Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Tác giả: Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2017
Tổng số trang:
Kích thước: 14,5x20,5cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 

Để cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã hiểu rõ hơn về quê hương từ khi tiếp nhận ánh sáng cách mạng của Đảng, từ đó nâng cao lòng tự hào và tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp vào công cuộc xây dựng quê hương, năm 1987, Đảng bộ xã Thụy Lâm tổ chức biên soạn cuốn Lịch sử 40 năm đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thụy Lâm (1945 - 1985) do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành. Cuốn sách đã nêu bật được những diễn biến chính của lịch sử cách mạng xã Thụy Lâm trong 40 năm kể từ Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tập trung vào những đóng góp của cán bộ và nhân dân trong các cuộc kháng chiến và những đổi thay của địa phương từ hòa bình lập lại đến năm 1985.

 

Thực hiện chỉ thị của Huyện ủy Đông Anh về đẩy mạnh công tác sưu tâm, biên soạn lịch sử cách mạng các xã và ngành, tháng 1 năm 2011, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Thụy Lâm quyết định tổ chức biên soạn một cách có hệ thống toàn bộ phần lịch sử văn hóa và phần lịch sử cách mạng (giai đoạn từ 1985 đến nay); đồng thời bổ sung một số điểm về lịch sử các mạng giai đoạn từ 1945 - 1985.

 

Cuốn Thụy Lâm - truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng được hoàn thành với tinh thần trách nhiệm cao, với trí tuệ và công sức của các đồng chí cách mạng lão thành, các gia đình cơ sở cách mạng, của các ban ngành, đoàn thể trong xã, sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn.

 

Ngoài lời giới thiệu, phục lục  cuốn sách được chia làm hai phần chính:

 

Phần thứ nhất: Truyền thống lịch sử - văn hóa

 

Chương 1: Sự hình thành làng xã Thụy Lâm và kết cấu kinh tế - xã hội truyền thống

 

Chương 2: Vùng quê văn hiến xứ Kinh Bắc

 

Phần thứ hai: Truyền thống cách mạng

 

Chương 3: Khởi nghĩa giành chính quyền và kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

 

Chương 4: Phát triển kinh tế - xã hội trong hoa bình và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975)

 

Chương 5: Khôi phục kinh tế sau ngày đất nước thống nhất, thự hiện công cuộc đổi mới (1975 - 2015)

 

Cuốn sách này còn là công trình thể hiện sự tri ân của nhân dân và cán bộ xã Thụy Lâm đối với các thế hệ tiền nhân có công xây dựng và phát triển làng xã, tri ân các bậc lão thành cách mạng đã có công gây dựng phong trào cách mạng xã Thụy Lâm, tri ân các Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh xương máu vì nền độc lập tự do của dân tộc; tri ân các thế hệ cán bộ đã có công gây dựng và phát triển các phong trào cách mạng xã Thụy Lâm 70 năm qua.

 

Nhà xuất bản trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!

Sách cùng chuyên mục

Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội

Cuốn sách “Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội” do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2016. Cuốn sách ra đời góp phần bảo tồn một dòng tranh quý, khẳng định giá trị và vị trí quan trọng của nó trong kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu về tranh Hàng Trống của đông đảo bạn đọc.

Phan Ngọc Khuê
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
572 trang
16 x 24 cm

Làng Cự Đà xưa và nay

 Cự Đà là một làng Việt cổ. Xưa kia thuộc xã Hạ Thanh Oai, tổng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Đầu thế kỷ XX là xã Cự Đà, tổng Tả Thanh Oai tỉnh Hà Đông. Nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. 

Vũ Kiêm Ninh
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
176 trang
14,5 x 20,5 cm

Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Nộn (1930 - 2017)

 

Xã Xuân Nộn nằm ở vị trí phía bắc của huyện Đông Anh, là vùng đất ven sông Cà Lồ - phân lưu của sông Hồng, do vậy vùng đất này đã được chọn là địa bàn quần cư, sinh sống của cư dân Việt cổ từ rất sớm.

Xuân Nộn gồm có 5 làng cổ: Lương Quy (Kim Lớn), Đường Yên (Kim Con), Xuân Nộn (Bẽ), Đình Trung (Nhạn Đình), Đường Nhạn (Nhạn Đường), Kim Tiên (Tươn) và khu dân cư mới chợ Kim.

Huyện Đông Anh thành phố Hà Nội - Đảng ủy - HĐND - UBND xã Xuân Nộn
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
412 trang
14,5 x 20,5 cm

Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự

 Để hệ thống lại những sự kiện liên quan đến vấn đề Nam Bộ kháng chiến một cách đầy đủ, tổng quát và chính xác, dựa vào nguồn tài liệu lưu trữ hiện có, năm 2007 Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã tổ chức biên soạn và xuất bản sách “Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) qua tài liệu lưu trữ”. Sau cuốn sách có tính khái quát cao, bao gồm hầu hết các tiêu đề hồ sơ tài liệu và tóm tắt những sự kiện quan trọng về cuộc kháng chiến ở Nam Bộ này, các cuốn công bố toàn văn theo các chuyên đề lần lượt ra mắt độc giả. Một trong những cuốn đó là Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự được biên soạn và xuất bản.

Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
900
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)