Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Phụ nữ Thăng Long - Hà Nội

 Gia đình là tế bào của xã hội, cơ thể muốn khỏe mạnh thì từng tế bào phải khỏe mạnh. Mà phụ nữ là hạt nhân quyết định sự ổn định của gia đình. Mỗi người phụ nữ phải đảm nhiệm rất nhiều trọng trách trong gia đình. Họ vừa là con dâu, vừa là người vợ, người mẹ, người thầy của các con và cũng là người thầy thuốc của gia đình. Họ chăm lo, nuôi dạy con cái, sản xuất kinh doanh và tái tạo giống nòi để đảm bảo sự duy trì và phát triển xã hội.

Tác giả: Nguyễn Ngọc Mai
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 408
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 1.00)
Giới thiệu về sách:

 Trong bối cảnh vai trò của người phụ nữ ngày càng được xã hội quan tâm và hướng đến việc phát huy vai trò phụ nữ Thăng Long - Hà Nội trên các lĩnh vực như văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự, gia đình, v.v. Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản cuốn sách “Phụ nữ Thăng Long - Hà Nội”- một công trình nằm trong “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” giai đoạn II.

 Cuốn sách ra đời không chỉ có ý nghĩa thực tiễn trong việc tái khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ Thăng Long - Hà Nội nói riêng mà còn khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam nói chung đối với gia đình và xã hội. Đồng thời nêu lên được những phẩm chất nổi bật của phụ nữ Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử. Xét ở góc độ xã hội, cuốn sách ra đời cũng sẽ nâng cao nhận thức và tăng cường thái độ tích cực của người đọc đối với những đóng góp của người phụ nữ.

 Đây là một đề tài có tính khảo cứu chuyên sâu về phụ nữ Thăng Long - Hà Nội qua tất cả các giai đoạn lịch sử của Hà Nội từ trước đến nay. Do vậy nó là một đề tài hay và thú vị, mang ý nghĩa khoa học và giáo dục, trong chừng mực nào đó còn có tính thời sự rõ nét, khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng ở Việt Nam và ảnh hưởng mạnh mẽ tới toàn xã hội, tác động không nhỏ đến vai trò của phụ nữ nói chung và phụ nữ Thủ đô nói riêng. Vì thế, tập hợp lại những vấn đề về vai trò của phụ nữ trong lịch sử sẽ có tác dụng đối với hiện tại.

Tác giả đã có công rất lớn trong việc tìm kiếm, tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan để cho ra đời một cuốn sách công phu, dày dặn, vừa mang tính bao quát vừa mô tả chi tiết về vị thế của người phụ nữ Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ. Công sức lao động của tác giả góp phần làm nâng cao tri thức và tình cảm của người đọc đối với vai trò của người phụ nữ.

Với mong muốn đưa ra cái nhìn bao quát về vai trò, vị trí của người phụ nữ Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ từ thời phong kiến đến hiện đại và trong điều kiện hạn chế về nguồn tài liệu tham khảo, đặc biệt là nguồn tài liệu viết về phụ nữ ở những thời kỳ trước, cuốn sách thể hiện sự nỗ lực lớn của tác giả trong việc sưu tầm, chọn lọc tài liệu nhằm xây dựng chân dung của phụ nữ Thăng Long - Hà Nội một cách bao quát nhất.

Bố cục trình bày khá hợp lý, ngoài lời nhà xuất bản, lời tác giar, tài liệu tham khảo.

Phần mở đầu: Tác giả tìm hiểu một số nét khái quát về Thăng Long - Hà Nội từ thời tiền Thăng Long đến thời kỳ phong kiến với một số triều đại Lý, Trần, Lê - Mạc, Lê mạt và Trịnh - Nguyễn phân tranh và nhà Nguyễn kết thúc thời kỳ phong kiến. Tiếp đó là tìm hiểu Thăng Long – Hà Nội từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta cho đến nay.

Sau đó tác giả mới bắt đầu đi sâu vào từng chương:

Chương 1: Phụ nữ Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ: Phần này tác giả tìm hiểu phụ nữ Thăng Long dưới thời phong kiến; Phụ nữ Thăng Long dưới thời Pháp thuộc (1888 - 1945); Phụ nữ Thăng Long - Hà Nội trong và sau Cách mạng tháng Tám 1945 - 1954; Phụ nữ Hà Nội những năm 1954 - 1975 và 1975 đến nay.

