Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Gia phả dòng tộc

 Cội rễ, gốc gác với nhiều người Việt Nam thật đơn giản mà ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với gốc đa, giếng nước, sân đình, những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam, cội rễ với đa phần người Việt còn là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ qua những bộ gia phả. 

Tác giả: Mai Hoa (sưu tầm, biên soạn)
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2017
Tổng số trang: 216 trang
Kích thước: 20,5 x 29,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 

Gia phả là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, vai trò và công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ… trong thời đại mà họ đã sinh ra và lớn lên. Đây chính là văn bản thể hiện tinh thần tri ân tổ tiên, hướng về quá khứ, biến đó thành động lực cho cuộc sống hôm nay. Ngày nay, việc viết gia phả để ghi chép lại những điều cần nhớ về cội nguồn của từng dọc tộc đã trở nên khá phổ biến và đây là công việc đó đòi hỏi tính hệ thống, chính xác. Nhằm giúp bạn đọc định hình cách viết gia phả khoa học, hợp lý cũng như hiểu rõ thêm về nguồn gốc, các khái niệm trong gia phả, tác giả Mai Hoa đã sưu tầm và biên soạn cuốn “Gia phả dòng tộc”. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên những tập tục trong đời sống của người Việt cũng như chỉ ra các phong tục lạc hậu, cổ xưa, không phù hợp với nếp sống mới cần loại bỏ để người đọc có thêm tư liệu tham khảo.

Ngoài Lời dẫn sách được chia làm 7 chương: Giới thiệu về gia phả; Gia phả, dòng họ và huyết thống; Cách lập gia phả; Mẫu lập gia phả; Giải thích thuật ngữ, từ vựng; Phong tục Việt Nam về bàn thờ, hương hỏa; Mẫu văn khấn.

Sách được biên soạn với nội dung rõ ràng, dễ hiểu, những tập tục được đề cập chi tiết; các khái niệm liên quan được giải thích cụ thể mang tính tham khảo.

 

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu!

Sách cùng chuyên mục

Ký ức sư đoàn

 Để tiếp tục ghi dấu những truyền thống vẻ vang của hội qua các mặt đời sống, chiến đấu, công tác…, Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 7 Hội Truyền thống Trường Sơn F470 ngày 9/1/2016 đã ra nghị quyết và kế hoạch 47/VPH ngày 16/3/2016 về xuất bản sách “Ký ức sư đoàn” tập 2.  Đây là một thành công lớn của Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Việt Nam -  Sư đoàn 470.

 

Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Việt Nam - Sư đoàn 470
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm

Trung đoàn Thủ đô anh hùng 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành

 Gắn với sự kiện vẻ vang đó là kỷ niệm 70 năm Trung đoàn Thủ đô ra đời (6/1/1947- 6/1/2016), từ cuộc chiến đấu “Quyết tử để tổ quốc quyết sinh” giữa vòng vây bốn bề ở Liên khu I Hà Nội. Ban Liên lạc truyền thống cựu chiến binh trung đoàn Thủ đô phối hợp với Ban Tuyên giáo thành uỷ Hà Nội tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn sách: “Trung đoàn Thủ đô anh hùng 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành”.

Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội – Ban Liên lạc Truyền thống Cựu chiến binh Trung đoàn Thủ đô
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
160 trang
25x25cm

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm

Tiến sĩ Phạm Quang Nghị và cuốn sách “Xin chữ”

 Nhà xuất bản Hà Nội vừa xuất bản cuốn sách “Xin chữ” - TS. Phạm Quang Nghị với 535 trang viết đầy tâm huyết của tác giả về những bài đã đăng, đã công bố cùng những bài TS. Phạm Quang Nghị vừa viết gần đây.

TS. Phạm Quang Nghị
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
535
16x24cm

Đông Anh với nghìn năm Thăng Long - Hà Nội

Nằm ở phía tây bắc Thăng Long, huyện Đông Anh có vị trí trọng yếu và có nhiều mối quan hệ mật thiết về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục với Thăng Long, từng được nhà Sử học Phan Huy Chú ghi nhận là nơi tụ khí, tinh hoa. Qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ cư dân trong huyện chung lưng đấu cật, vật lộn với những bất lợi của tự nhiên để khai phá và cải tạo đất đai, lập nên làng xóm trù mật. Dựa trên nền kinh tế nông nghiệp ruộng nước, kết hợp các nghề thủ công, cư dân các làng hình thành một thiết chế làng – xã chặt chẽ, gắn tình cảm và trách nhiệm của mỗi thành viên với cộng đồng.
Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Đông Anh
NXB Hà Nội
2010
740 trang
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)