Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Văn học nghệ thuật
Một giọt đàn bà

 Là một tác giả trẻ nhưng Nguyễn Ngọc Thạch lại có nhiều tác phẩm về các đề tài gai góc của xã hội với những tác phẩm như: Lòng dạ đàn bà, Con đồng tính, Chênh vênh hai lăm.... Một giọt đàn bà cũng là một tập truyện ngắn cùng chủ đề của Nguyễn Ngọc Thạch. Sách được in lần đầu tại Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin và được Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần Lim - Hà Nội ấn hành lần 2 năm 2017.

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thạch
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2017
Tổng số trang: 360 trang
Kích thước: 12x20cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 

Một giọt đàn bà là 15 câu chuyện về số phận, cuộc đời của những người đàn bà, họ tuy tuổi đời hơn kém, thân phận sang hèn khác nhau, ở những địa vị, không gian đô thị, nông thôn khác biệt… nhưng đều bất hạnh, gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống, tình yêu và hôn nhân. Có những người không vượt qua được định kiến xã hội, không vượt qua được hoàn cảnh đã gục ngã, nhưng cũng có người đã vượt lên khỏi số phận và hoàn cảnh nghiệt ngã để sống và khẳng định được bản lĩnh của mình.

Ngay từ lời đề từ thay cho lời giới thiệu, Nguyễn Ngọc Thạch đã khẳng định: “Hầu hết những nhân vật đàn bà tôi tạo ra thường hút thuốc, uống rượu, sẵn sàng làm tình với thằng đàn ông mình thích, và có thể đá nó xuống khỏi giường nếu không cảm thấy vui. Nhưng cuối cùng, khi yếu lòng nhất, đàn bà cũng tìm một khuôn ngực đàn ông, nóng hổi, áp mặt vào mà khóc cho thỏa cơn đau”. Những câu chuyện, những nhân vật của Nguyễn Ngọc Thạch mang đến cho người đọc những cung bậc xúc cảm khác nhau: sự xót thương, cảm thông chia sẻ, sự căm phẫn... Nhưng đằng sau đó là những giá trị nhân văn sâu sắc về cuộc sống, tình yêu thương và lòng nhân hậu của người phụ nữ. Đó cũng là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến độc giả, đặc biệt là những người nam giới - hãy yêu thương một nửa của mình.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Sách cùng chuyên mục

Vũ Thiện Đễ cuộc đời và tác phẩm

Đã nhiều năm chúng tôi lặn lội gặp gỡ các cụ ở dòng họ Phạm, họ Bùi ở Tam Đăng, Yên Trung thuộc Đại An; họ Vũ ở Bách Cốc Vụ Bản; họ Đinh, họ Lã ở Thượng Động Phong để tập hợp tư liệu. Số thơ văn của cụ Vũ Thiện Đễ quê ở Bách Cốc Vũ Bản, người từng làm quan Tri huyện Thanh Hà, Binh bộ Tham tri, Tuần phủ Ninh Bình Hà Nam thời Nguyễn mạt, đã được ước 200 bài, theo đó tiêu đề Thuận Trai thi tập ước hơn 100 bài, rải rác tại các gia phả và biên chép của các nhà ước 100 bài. Số rải rác này có bài chép từ di cảo cảu ông Khiếu Chân Mỹ, người đã dậy ông Vũ sau thân sinh ông và tập Vũ gia tiện dụng yếu lãm của ông Vũ, do ông Lý Lại ở Thuận Hậu Nghĩa Hưng lưu giữ.

Dương Văn Vượng - Vũ Thiện Lộc - Phạm Văn Huyên - Cao Thi Nga - Dương Văn Hòe
Nhà xuất bản Hà Nội
2013
514 trang
16 x 24 cm

Con đường này tiếp đến cửa miệng một ai đó

“Con đường này tiếp đến cửa miệng một ai đó” là tuyển tập thơ và truyện ngắn của nữ nhà văn, nhà thơ Nhật Bản Hachikai Mimi, người từng nhận được nhiều giải thưởng văn học danh giá của xứ sở hoa anh đào.

Hachikai Mini
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
152 trang
13 x 20,5 cm

Ngày về chiến thắng (1954-2014)

Cách đây 60 năm, với chiến thắng Điện Biên phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cậu”, thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng. Trong niềm vui chung đó, những người con yêu dấu là những chiến sĩ cách mạng, chiến sĩ yêu nước bị bọn thực dân đế quốc bắt giam, giam cầm ở nhiều nhà tù, trại giam trên khắp đất nước ta đã chiến thắng trở về, tiếp tục công tác và chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc vì hạnh phúc của nhân dân ta. Kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng thủ đô, các thế hệ chiến sĩ cách mạng thành phố Hà Nội bị địch bắt tù đầy từ thời kỳ cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ đã tìm đến với nhau để ôn lại những năm tháng hào hùng không thể nào quên trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Để lưu lại những kỷ niệm của ngày gặp mặt đày cảm xúc ấy, Ban Đại diện các chiến sĩ bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản cuốn kỷ yếu cuộc gặp mặt dưới nhan đề “Ngày về chiến thắng (1954-2014)”. Cuốn sách được ấn hành quý I năm 2015.

Ban đại diện chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy thành phố Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
56 trang
13 x 20.5 cm

Hà Nội thanh lịch

 Hoàng Đạo Thúy là nhà giáo dục, nhà biên khảo, nhà hoạt động văn hóa xã hội nổi tiếng ở Việt Nam. “Hà Nội thanh lịch” là cuốn khảo cứu công phu của ông về Hà Nội. Đây không phải sách lịch sử mà chỉ là những ký ức của Hoàng Đạo Thúy về địa lý - lịch sử - văn hóa Hà Nội từ 1945 ngược về trước. Trong cuốn sách này, người đọc sẽ bắt gặp những đề tài khá lạ lẫm, ít người đụng bút như “Chữa bệnh”, “Hội Tây”, “Cho vay lãi”,… bên cạnh đó có những chủ đề đậm tính thị dân như “Việc vui mừng, đám cưới”, “Đi lễ”. Thời buổi lòng tin giảm sút nghiêm trọng, việc “thanh lịch” của Hà Nội bị nghi ngờ cũng là điều dễ hiểu nên ở bài “Thanh lịch”, tác giả không viết theo kiểu tự biện mà kể những chuyện trong nhà mình, hàng phố, bè bạn ở trong chuyện lớn như tiếp khách, quan hệ trên dưới đến xưng hô trong nhà, ăn mặc,… Qua đó người đọc sẽ thấy một Hà Nội thanh lịch thật, là “nơi tập hợp tinh hoa của tứ tuyên”. Nhưng Thăng Long không chỉ có tinh hoa mà còn có cả thứ thô ráp, học làm sang, sĩ diện mà Hoàng Đạo Thúy gọi là “kiểu cách”, “thanh lịch giả”.

Hoàng Đạo Thúy
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
284 trang
14 x 20,5 cm

Anh từng hứa sẽ không quên

 

Tiểu thuyết nói về một câu chuyện tình lãng mạn của hai em học sinh cấp 3. Đó là Takashi và Oribe Azusa.

Nhà xuất bản Hà Nội
2018
304 trang
14 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)