Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Di tích Tây Hồ

 Cuốn Di tích Tây Hồ do UBND quận Tây Hồ phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, xuất bản năm 2016. Cuốn sách giới thiệu tất cả 66 di tích, trong đó 37 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố để người dân sinh sống xung quanh Hồ Tây cũng như đông đảo người dân Thủ đô và cả nước biết bên cạnh một thắng cảnh phong thuỷ hữu tình con người hiền hậu, xung quanh Hồ Tây còn là nơi hội tụ nhiều điểm di tích lịch sử - văn hoá và di tích cách mạng.

Tác giả: Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 384
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 4.75)
Giới thiệu về sách:

Giữa lòng Thủ đô đông đúc, tấp nập lại có một hồ nước rộng, sáng như gương, sóng vỗ dạt dào, thời Bắc thuộc tưởng nơi đây là Thuỷ quốc nên gọi là hồ Lãng Bạc. Hồ mịt mù khói toả nên thời Lý - Trần gọi là hồ Dâm Đàm. Hồ cong cong như vầng trăng khuyết nên gọi là hồ Nga My. Hồ ở phía tây kinh thành Thăng Long, phong cảnh mỹ lệ nên từ thời Lê đến nay gọi là Hồ Tây.

Không chỉ là một thắng cảnh đẹp, là tài sản vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất ngàn năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội mà Hồ Tây còn là một vùng địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra biết bao người con ưu tú góp công xây dựng và bảo vệ đất nước. Những con người đó không chỉ góp phần cho Hồ Tây thêm đẹp về cảnh sắc, tâm hồn mà cùng với đó là sự phong phú về văn hoá tâm linh với đền, miếu, mộ chí danh nhân… Để người dân sinh sống xung quanh Hồ Tây cũng như đông đảo người dân Thủ đô và cả nước biết bên cạnh một thắng cảnh phong thuỷ hữu tình con người hiền hậu, xung quanh Hồ Tây còn là nơi hội tụ nhiều điểm di tích lịch sử - văn hoá và di tích cách mạng, năm 2000, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ đã xuất bản cuốn sách Danh tích Tây Hồ, giới thiệu 23 di tích đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng (tính thời điểm đó), năm 2012 đã xuât bản Di tích Tây Hồ giới thiệu 42 di tích còn lại.

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập quận Tây Hồ, Quận uỷ, HĐND, UBND quận chỉ đạo biên soạn cuốn Di tích Tây Hồ trên cơ sở hai cuốn đã xuất bản có bổ sung chỉnh sửa. Cuốn sách này giới thiệu tất cả 66 di tích, trong đó 37 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố. Ngoài những di tích được giới thiệu ở đây, trên địa bàn Tây Hồ còn một số ngôi miếu và nhà thờ quá nhỏ, không đủ tư liệu nên ban biên soạn không đưa vào cuốn sách này.

Quận uỷ, HĐND, UBND quận Tây Hồ cùng Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách Di tích Tây Hồ tới nhân dân Tây Hồ cùng bạn đọc Thủ đô và cả nước.

Sách cùng chuyên mục

60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954-2014)

Cuốn sách “60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954 – 2014)” là một ấn phẩm ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Ban Tuyên giáo Thành uỷ thực hiện. Với nội dung khá đầy đặn về toàn cảnh báo chí Hà Nội trong 60 năm qua, khi đọc cuốn sách, người đọc không chỉ nhận thấy sự lớn mạnh của hệ thống báo chí Thủ đô với số lượng các cơ quan báo chí ngày càng tăng, chất lượng ngày càng được nâng cao, đội ngũ người làm báo ngày càng lớn mạnh, xuất hiện ngày càng nhiều cây bút tài năng, tâm huyết với nghề; mà qua đó còn thấy rõ sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
532 trang
16 x 24 cm

Đường tới dinh Độc Lập

Cuốn sách “Đường tới dinh Độc Lập” củanhà báo Đào Nguyễn do Nhà xuất bản ấn hành đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước 30-4-1975. Đây là câu chuyện về một phần cuộc đời có thể nói là quan trọng nhất của những anh lính xe tăng 390, 866, 846 cũng như đại đội tăng 4 trong đội hình của Lữ đoàn tăng 203 tiến vào dinh Độc Lập trong thời khắc quan trọng nhất của cuộc chiến tranh: giải phóng Sài Gòn - trung tâm đầu não của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Đào Nguyễn
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
88 trang
13,5 x 20,5 cm

Những bông hoa đẹp - tập XXIII

 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc biểu dương “Người tốt, việc tốt”. Người căn dặn: “Lấy gương người tốt, việc tốt trong quần chúng nhân dân để giáo dục lẫn nhau, là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn”. 

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
408 trang
15 x 22 cm

Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Nộn (1930 - 2017)

 

Xã Xuân Nộn nằm ở vị trí phía bắc của huyện Đông Anh, là vùng đất ven sông Cà Lồ - phân lưu của sông Hồng, do vậy vùng đất này đã được chọn là địa bàn quần cư, sinh sống của cư dân Việt cổ từ rất sớm.

Xuân Nộn gồm có 5 làng cổ: Lương Quy (Kim Lớn), Đường Yên (Kim Con), Xuân Nộn (Bẽ), Đình Trung (Nhạn Đình), Đường Nhạn (Nhạn Đường), Kim Tiên (Tươn) và khu dân cư mới chợ Kim.

Huyện Đông Anh thành phố Hà Nội - Đảng ủy - HĐND - UBND xã Xuân Nộn
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
412 trang
14,5 x 20,5 cm

Kiên trung bất khuất, tập 4

  Qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã có hàng vạn người con ưu tú của Thủ đô bị địch bắt, tù đày, hàng ngàn chiến sĩ cộng sản bị tra tấn dã man, nhiều người bị thương tật, tàn phế, nhiều người đã anh dũng hy sinh. Nhưng các chiến sĩ cách mạng bị giam trong ngục tù của đế quốc vẫn kiên trung bất khuất, giữ trọn khí tiết của người cộng sản, giữ vững ý chí của người cách mạng với niềm tin son sắt vào thắng lợi cuối cùng.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ban Đại diện các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
252
14.5 x 20.5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)