Chương 2: Vai trò cử phụ nữ Thăng Long - Hà Nội trên các lĩnh vực như: phụ nữ Thăng Long và sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm; Vai trò của phụ nữ Thăng Long - Hà Nội trong các hoạt động chính trị xã hội; Phụ nữ Thăng Long - Hà Nội trong xây dựng và sáng tạo văn hóa; Phụ nữ Thăng Long – Hà Nội và nền kinh tế tiểu thủ công nghiệp - thương nghiệp; Vai trò của phụ nữ Thăng Long – Hà Nội trong gia đình - gia tộc.

Chương 3: Phát huy vai trò của phụ nữ Thăng Long - Hà Nội trong giai đoạn mới: Phần này tác giả nêu ra một số thuận lợi cơ bản cũng ngư những thách thức trong môi trường hội nhập và đa dạng thông tin. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra được một số định hướng kiến thức kỹ năng cần được trang bị cho phụ nữ.

Cuốn sách sẽ hứa hẹn nhiều điều thú vị và mang tới nhiều trải nghiệm mới cho bạn đọc. Cuốn sách ra đời là sự cố gắng rất lớn của tác gỉa. chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện cuốn sách trong những lần xuất bản sau.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc!

Sách cùng chuyên mục

Di văn thời Tây Sơn trên đất Thăng Long - Hà Nội

Phong trào Tây Sơn là một hiện tượng kỳ diệu trong lịch sử dân tộc. Đáng tiếc là nó tồn tại trong thời gian quá ngắn, lại bị triều Nguyễn sau đó tìm mọi cách xuyên tạc, lấp xoá các dấu vết, khiến ngày nay chúng ta có quá ít tài liệu để nghiên cứu. Công trình là một nỗ lực sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu các di văn ra đời trên vùng đất “nghìn năm văn hiến” dưới hai triều Quang Trung và Quang Toản, nhằm góp phần làm sống lại nhiều giá trị đã bị mai một của một phong trào nông dân khởi nghĩa lớn nhất nước ta cuối thế kỷ XVIII.
PGS. Trần Nghĩa (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
860 trang
16x24cm

Giới thiệu cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương”

Thủ đô của một đất nước bao giờ cũng là đầu não kinh tế - chính trị - văn hóa là nơi tập trung trí tuệ, tài năng trên mọi lĩnh vực là nơi hội tụ tinh hoa của tất cả các vùng miền, Hà Nội - Tràng An, đất kinh sư của muôn đời cũng không nằm ngoài quy luật đó, luôn đề cao vấn đề văn hóa, coi trọng phẩm chất người Hà Nội hào hoa, tinh tế, thanh lịch, văn minh. Phẩm chất Hà Nội gắn với văn hóa Hà Nội, mà trong văn hóa có một bộ phận hết sức quan trọng chính là văn học - nhất là khi nghiên cứu nó như một hình thái ý thức xã hội đặc thù.

Bùi Việt Thắng
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
320
14,5x20,5

Tìm hiểu lễ hội ở Hà Nội

Từ trước đã có nhiều tác phẩm viết về đề tài này (kể cả kịch bản “10 lễ hội tiêu biểu của Hà Nội” do PGS Phan Khanh xây dựng), tuy nhiên đây là một đề tài được biên soạn lại trên cơ sở những nghiên cứu, tích luỹ của tác giả trong nhiều năm qua. Đề tài đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về lễ hội ở Hà Nội, tìm ra những nét đặc trưng, những vấn đề lịch sử và vai trò của lễ hội trong đời sống chính trị, văn hoá, tâm linh của người Hà Nội.
PGS.TS Lê Hồng Lý
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
400 trang
16x24 cm

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09
PGS.TS. Võ Quang Trọng (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
296 trang

Giới thiệu sách “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)”

Phong trào Thơ mới là một trào lưu thơ ca có vai trò quan trọng trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại. Tuy chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng với những cách tân lớn lao về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật, phong trào đã mở ra một thời đại mới cho nền thi ca dân tộc. Đã có rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về phong trào Thơ mới trên tất cả các phương diện tuy nhiên chưa có công trình nào mang tính hệ thống lại toàn bộ lịch sử hình thành, phát triển của phong trào theo hình thức biên niên. Với sự cần thiết đó, đề tài “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)” đã được tổ chức biên soạn trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

Nguyễn Hữu Sơn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1 - Số trang: 776; Tập 2 - Số trang: 816
16x24
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)