Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Giới thiệu cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương”

Thủ đô của một đất nước bao giờ cũng là đầu não kinh tế - chính trị - văn hóa là nơi tập trung trí tuệ, tài năng trên mọi lĩnh vực là nơi hội tụ tinh hoa của tất cả các vùng miền, Hà Nội - Tràng An, đất kinh sư của muôn đời cũng không nằm ngoài quy luật đó, luôn đề cao vấn đề văn hóa, coi trọng phẩm chất người Hà Nội hào hoa, tinh tế, thanh lịch, văn minh. Phẩm chất Hà Nội gắn với văn hóa Hà Nội, mà trong văn hóa có một bộ phận hết sức quan trọng chính là văn học - nhất là khi nghiên cứu nó như một hình thái ý thức xã hội đặc thù.

Tác giả: Bùi Việt Thắng
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 320
Kích thước: 14,5x20,5
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 4.50)
Giới thiệu về sách:

Xuất phát từ quan niệm đó, Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu với đông đảo bạn đọc cuốn “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” của nhà nghiên cứu - phê bình Bùi Việt Thắng, nguyên giảng viên chính, phó trưởng Bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) - người đã có hơn bốn mươi năm theo sát tiến trình văn học Việt Nam đương đại.

Với 35 bài viết về 34 tác giả (có bài về 2 tác phẩm của nhà văn Tô Hoải là Chuyện cũ Hà Nội và Cát bụi chân ai) được chắt lọc hết sức kỹ càng trải dài suốt hơn một phần tư thế kỷ, tác giả đã đem đến cho người đọc những kiến thức sâu sắc về nhiều tác giả - tác phẩm nổi tiếng đã từng sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Từ “Hoàng Ngọc Phách và Tố Tâm - tác phẩm mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”, qua “Thạch Lam - Người chắt chiu cái đẹp”, “Văn hóa nhà văn - bài học từ Vũ Bằng”, “Cảm nhận về xuân và tết trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài”, “Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương trong Người lái đò Sông Đà” để đến “Phố Thúy” và “Hiện tượng Phạm Quang Long”. Cuối cùng, trước khi gấp tập sách lại là “Tết đến xuân về... Xin chữ” - một nét đẹp của người Hà Nội, người Việt Nam đồng thời cũng là tựa đề cuốn sách của tác giả Phạm Quang Nghị. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi khía cạnh đặc trưng, bằng tác phẩm của mình đã góp một cái nhìn đa diện, phong phú sinh động cho văn chương Hà Nội.

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội với lịch sử nghìn năm đã hun đúc nên những giá trị bền vững mang tính đại diện, kết tinh, hội tụ và lan tỏa. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một cuốn sách khó có thể giới thiệu được nhiều hơn các tác giả đại diện cùng các tác phẩm tiêu biểu cho phẩm chất người Hà Nội. Hy vọng bạn đọc lượng thứ, coi cuốn sách chỉ như một gợi ý về cách tiếp cận văn chương Thủ đô nhìn từ phương diện văn hóa.

Trân trọng giới thiệu “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” cùng tác giả Bùi Việt Thắng đến đông đảo bạn đọc.

Sách cùng chuyên mục

Giới thiệu sách “Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội”

 Đã có rất nhiều công trình viết về mảnh đất, con người Thăng Long - Hà Nội với nhiều phương diện và từ những cách tiếp cận khác nhau. Từ góc độ của một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Kim Thản đã vận dụng những lý thuyết, cơ sở lý luận ngôn ngữ học để tìm hiểu về “lời ăn tiếng nói” hay nói cách khác là cách sử dụng lời nói - hình thức giao tiếp của người Hà Nội.

Nguyễn Kim Thản
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
152
14,5x20,5

Di văn thời Tây Sơn trên đất Thăng Long - Hà Nội

Phong trào Tây Sơn là một hiện tượng kỳ diệu trong lịch sử dân tộc. Đáng tiếc là nó tồn tại trong thời gian quá ngắn, lại bị triều Nguyễn sau đó tìm mọi cách xuyên tạc, lấp xoá các dấu vết, khiến ngày nay chúng ta có quá ít tài liệu để nghiên cứu. Công trình là một nỗ lực sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu các di văn ra đời trên vùng đất “nghìn năm văn hiến” dưới hai triều Quang Trung và Quang Toản, nhằm góp phần làm sống lại nhiều giá trị đã bị mai một của một phong trào nông dân khởi nghĩa lớn nhất nước ta cuối thế kỷ XVIII.
PGS. Trần Nghĩa (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
860 trang
16x24cm

Giới thiệu sách “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)”

Phong trào Thơ mới là một trào lưu thơ ca có vai trò quan trọng trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại. Tuy chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng với những cách tân lớn lao về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật, phong trào đã mở ra một thời đại mới cho nền thi ca dân tộc. Đã có rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về phong trào Thơ mới trên tất cả các phương diện tuy nhiên chưa có công trình nào mang tính hệ thống lại toàn bộ lịch sử hình thành, phát triển của phong trào theo hình thức biên niên. Với sự cần thiết đó, đề tài “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)” đã được tổ chức biên soạn trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

Nguyễn Hữu Sơn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1 - Số trang: 776; Tập 2 - Số trang: 816
16x24

Thủ đô Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn hoá - Xã hội.
PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
424

Gia đình Thăng Long - Hà Nội

Cuốn sách “Gia đình Thăng Long - Hà Nội” thuộc cơ cấu cả Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II”. Sách do GS.TS Lê Thị Quý, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về đề tài gia đình, tổ chức biên soạn.

Lê Thị Quý
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
456
16x24
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)