Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Lịch sử Đảng bộ quận Thanh Xuân 1930-2015

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1997. 

 

 

Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ quận Thanh Xuân
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 312
Kích thước: 14,5x20,5
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 Là một trong các quận mới của thành phố Hà Nội, quận Thanh Xuân vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Với mục đích giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng cho nhân dân trên địa bàn quận đặc biệt là các thế hệ trẻ; thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 6/8/2009 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân; đồng thời hướng đến kỷ niệm 20 năm ngày thành lập quận Thanh Xuân, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn và xuất bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ quận Thanh Xuân 1930-205. cuốn sách được ấn hành quý 4/2016.

Lịch sử Đảng bộ quận Thanh Xuân (1930 – 2015) là sự tổng kết quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ quận nói riêng của quận Thanh Xuân nói chung. Đó là quá trình đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc và xây dựng quê hương đất nước trong thời kỳ hoà bình dưới sự lãnh của Đảng Cộng sản Việt Nam  từ năm 1930 đến năm 2015. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ quận, quân và dân Thanh Xuân đã làm nên các thắng lợi to lớn góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những năm hoà bình lập lại, trải qua những khó khăn thiếu thốn, nhân dân Thanh Xuân cùng nhân dân Thủ đô và cả nước luôn đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng phát triển, giàu mạnh.

Cuốn sách gồm chương: Chương 1: Vùng đất – con người Thanh Xuân: giới thiệu khái quát về vùng đất, con người và truyền thống của nhân dân Thanh Xuân. Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng quê hương của nhân dân Thanh xuân từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; Chương 2: Lãnh đạo quận Thanh Xuân lãnh đạo nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô và đất nước (1997-2015). Ngoài ra phần phụ lục cung cấp cho bạn đọc về những người anh hùng, những thế hệ cán bộ lãnh đạo quận qua các thời kỳ... Qua đó càng làm sáng tỏ thêm truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân nhân quận qua các thời kỳ lịch sử.

Có thể nói Lịch sử Đảng bộ quận Thanh Xuân 1930-2015 là những thước phim tư liệu quý giá về sự hình thành và phát triển của Đảng bộ quận qua các mốc son lịch sử của dân tộc. Cuốn sách có ý nghĩa chính trị tư tưởng to lớn đối với nhân dân Thủ đô nói chung và nhân dân quận Thanh Xuân nói riêng.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Sách cùng chuyên mục

Văn hóa Việt Nam thường thức

Với mong muốn phổ cập tri thức văn hoá trên hầu khắp mọi lĩnh vực, Chủ biên Nguyễn Tiến Dũng và tập thể ban biên soạn - những người có tâm huyết với  văn hóa đất nước đã biên soạn cuốn sách Văn hóa Việt Nam thường thức với mục đích lớn nhất là giúp bạn đọc dễ hiểu, dễ tra cứu khi cần thiết, có cái nhìn tổng quan về văn hóa Việt Nam như nó vốn có. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2018.

Nguyễn Tiến Dũng
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
672 trang
24 x 24cm

Di tích Bắc Giang

 Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã khẳng định: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”. Trên tinh thần đó, Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang đã phố hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, xuất bản cuốn sách Di tích Bắc Giang, tập 3. Cuốn sách được ấn hành quý IV năm 2016.

 

Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
380
14,5x20,5cm

Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang (1930 - 2015)

 Tháng 10 năm 1982, phường Kim Giang được thành lập, là phường ven đô, tuori còn rất trẻ nhưng trong hơn ba thập niên qua, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, UBNB quận Đống Đa và Quận ủy, UBND quận Thanh Xuân, Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang đã đoàn kết một lòng, góp sức xây dựng phường phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng.

Ban Chấp hành Đảng bộ phường Kim Giang
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
264 trang
14,5 x 20,5 cm

Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Khương Đình (1930 - 2015)

 Khương Đình nằm ở phía tây nam Hà Nội là một miền đất có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Trải qua bao biến đổi, Khương Đình trở thành nơi hội tụ của bốn phương, các thế hệ cư dân ở đây dù là những người định cư lâu năm hay từ nhiều nơi khác đến lập nghiệp, đều đồng lòng hợp sức, xây dựng quê hương anh dũng kiên cường trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

 

Ban Chấp hành Đảng bộ phường Khương Đình
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
212
14,5 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)