Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Di tích Tây Hồ

 Cuốn Di tích Tây Hồ do UBND quận Tây Hồ phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, xuất bản năm 2016. Cuốn sách giới thiệu tất cả 66 di tích, trong đó 37 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố để người dân sinh sống xung quanh Hồ Tây cũng như đông đảo người dân Thủ đô và cả nước biết bên cạnh một thắng cảnh phong thuỷ hữu tình con người hiền hậu, xung quanh Hồ Tây còn là nơi hội tụ nhiều điểm di tích lịch sử - văn hoá và di tích cách mạng.

Tác giả: Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 384
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 4.75)
Giới thiệu về sách:

Giữa lòng Thủ đô đông đúc, tấp nập lại có một hồ nước rộng, sáng như gương, sóng vỗ dạt dào, thời Bắc thuộc tưởng nơi đây là Thuỷ quốc nên gọi là hồ Lãng Bạc. Hồ mịt mù khói toả nên thời Lý - Trần gọi là hồ Dâm Đàm. Hồ cong cong như vầng trăng khuyết nên gọi là hồ Nga My. Hồ ở phía tây kinh thành Thăng Long, phong cảnh mỹ lệ nên từ thời Lê đến nay gọi là Hồ Tây.

Không chỉ là một thắng cảnh đẹp, là tài sản vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất ngàn năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội mà Hồ Tây còn là một vùng địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra biết bao người con ưu tú góp công xây dựng và bảo vệ đất nước. Những con người đó không chỉ góp phần cho Hồ Tây thêm đẹp về cảnh sắc, tâm hồn mà cùng với đó là sự phong phú về văn hoá tâm linh với đền, miếu, mộ chí danh nhân… Để người dân sinh sống xung quanh Hồ Tây cũng như đông đảo người dân Thủ đô và cả nước biết bên cạnh một thắng cảnh phong thuỷ hữu tình con người hiền hậu, xung quanh Hồ Tây còn là nơi hội tụ nhiều điểm di tích lịch sử - văn hoá và di tích cách mạng, năm 2000, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ đã xuất bản cuốn sách Danh tích Tây Hồ, giới thiệu 23 di tích đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng (tính thời điểm đó), năm 2012 đã xuât bản Di tích Tây Hồ giới thiệu 42 di tích còn lại.

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập quận Tây Hồ, Quận uỷ, HĐND, UBND quận chỉ đạo biên soạn cuốn Di tích Tây Hồ trên cơ sở hai cuốn đã xuất bản có bổ sung chỉnh sửa. Cuốn sách này giới thiệu tất cả 66 di tích, trong đó 37 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố. Ngoài những di tích được giới thiệu ở đây, trên địa bàn Tây Hồ còn một số ngôi miếu và nhà thờ quá nhỏ, không đủ tư liệu nên ban biên soạn không đưa vào cuốn sách này.

Quận uỷ, HĐND, UBND quận Tây Hồ cùng Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách Di tích Tây Hồ tới nhân dân Tây Hồ cùng bạn đọc Thủ đô và cả nước.

Sách cùng chuyên mục

Câu chuyện quê hương

Là một người đã từng khoác áo lính, với khẩu súng trong tay, Vương Hòa đã đi dọc theo chiều dài đất nước trong những năm tháng chiến tranh, tham gia vào cuộc chiến khốc liệt. Sự tham gia đó không phải chỉ vì trách nhiệm mà với Vương Hòa còn là tình yêu, một thứ tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với Tổ quốc thân yêu. “Hòa bình rồi, rời công việc là tôi lại ra đi, khẩu súng trong tay được thay thế bằng chiếc máy ảnh, tôi đi để kể về câu chuyện tình yêu của mình” – đó là lời tự sự của tác giả cùng bạn đọc. Câu chuyện tình yêu của mình ấy chính là Câu chuyện quê hương được kể bằng hình ảnh.

Vương Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
136 trang
27 x 23 cm

Ấn Chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)

Nhằm cung cấp cho độc giả thêm thông tin về việc quản lý, sử dụng con dấu của triều Nguyễn về các khía cạnh như loại hình dấu, kích thước, hình thể, phương thức sử dụng dấu trên văn bản, Trung tâm lưu trữ quốc gia I đã phối hợp cùng Nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)”.

Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - TT lưu trữ quốc gia
Nhà xuất bản Hà Nội
2013
279 trang
20 x 29cm

Gia phả dòng tộc

 Cội rễ, gốc gác với nhiều người Việt Nam thật đơn giản mà ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với gốc đa, giếng nước, sân đình, những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam, cội rễ với đa phần người Việt còn là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ qua những bộ gia phả. 

Mai Hoa (sưu tầm, biên soạn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
216 trang
20,5 x 29,5 cm

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm

Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Khương Đình (1930 - 2015)

 Khương Đình nằm ở phía tây nam Hà Nội là một miền đất có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Trải qua bao biến đổi, Khương Đình trở thành nơi hội tụ của bốn phương, các thế hệ cư dân ở đây dù là những người định cư lâu năm hay từ nhiều nơi khác đến lập nghiệp, đều đồng lòng hợp sức, xây dựng quê hương anh dũng kiên cường trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

 

Ban Chấp hành Đảng bộ phường Khương Đình
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
212
14,5 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)