Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Đông Kinh Nghĩa Thục và Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục
Đề tài tiếp tục hướng nghiên cứu của tác giả từ năm 1982, lúc đó, mới như một chuyên khảo. Đến năm 1997, tác giả có bổ sung thêm nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Bản thảo lần này được nghiên cứu tương đối toàn diện về: lịch sử, văn hoá, xã hội, tư tưởng của phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Bên cạnh đó tác giả đã sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu gần như toàn bộ thơ văn của các tác giả trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Nhiều trước tác của các tác giả được sưu tầm từ Pháp, Nhật Bản, và lưu trữ tại các gia đình đã được PGS.TS Chương Thâu đưa ra giới thiệu trong lần này. Đây là thành quả mà tác giả đã dày công sưu tầm trong hơn 25 năm nghiên cứu.
Tác giả: PGS.TS Chương Thâu
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2010
Tổng số trang: 1872 trang
Kích thước: 16x24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 0.00) Mời đọc một chương sách hay
Giới thiệu về sách:

       Với 2200 trang bản thảo, đã cung cấp cho người đọc nhiều nội dung, thông tin:
       + Lời giới thiệu của GS. Vũ Khiêu đánh giá về mục đích, ý tưởng của cuốn sách cũng như những nghiên cứu của tác giả về phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
       + Bài Tổng quan về phong trào Đông Kinh nghĩa thục: tổng kết điều kiện hình thành, phát triển của phong trào, những ảnh hưởng của phong trào trong xã hội Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20; vị trí, ý nghĩa của phong trào trong lịch sử Việt Nam.
       + Những bài viết, nghiên cứu về người sáng lập, những nhân vật chủ chốt của phong trào này: Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Quyền,…
       + Những tác phẩm của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục được sưu tầm, hiệu đính, dịch, chú…. được phân thành 3 loại: hệ thống sách giáo khoa, Thơ văn có ảnh hưởng của phong trào, Thơ văn của các tác giả khuyết danh.
       - Bản thảo không chỉ là những nghiên cứu đánh giá về phong trào Đông Kinh nghĩa thục, là bộ sưu tập về những tác phẩm tiêu biểu của phong trào mà còn đặt ra vấn đề cần nhìn nhận lại về vai trò, ý nghĩa của phong trào này trong lịch sử Việt Nam. Công trình phục vụ đông đảo bạn đọc quan tâm và có giá trị phục vụ nghiên cứu.

 
 
Sách cùng chuyên mục

Dân cư Thăng Long - Hà Nội

Cuốn sách Dân cư Thăng Long thuộc mảng sách Địa lý trong “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến của hai tác giả GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức và GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh. Họ là những nhà khoa học đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về địa lý dân cư Việt Nam nói chung và địa lý dân cư thành phố Hà Nội nói riêng.

Đỗ Thị Minh Đức - Nguyễn Viết Thịnh
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
332
16x24

Từ điển đường phố Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn hoá - Xã hội.
TS. Nguyễnn Viết Chức (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2009
1068 trang
16x24 cm

Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội: Tuyển tập Tộc ước gia quy

 Nằm trong mảng sách Tư liệu của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, cuốn sách Tuyển tập Tộc ước gia quy do PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn chủ biên là một nguồn tư liệu quý đối với các nhà nghiên cứu cũng như đông đảo độc giả khi tiếp cận với công trình này. Cuốn sách với 936 trang in, ngoài bài tổng quan của chủ biên, các tác giả giới thiệu bản dịch và một số nguyên bản chữ Hán của 52 văn bản tộc ước gia quy của Thăng Long – Hà Nội. Cuốn sách được thai nghén và thực hiện trong nhiều năm của các nhà nghiên cứu Hán Nôm, văn học Trung đại: Phạm Ánh Sao, Bùi Bá Quân, Đỗ Thị Bích Tuyển, Mai Thu Quỳnh, Mai Thị Thơm, Nguyễn Đức Thọ.

Nguyễn Kim Sơn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
936
16x24

Di văn thời Tây Sơn trên đất Thăng Long - Hà Nội

Phong trào Tây Sơn là một hiện tượng kỳ diệu trong lịch sử dân tộc. Đáng tiếc là nó tồn tại trong thời gian quá ngắn, lại bị triều Nguyễn sau đó tìm mọi cách xuyên tạc, lấp xoá các dấu vết, khiến ngày nay chúng ta có quá ít tài liệu để nghiên cứu. Công trình là một nỗ lực sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu các di văn ra đời trên vùng đất “nghìn năm văn hiến” dưới hai triều Quang Trung và Quang Toản, nhằm góp phần làm sống lại nhiều giá trị đã bị mai một của một phong trào nông dân khởi nghĩa lớn nhất nước ta cuối thế kỷ XVIII.
PGS. Trần Nghĩa (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
860 trang
16x24cm

Giới thiệu sách Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội

 Tiếp nối sự thành công của công trình Hà Nội trên đường hội nhập và phát triển thuộc  Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I, trong giai đoạn II, việc nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội” là điều cần thiết và có ý nghĩa sâu rộng. Trên tinh thần đó Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức biên soạn cuốn sách “Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội”. Cuốn sách do GS.TS. Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Quang Lân đồng chủ biên cùng đội ngũ tác giả nhiệt huyết trong nghiên cứu khoa học và có kinh nghiệm biên soạn.

Nguyễn Quang Lân - Tô Xuân Dân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
640
16x24
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)