Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Tác giả: Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2017
Tổng số trang:
Kích thước: 14,5x20,5cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 

Để cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã hiểu rõ hơn về quê hương từ khi tiếp nhận ánh sáng cách mạng của Đảng, từ đó nâng cao lòng tự hào và tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp vào công cuộc xây dựng quê hương, năm 1987, Đảng bộ xã Thụy Lâm tổ chức biên soạn cuốn Lịch sử 40 năm đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thụy Lâm (1945 - 1985) do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành. Cuốn sách đã nêu bật được những diễn biến chính của lịch sử cách mạng xã Thụy Lâm trong 40 năm kể từ Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tập trung vào những đóng góp của cán bộ và nhân dân trong các cuộc kháng chiến và những đổi thay của địa phương từ hòa bình lập lại đến năm 1985.

 

Thực hiện chỉ thị của Huyện ủy Đông Anh về đẩy mạnh công tác sưu tâm, biên soạn lịch sử cách mạng các xã và ngành, tháng 1 năm 2011, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Thụy Lâm quyết định tổ chức biên soạn một cách có hệ thống toàn bộ phần lịch sử văn hóa và phần lịch sử cách mạng (giai đoạn từ 1985 đến nay); đồng thời bổ sung một số điểm về lịch sử các mạng giai đoạn từ 1945 - 1985.

 

Cuốn Thụy Lâm - truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng được hoàn thành với tinh thần trách nhiệm cao, với trí tuệ và công sức của các đồng chí cách mạng lão thành, các gia đình cơ sở cách mạng, của các ban ngành, đoàn thể trong xã, sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn.

 

Ngoài lời giới thiệu, phục lục  cuốn sách được chia làm hai phần chính:

 

Phần thứ nhất: Truyền thống lịch sử - văn hóa

 

Chương 1: Sự hình thành làng xã Thụy Lâm và kết cấu kinh tế - xã hội truyền thống

 

Chương 2: Vùng quê văn hiến xứ Kinh Bắc

 

Phần thứ hai: Truyền thống cách mạng

 

Chương 3: Khởi nghĩa giành chính quyền và kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

 

Chương 4: Phát triển kinh tế - xã hội trong hoa bình và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975)

 

Chương 5: Khôi phục kinh tế sau ngày đất nước thống nhất, thự hiện công cuộc đổi mới (1975 - 2015)

 

Cuốn sách này còn là công trình thể hiện sự tri ân của nhân dân và cán bộ xã Thụy Lâm đối với các thế hệ tiền nhân có công xây dựng và phát triển làng xã, tri ân các bậc lão thành cách mạng đã có công gây dựng phong trào cách mạng xã Thụy Lâm, tri ân các Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh xương máu vì nền độc lập tự do của dân tộc; tri ân các thế hệ cán bộ đã có công gây dựng và phát triển các phong trào cách mạng xã Thụy Lâm 70 năm qua.

 

Nhà xuất bản trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!

Sách cùng chuyên mục

Thế sự và Mắt nhìn

Trong vòng 30 năm qua, nhiều biến động dữ dội và bất ngờ đã diễn ra trong đời sống quốc tế, tác động sâu sắc đến tất cả các nước trong đó có Việt Nam - quốc gia nằm ở một trong những vùng xung yếu nhất của thế giới hiện đại. Các trục quan hệ, các tầng lợi ích đan cài vào nhau hết sức phức tạp và nhạy cảm làm cho việc nhìn nhận, phân tích thế sự trở thành một thách thức lớn đối với các nhà bình luận thời cuộc. Trong bối cảnh đó, Hồ Quang Lợi là cây bút chính luận ngày càng được chờ đợi, tin cậy và mến mộ.

Hồ Quang Lợi
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
380 trang
14,5 x 20,5 cm

Trung đoàn Thủ Đô – Ngày về vinh quang

Trung đoàn Thủ Đô - ngày về vinh quang là nhan đề cuốn sách do Ban Liên lạc truyền thống cựu chiến binh Trung đoàn Thủ Đô biên soạn dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành hướng đến chào mừng kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2014) đồng thời tri ân những chiến sĩ “cảm tử” của Trung đoàn Thủ Đô anh hùng, những người con đã sống, chiến đấu và hy sinh cho mảnh đất này.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
468 trang
16 x 24 cm

Tìm chơi cổ vật Việt

Cuốn sách “Tìm chơi cổ vật Việt – The hobbies for research of Viet ancient antiques” của chuyên gia nghiên cứu và sưu tầm cổ vật có tiếng tác giả Đào Phan Long sẽ giới thiệu những hình ảnh cổ vật Việt với giá trị văn hoá hữu hình mang đạm dấu tích văn hoá Việt cổ. Cuốn sách là lời tự sự, là hồi cố với những chia sẻ kinh nghiệm và sở thích của tác giả qua bộ sưu tập của chính mình về thú chơi cổ vật. Cuốn sách được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2015.

Đào Phan Long
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
188 trang
19 x 25 cm

Lịch sử cách mạng phường Yên Phụ (1930-2013)

Nằm ở cửa ô phía tây bắc cách trung tâm thành phố không xa, địa bàn phường Yên Phụ một bên giáp với sông Hồng, một bên giáp với hồ Tây - thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, lớp lớp cư dân nơi đây đã đoàn kết, chung tay tạo dựng truyền thống tốt đẹp: lao động cần cù, mở mang làng xóm, phát triển kinh tế, kiên cường bất khuất chiến đấu giữ làng, giữ nước. Yên Phụ còn nổi tiếng với những di tích lịch sử văn hóa như đình Yên Phụ, chùa Trần Quốc… thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, vãn cảnh và lễ chùa.

Ban Chấp hành Đảng bộ phường Yên Phụ
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
256 trang
14,5 x 20,5 cm

Giản yếu sử Việt Nam - Công trình vì một tình yêu sử học

Lâu nay, người ta nói nhiều đến việc học sinh không còn yêu thích môn sử học, không thiết tha với việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa nước nhà. Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó một phần quan trọng đó là các chương trình dạy và học sử thường đơn điệu, cung cấp quá nhiều dữ kiện phải nhớ, phải thuộc… Chính vì vậy, nhiều khi học sinh, sinh viên học sử xong rồi lại quên ngay. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy nhiều người còn không phân biệt được tên của những danh nhân văn hóa, những anh hùng dân tộc của nước nhà. Điều đáng buồn đó day dứt trong lòng nhiều nhà nghiên cứu, nhà viết sử, trong đó có tác giả Đặng Duy Phúc.

Đặng Duy Phúc
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
704 trang
14,5 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)