Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Lịch sử phụ nữ huyện Đông Anh (1930-2016)

 Phụ nữ Việt Nam “anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang”, những phẩm chất cao quý đó luôn được phát huy trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Với mục đích ghi lại những đóng góp to lớn của phụ nữ Đông Anh vào những chiến công và thành tích chung của nhân dân huyện Đông Anh trong những chặng đường đã qua, Ban Chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Anh đã tổ chức sưu tầm và biên doạn cuốn Lịch sử Phụ nữ huyện Đông Anh (1930-2016).  Cuốn sách được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành quý III năm 2016.

Tác giả: Hội liên hiệp Phụ nữ Đông Anh
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 368 trang
Kích thước: 14,5 x 20,5cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 Ngoài phần mở đầu giới thiệu khái quát những đặc điểm truyền thống lịch sử của quê hương Đông Anh, cuốn sách gồm 5 chương ghi lại những chặng đường lịch sử đầy gian lao thử thách những cũng rất vẻ vang và đáng tự hào của phụ nữ Đông Anh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đông Anh. Trải qua các thời kỳ từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cùng những bước chuyển mình cùng cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phụ nữ Đông Anh nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung luôn phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần to lớn vào những thắng lợi  của huyện, của Thủ đô và đất nước. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay, phụ nữ Đông Anh ngày càng phát huy sự sáng tạo, năng động, chủ động trong mọi lĩnh vực. Họ đang ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình trên tất cả các lĩnh vực và các hoạt động xã hội. Song họ vẫn luôn là những người “giữ lửa” cho sự yên vui, hạnh phúc của các gia đình. Dù ở vai trò hay cương vị nào, phụ nữ Đông Anh nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung vẫn luôn là những người “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Trải qua các thời kỳ lịch sử, phụ nữ Đông Anh đang tiếp nối truyền thống cha anh, góp phần tô thắm những trang sử hào hùng, vẻ vang của huyện, Thủ đô và cả nước.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Sách cùng chuyên mục

Văn hóa Việt Nam thường thức

Với mong muốn phổ cập tri thức văn hoá trên hầu khắp mọi lĩnh vực, Chủ biên Nguyễn Tiến Dũng và tập thể ban biên soạn - những người có tâm huyết với  văn hóa đất nước đã biên soạn cuốn sách Văn hóa Việt Nam thường thức với mục đích lớn nhất là giúp bạn đọc dễ hiểu, dễ tra cứu khi cần thiết, có cái nhìn tổng quan về văn hóa Việt Nam như nó vốn có. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2018.

Nguyễn Tiến Dũng
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
672 trang
24 x 24cm

Thăng Long Hà Nội 1000 sự kiện lịch sử

 Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, Thăng Long - Hà Nội nơi diễn ra và chứng kiến bao sự kiện lớn lao, bao thăng trầm của lịch sử của mảnh đất này nói riêng của dân tộc Việt Nam nói chung. Đó là quá trình bồi đắp và tích tụ nên truyền thống văn hóa ngàn năm của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. 

Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
788 trang
14x20,5cm

Tài liệu lịch sử Hà Nội

 Một trong những yêu cầu của chương trình hiện hành môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là coi trọng đúng mức nội dung lịch sử địa phương, coi lịch sử địa phương là bộ phận quan trọng, có mối quan hệ và tác động qua lại đến lịch sử dân tộc, là một phần của lịch sử dân tộc. 

Ngô Thị Hiền Thuý (chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
68 trang
17 x 24cm

Kể chuyện Ba sẵn sàng

 “Kể chuyện Ba sẵn sàng” tái hiện bức tranh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ những ngày tháng gian khổ, ác liệt nhất. Nghe theo tiếng gọi của phong trào “Ba sẵn sàng” khởi xướng từ Đoàn Thanh niên Thành phố Hà Nội ngày 09/8/1964, hàng triệu thanh niên đã hăng hái tham gia quân đội và lực lượng thanh niên xung phong lên đường bảo vệ Tổ quốc, với tinh thần «quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. 

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Thành phố Hà Nội và đồng chí Vũ Hữu Loan
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
172 trang
15x22cm

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm