Viết về tấm gương phụ nữ Việt Nam tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang
Nhằm tuyên truyền, giáo dục những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của ngưới phụ nữ Việt Nam, Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ ngành Giáo dục Đắk Lắk đã tổ chức cuộc thi viết về những tấm gương phụ nữ Việt Nam tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang và viết về người mẹ. Để ghi dấu thành công của cuộc thi, đồng thời tạo sức lan toả ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục, Ban Tổ chức đã tuyển chọn các bài viết đạt giải để in thành cuốn sách “Viết về những tấm gương phụ nữ Việt Nam tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.
Tác giả:
Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ ngành Giáo dục Đắk Lắk
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản:
2015
Tổng số trang:
152 trang
Kích thước:
15 x 21 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 5 - Trung bình: 4.80)
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đều có dấu ấn, bóng dáng đóng góp của những người phụ nữ. Đã có nhiều thế hệ và rất nhiều tấm gương phụ nữ sáng ngời về lòng trung thành với Tổ quốc, về đức hy sinh, tinh thần dũng cảm, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc đến cùng và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. Phát huy những đức tính tốt đẹp đó, người phụ nữ trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước còn cần phải phấn đấu rèn luyện 4 phẩm chất cốt lõi “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Nhằm tuyên truyền, giáo dục những phẩm chất đạo đức này, Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ ngành Giáo dục Đắk Lắk đã tổ chức cuộc thi viết về những tấm gương phụ nữ Việt Nam tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang và viết về người mẹ. Để ghi dấu thành công của cuộc thi, đồng thời tạo sức lan toả ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục, Ban Tổ chức đã tuyển chọn các bài viết đạt giải để in thành cuốn sách “Viết về những tấm gương phụ nữ Việt Nam tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.
Cuốn sách gồm 20 bài viết, chia làm hai phần. Phần một: Phụ nữ Việt Nam tự tin, tự tọng, trung hậu, đảm đang, gồm 14 bài. Qua mỗi bài viết, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam không chỉ nhân hậu, đảm đang mà họ còn là những phụ nữ đầy tự tin, tự trọng ở thời kỳ mới. Mỗi bài viết đều để lại trong lòng người đọc những hình ảnh xúc động riêng biệt. Với giọng văn mượt mà, giàu hình ảnh, ngòi bút của em Nguyễn Chung Như Quỳnh, học sinh lớp 9A – THCS Nguyễn Tất Thành – CưM,gar, đã khắc hoạ chân thực một cô giáo mầm non và cũng là người mẹ vĩ đại của em, người đã tận tuỵ, 30 năm gắn bó với những em nhỏ Trường mầm non Thị trấn Ea Pốk. Bài viết Mẹ tôi - một cô giáo tận tuỵ với nghề của em Như Quỳnh đã đạt giải Nhất trong cuộc thi này. Phần hai: Từ hình ảnh người mẹ nghĩ về vai trò người phụ nữ trong gia đình, gồm 5 bài viết: Mẹ vẫn yêu thương con…; Ngày mẹ đến bên đời con; Mẹ là quê hương; Mẹ tôi!; Hãy biết ơn mẹ; Người giữ lửa mỗi nhà.
Sự hồn hậu của những người phụ nữ Tây Nguyên luôn đẹp như những bông hoa đại ngàn, với bản lĩnh đầy tự tin, tự trọng, họ đang ngày đêm góp phần xây dựng đất nước ngày một văn minh giàu đẹp. Cuốn sách là một món quà tinh thần vô giá, có ý nghĩa tuyên truyền giáo dục rất lớn đối với sự nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu!