Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội

Cuốn sách “Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội” do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2016. Cuốn sách ra đời góp phần bảo tồn một dòng tranh quý, khẳng định giá trị và vị trí quan trọng của nó trong kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu về tranh Hàng Trống của đông đảo bạn đọc.

Tác giả: Phan Ngọc Khuê
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 572 trang
Kích thước: 16 x 24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 2.50)
Giới thiệu về sách:
Xưa, ngay giữa lòng Hà Nội, dân làng Tự Tháp có nghề vẽ tranh riêng và mở cửa hàng tranh ở phố Hàng Trống. Người dân đặt tên cho những bức tranh đó là tranh “Hàng Trống”. Tranh Hàng Trống là một trong ba dòng tranh dân gian tiêu biểu ở miền Bắc nước ta: tranh điệp Đông Hồ (ở Bắc Ninh), tranh đỏ Kim Hoàng (ở Hà Tây cũ) và tranh Hàng Trống (ở Hà Nội).
 
Khác với tranh Đông Hồ và tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống có sự kết hợp in đen từ bản khắc gỗ, với việc tô mầu phẩm bằng tay, dùng bút mềm quét phẩm nước, luôn tạo được những chuyển màu đậm nhạt tinh tế, đáp ứng được thị hiếu chơi tranh nơi Kẻ Chợ. Tranh Hàng Trống không chỉ dùng làm tranh chơi ngày tết mà còn làm tranh thờ nên đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao hơn cách làm tranh ở làng quê. Cái hồn của bức tranh hướng theo trục cuốn phương Đông, có vận dụng thuyết âm dương - ngũ hành, tạo không gian khoáng đạt, thanh cảnh mà tinh tế. Còn cái cốt của nó mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về sự giác ngộ, về luân lý đạo đức và cả tinh thần triết học.
 
Họa sĩ Phan Ngọc Khuê là một trong số ít những nhà mỹ thuật say mê nghiên cứu về tranh dân gian Hàng Trống. Ông đã suy ngẫm, tìm tòi, sưu tầm đến mức tối đa và hệ thống lại các bức tranh trong chính công trình của mình “Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội”. Nhiều vẻ đẹp mỹ thuật, giá trị nội dung và nghệ thuật của các bức tranh đã được khai phá trong công trình này. Cuốn sách không chỉ đem lại cái nhìn tổng quan, xác định những nét đặc thù của tranh dân gian Hàng Trống mà còn có sự đối chiếu, so sánh với các dòng tranh dân gian trong và ngoài nước (điển hình là tranh của Trung Quốc) để thấy được truyền thống sáng tạo nghệ thuật, sự cách tân, sự tiếp thu tinh hoa văn hóa một cách đa dạng và phong phú của cha ông ta.
 
Với một tấm lòng yêu cái đẹp dân gian, với một mong muốn “tổng kiểm kê về di sản nghệ thuật về tranh Hàng Trống Hà Nội”, họa sĩ Phan Ngọc Khuê đã cung cấp cho người đọc tới 476 bức tranh về đủ mọi thể loại đã có của tranh Hàng Trống. Qua đó, người đọc có thể lấy được nhiều tư liệu, nhiều thông tin bổ ích và đặc biệt là được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một dòng tranh nổi tiếng đất Hà Thành.
 
Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của nhiều loại hình nghệ thuật và giải trí hiện đại, tranh Hàng Trống dần không còn chỗ đứng. Nó đang có nguy cơ bị thất truyền. Để tìm hiểu và thưởng thức nó, chúng ta chỉ có thể đến bảo tàng hoặc thông qua một số bộ sưu tập và công trình nghiên cứu đơn lẻ. Do đó, cuốn sách “Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội” ra đời không chỉ góp phần bảo tồn một dòng tranh quý, khẳng định giá trị và vị trí quan trọng của nó trong kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của Thăng Long - Hà Nội mà còn đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu về tranh Hàng Trống của đông đảo bạn đọc.
 
Nhà xuất bản Hà Nội xin trân trọng giới thiệu!
Sách cùng chuyên mục

Thế sự và Mắt nhìn

Trong vòng 30 năm qua, nhiều biến động dữ dội và bất ngờ đã diễn ra trong đời sống quốc tế, tác động sâu sắc đến tất cả các nước trong đó có Việt Nam - quốc gia nằm ở một trong những vùng xung yếu nhất của thế giới hiện đại. Các trục quan hệ, các tầng lợi ích đan cài vào nhau hết sức phức tạp và nhạy cảm làm cho việc nhìn nhận, phân tích thế sự trở thành một thách thức lớn đối với các nhà bình luận thời cuộc. Trong bối cảnh đó, Hồ Quang Lợi là cây bút chính luận ngày càng được chờ đợi, tin cậy và mến mộ.

Hồ Quang Lợi
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
380 trang
14,5 x 20,5 cm

“Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản văn hoá thế giới”

Cuốn sách “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản văn hoá thế giới” là cuốn sách ảnh song ngữ Việt Anh do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội biên soạn được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2014. Cuốn sách sẽ giới thiệu và cung cấp đến bạn đọc một tư liệu có hệ thống mang tính phổ cập cho khách tham quan và những ai muốn hiểu về di sản quý giá của Hà Nội, của đất nước và của nhân loại: khu di tích khảo cổ học và trục trung tâm thành cổ Hà Nội tạo thành Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội mang tính đại diện và tiêu biểu rất đặc trưng của lịch sử và văn hoá Thăng Long – Hà Nội trong 13 thế kỷ liên tục từ thời Đại La qua thời Thăng Long đến thời Hà Nội hiện nay.

Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
148 trang
20 x25 cm

Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự

 Để hệ thống lại những sự kiện liên quan đến vấn đề Nam Bộ kháng chiến một cách đầy đủ, tổng quát và chính xác, dựa vào nguồn tài liệu lưu trữ hiện có, năm 2007 Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã tổ chức biên soạn và xuất bản sách “Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) qua tài liệu lưu trữ”. Sau cuốn sách có tính khái quát cao, bao gồm hầu hết các tiêu đề hồ sơ tài liệu và tóm tắt những sự kiện quan trọng về cuộc kháng chiến ở Nam Bộ này, các cuốn công bố toàn văn theo các chuyên đề lần lượt ra mắt độc giả. Một trong những cuốn đó là Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự được biên soạn và xuất bản.

Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
900

Hà Nội cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại

Lâu nay tên tuổi nhà báo Hồ Quang Lợi đã trở nên quen thuộc, đầy sức nặng dưới nhan đề các bài báo chính luận, bình luận những sự kiện thời sự nóng bỏng trong nước và quốc tế. Nói đến ông, người ta nghĩ đến một nhà báo xông xáo, lịch lãm với tư duy nhạy bén, mẫn cảm tinh tế để cảm nhận và đánh giá sự kiện mang tầm dự báo. Là người chứng kiến thủ đô Hà Nội thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính trên cương vị Tổng Biên tập báo Hànộimới - rồi sau đó là Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, nhà báo Hồ Quang Lợi luôn theo sát từng bước chuyển mình này của Thủ đô và ông coi đó là “Cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại”.

Hồ Quang Lợi
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
444 trang
14,5 x 20,5 cm

Tướng Vương Thừa Vũ - một người Hà Nội

Trung tướng Vương Thừa Vũ là một trong những danh tướng tài ba mà tên tuổi và sự nghiệp của ông đã gắn liền với những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm của Quân đội nhân dân Việt Nam như một huyền thoại.

Nguyễn Chu Phác
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
224 trang
14.5 x 20.5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)