Đông Kinh Nghĩa Thục và Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục
Đề tài tiếp tục hướng nghiên cứu của tác giả từ năm 1982, lúc đó, mới như một chuyên khảo. Đến năm 1997, tác giả có bổ sung thêm nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Bản thảo lần này được nghiên cứu tương đối toàn diện về: lịch sử, văn hoá, xã hội, tư tưởng của phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Bên cạnh đó tác giả đã sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu gần như toàn bộ thơ văn của các tác giả trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Nhiều trước tác của các tác giả được sưu tầm từ Pháp, Nhật Bản, và lưu trữ tại các gia đình đã được PGS.TS Chương Thâu đưa ra giới thiệu trong lần này. Đây là thành quả mà tác giả đã dày công sưu tầm trong hơn 25 năm nghiên cứu.
Tác giả:
PGS.TS Chương Thâu
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản:
2010
Tổng số trang:
1872 trang
Kích thước:
16x24 cm
Với 2200 trang bản thảo, đã cung cấp cho người đọc nhiều nội dung, thông tin:
+ Lời giới thiệu của GS. Vũ Khiêu đánh giá về mục đích, ý tưởng của cuốn sách cũng như những nghiên cứu của tác giả về phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
+ Bài Tổng quan về phong trào Đông Kinh nghĩa thục: tổng kết điều kiện hình thành, phát triển của phong trào, những ảnh hưởng của phong trào trong xã hội Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20; vị trí, ý nghĩa của phong trào trong lịch sử Việt Nam.
+ Những bài viết, nghiên cứu về người sáng lập, những nhân vật chủ chốt của phong trào này: Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Quyền,…
+ Những tác phẩm của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục được sưu tầm, hiệu đính, dịch, chú…. được phân thành 3 loại: hệ thống sách giáo khoa, Thơ văn có ảnh hưởng của phong trào, Thơ văn của các tác giả khuyết danh.
- Bản thảo không chỉ là những nghiên cứu đánh giá về phong trào Đông Kinh nghĩa thục, là bộ sưu tập về những tác phẩm tiêu biểu của phong trào mà còn đặt ra vấn đề cần nhìn nhận lại về vai trò, ý nghĩa của phong trào này trong lịch sử Việt Nam. Công trình phục vụ đông đảo bạn đọc quan tâm và có giá trị phục vụ nghiên cứu.