tăng, chất lượng ngày càng được nâng cao, đội ngũ người làm báo ngày càng lớn mạnh, xuất hiện ngày càng nhiều cây bút tài năng, tâm huyết với nghề; mà qua đó còn thấy rõ sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
532 trang
16 x 24 cm
Thăng Long Hà Nội 1000 sự kiện lịch sử
Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, Thăng Long - Hà Nội nơi diễn ra và chứng kiến bao sự kiện lớn lao, bao thăng trầm của lịch sử của mảnh đất này nói riêng của dân tộc Việt Nam nói chung. Đó là quá trình bồi đắp và tích tụ nên truyền thống văn hóa ngàn năm của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
788 trang
14x20,5cm
Kiên trung bất khuất, tập 4
Qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã có hàng vạn người con ưu tú của Thủ đô bị địch bắt, tù đày, hàng ngàn chiến sĩ cộng sản bị tra tấn dã man, nhiều người bị thương tật, tàn phế, nhiều người đã anh dũng hy sinh. Nhưng các chiến sĩ cách mạng bị giam trong ngục tù của đế quốc vẫn kiên trung bất khuất, giữ trọn khí tiết của người cộng sản, giữ vững ý chí của người cách mạng với niềm tin son sắt vào thắng lợi cuối cùng.
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ban Đại diện các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
252
14.5 x 20.5 cm
Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng
Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.
Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm
Suy ngẫm đầu tuần
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc của dân tộc . Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, nền văn hóa Việt Nam không ngừng được bồi đắp và kết tinh, tạo nên sức sống mãnh liệt , giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió, phát triển và lớn mạnh.
Báo Hà Nội Mới
Nhà xuất bản Hà Nội
2012
218 trang
15 x 22 cm
|
|
|