Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội: Tuyển tập Tộc ước gia quy

 Nằm trong mảng sách Tư liệu của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, cuốn sách Tuyển tập Tộc ước gia quy do PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn chủ biên là một nguồn tư liệu quý đối với các nhà nghiên cứu cũng như đông đảo độc giả khi tiếp cận với công trình này. Cuốn sách với 936 trang in, ngoài bài tổng quan của chủ biên, các tác giả giới thiệu bản dịch và một số nguyên bản chữ Hán của 52 văn bản tộc ước gia quy của Thăng Long – Hà Nội. Cuốn sách được thai nghén và thực hiện trong nhiều năm của các nhà nghiên cứu Hán Nôm, văn học Trung đại: Phạm Ánh Sao, Bùi Bá Quân, Đỗ Thị Bích Tuyển, Mai Thu Quỳnh, Mai Thị Thơm, Nguyễn Đức Thọ.

Tác giả: Nguyễn Kim Sơn
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 936
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 4 - Trung bình: 3.75)
Giới thiệu về sách:

 Theo các tác giả thì trên thực tế cũng như từ nguồn tư liệu thì văn hóa gia tộc truyền thống Việt Nam nói chung và khu vực Thăng Long - Hà Nội nói riêng được lưu giữ trong khá nhiều loại văn bản Hán Nôm, như gia phả, gia huấn, tộc ước, gia quy, thơ văn, khế ước, chúc thư, điền bạ, văn cúng tế... Nghiên cứu văn hóa gia tộc truyền thống Việt Nam không thể không tìm hiểu, khai thác các nguồn tư liệu quan trọng này. Những văn bản Hán Nôm này cho ta những hiểu biết toàn diện về đời sống gia tộc truyền thống, từ đời sống kinh tế, ý thức gia tộc, quan hệ gia tộc, cho tới phong tục tập quán, tín ngưỡng... của người Thăng Long xưa, Hà Nội nay. Với nhiều biến thiên của lịch sử Kinh đô – Thủ đô, đất nước, có nhiều dòng họ thanh thế bị mai một hoặc tiêu vong, nhưng cùng với đó là sự lớn mạnh của những dòng họ khác và việc lập nên những tộc ước, gia quy của họ tộc là điều mà dòng họ nào cũng đau đáu thực hiện. Trong nhóm các văn bản đó, tộc ước, gia quy là loại văn bản khá đặc thù và tiềm chứa những thông tin rất sâu về đời sống gia tộc của mỗi họ tộc.

Nhận thấy giá trị nhiều mặt của loại hình văn bản tộc ước, gia quy, từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, nhóm soạn giả của công trình này đã chú ý tới đối tượng tộc ước, gia quy. Nhóm đã tiến hành khảo sát, sưu tầm, tìm kiếm cả trong các kho lưu trữ trung ương và địa phương, lại khảo sát thực địa, tìm kiếm cả thư tịch trên giấy và văn bia lưu giữ tại các gia đình, dòng họ. Việc sưu tầm có những khó khăn bởi lẽ trong kho sách Hán Nôm lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, văn bản tộc ước gia quy rất ít tồn tại độc lập, thường phụ chép trong gia phả hoặc các văn bản khác. Tại các gia tộc, văn bản tộc ước, gia quy được xem là gia bảo, là văn bản lưu giữ những chuyện nội bộ gia tộc “ngoại nhân bất đắc khai khán” (người ngoài tộc họ không được mở xem). Vì vậy phải qua thời gian khá dài và mất nhiều công sức, các tác giả mới tập hợp được gần 100 văn bản tộc ước gia quy trên cả nước, trong đó có trên một nửa là các văn bản tộc ước, gia quy của các gia tộc trên địa bàn Thăng Long - Hà Nội.

 Với nguồn tư liệu được lưu trữ lâu năm, nội dung phong phú, đa dạng vậy nên khi thực hiện công trình này nhóm biên soạn gồm nhiều thành viên tham gia và mỗi người được phân công công việc cụ thể. Việc sưu tầm, khảo cứu và dịch thuật văn bản trên giấy do Nguyễn Thọ Đức, Đỗ Bích Tuyển, Mai Thị Thơm, Bùi Bá Quân và Phạm Ánh Sao tiến hành. Phần sưu tầm và dịch thuật các văn bản tộc ước, gia quy khắc trên văn bia tộc ước do Mai Thu Quỳnh thực hiện. Chủ biên và Bùi Bá Quân tiến hành các công việc định hướng chung, rà soát, đọc sửa, hoàn thiện văn bản.

Cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của các nhà văn học trung đại, Hán Nôm để có thể dịch thuật đảm bảo nhất thì trong quá trình thực hiện tổ chức bản thảo cuốn sách này, nhóm biên soạn đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phương diện chuyên môn cũng như về các điều kiện thực hiện đề tài của nhiều nhà khoa học như TS. Nguyễn Hữu Mùi, PGS. TS. Nguyễn Tá Nhí, PGS. TS. Vũ Văn Quân. Cùng với đó là những góp ý sát sao, những gợi mở thú vị từ các thành viên trong hội đồng khoa học thẩm định, nghiệm thu đề cương và bản thảo, giúp cho bản thảo sách được hoàn thiện hơn khi ra sách và tới tay bạn đọc.

Các tác giả của cuốn sách cũng bày tỏ do giới hạn của thời gian và những khó khăn riêng của công việc sưu tầm, những bản tộc ước, gia quy được sưu tầm và giới thiệu trong công trình này mới chỉ là một phần trong thực tế. Có thể còn nhiều văn bản đang được bí tàng trong các gia đình, dòng họ của khu vực Thăng Long - Hà Nội mà các tác giả chưa tiếp cận được. Ở lần xuất bản này, cuốn sách cũng chủ yếu dừng ở mức độ công bố, giới thiệu văn bản, bước đầu có nghiên cứu tổng quan. Do vậy, còn rất nhiều việc mà nhóm biên soạn cùng các chuyên gia, các nhà khoa học cần làm tiếp để có thể giới thiệu đầy đủ hơn, nghiên cứu sâu rộng hơn các văn bản tộc ước, gia quy trên địa bàn Thăng Long - Hà Nội nói riêng cũng như toàn bộ di sản văn bản tộc ước, gia quy của Việt Nam nói chung.

Với những giá trị có được từ nguồn tư liệu quý này có thể là sự gợi mở cho những nghiên cứu khác về văn hóa, đời sống của Thăng Long – Hà Nội từ văn bản tộc ước, gia quy. Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu đến độc giả thủ đô và cả nước cuốn sách này.

Đàm Ly

Sách cùng chuyên mục

Trang phục Thăng Long - Hà Nội

Hiện nay, chưa có một công trình chuyên sâu về trang phục Thăng Long - Hà Nội. Công trình sẽ lần đầu tiên đề cập một cách toàn diện, hệ thống về vấn đề này. Công trình sẽ khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc trưng văn hoá mặc của vùng Thăng Long cổ xưa. Phân tích ảnh hưởng của mỗi giai đoạn lịch sử đến trang phục: về cách nhìn nhận, đánh giá xu hướng, trình độ thẩm mỹ và sự phát triển các địa danh làng nghề có liên quan. Từ đó, rút ra những đặc trưng riêng của trang phục trong từng giai đoạn, so sánh giữa các loại trang phục.
TS. Đoàn Thị Tình
Nhà xuất bản Hà Nội
512 trang

Giới thiệu sách Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội

 Tiếp nối sự thành công của công trình Hà Nội trên đường hội nhập và phát triển thuộc  Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I, trong giai đoạn II, việc nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội” là điều cần thiết và có ý nghĩa sâu rộng. Trên tinh thần đó Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức biên soạn cuốn sách “Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội”. Cuốn sách do GS.TS. Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Quang Lân đồng chủ biên cùng đội ngũ tác giả nhiệt huyết trong nghiên cứu khoa học và có kinh nghiệm biên soạn.

Nguyễn Quang Lân - Tô Xuân Dân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
640
16x24

Giới thiệu sách “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)”

Phong trào Thơ mới là một trào lưu thơ ca có vai trò quan trọng trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại. Tuy chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng với những cách tân lớn lao về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật, phong trào đã mở ra một thời đại mới cho nền thi ca dân tộc. Đã có rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về phong trào Thơ mới trên tất cả các phương diện tuy nhiên chưa có công trình nào mang tính hệ thống lại toàn bộ lịch sử hình thành, phát triển của phong trào theo hình thức biên niên. Với sự cần thiết đó, đề tài “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)” đã được tổ chức biên soạn trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

Nguyễn Hữu Sơn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1 - Số trang: 776; Tập 2 - Số trang: 816
16x24

Dân cư Thăng Long - Hà Nội

Cuốn sách Dân cư Thăng Long thuộc mảng sách Địa lý trong “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến của hai tác giả GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức và GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh. Họ là những nhà khoa học đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về địa lý dân cư Việt Nam nói chung và địa lý dân cư thành phố Hà Nội nói riêng.

Đỗ Thị Minh Đức - Nguyễn Viết Thịnh
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
332
16x24

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09
PGS.TS. Võ Quang Trọng (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
296 trang
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)