Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Hà Nội - Danh thắng và di tích (Tập 2)
Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn hoá - Xã hội.
Tác giả: TS. Lưu Minh Trị (Chủ biên)
Nhà xuất bản: Nhà Xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2010
Tổng số trang: 2100 trang
Kích thước: 16x24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 2.50)
Giới thiệu về sách:

      Giới thiệu lịch sử, tiến hành hiệu đính khoa học và nghiên cứu bổ sung tư liệu đầy đủ, chính xác cho các danh thắng, di tích lịch sử - văn hoá - cách mạng kháng chiến tiêu biểu ở Hà Nội (Phân loại theo từng loại hình: Danh thắng, di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng kháng chiến...).

      Qua việc giới thiệu về di sản văn hoá, về hệ thống các danh thắng và di tích tiêu biểu của Hà Nội nhằm giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân ta đối với Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, thành phố anh hùng, nhân ái, hoà bình. Cuốn sách này với nội dung được thực hiện sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin tư liệu, tổng hợp và đầy đủ nhất thể hiện được những nét tiêu biểu, đặc trưng của văn hoá Thăng Long - Hà Nội nhìn từ danh lam thắng cảnh và di tích Lịch sử - Văn hoá.

       Đối tượng phục vụ: 

      - Nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước muốn tìm hiểu về lịch sử Hà Nội, về các danh lam thắng cảnh các di tích lịch sử văn hoá, các di tích cách mạng kháng chiến ở Hà Nội.

      - Các nhà nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý văn hoá; học sinh các trường phổ thông và đại học (Tham quan, học tập về lịch sử, về di sản văn hoá ở Thủ đô); phục vụ các bạn đọc ở thư viện.

Sách cùng chuyên mục

Tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội những nét đẹp truyền thống và hiện đại

Quá trình hình thành và phát triển những bản sắc và tính cách của con người Thăng Long - Hà Nội gắn liền với những đóng góp của các thế hệ của những người trẻ tuổi. Thế hệ trẻ Thăng Long - Hà Nội, từ đời này sang đời khác luôn là những người đi tiên phong trong lao động sáng tạo, chiến đấu, chống ngoại xâm, giữ gìn và phát triển những phẩm chất tốt đẹp rất đặc trưng của “con người Tràng An”. Những người trẻ tuổi vừa bảo vệ các giá trị truyền thống vừa mang đến cho cuộc sống và văn hoá sự trẻ trung sôi nổi nhưng cũng đầy tinh tế của Thăng Long - Hà Nội.
GS.TS Đặng Cảnh Khanh (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
336 trang
16x24 cm

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long -Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
PGS.TS. Nguyễn Chí Bền (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
404 trang

Giới thiệu cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương”

Thủ đô của một đất nước bao giờ cũng là đầu não kinh tế - chính trị - văn hóa là nơi tập trung trí tuệ, tài năng trên mọi lĩnh vực là nơi hội tụ tinh hoa của tất cả các vùng miền, Hà Nội - Tràng An, đất kinh sư của muôn đời cũng không nằm ngoài quy luật đó, luôn đề cao vấn đề văn hóa, coi trọng phẩm chất người Hà Nội hào hoa, tinh tế, thanh lịch, văn minh. Phẩm chất Hà Nội gắn với văn hóa Hà Nội, mà trong văn hóa có một bộ phận hết sức quan trọng chính là văn học - nhất là khi nghiên cứu nó như một hình thái ý thức xã hội đặc thù.

Bùi Việt Thắng
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
320
14,5x20,5

Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội: Tuyển tập Tộc ước gia quy

 Nằm trong mảng sách Tư liệu của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, cuốn sách Tuyển tập Tộc ước gia quy do PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn chủ biên là một nguồn tư liệu quý đối với các nhà nghiên cứu cũng như đông đảo độc giả khi tiếp cận với công trình này. Cuốn sách với 936 trang in, ngoài bài tổng quan của chủ biên, các tác giả giới thiệu bản dịch và một số nguyên bản chữ Hán của 52 văn bản tộc ước gia quy của Thăng Long – Hà Nội. Cuốn sách được thai nghén và thực hiện trong nhiều năm của các nhà nghiên cứu Hán Nôm, văn học Trung đại: Phạm Ánh Sao, Bùi Bá Quân, Đỗ Thị Bích Tuyển, Mai Thu Quỳnh, Mai Thị Thơm, Nguyễn Đức Thọ.

Nguyễn Kim Sơn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
936
16x24

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09
PGS.TS. Võ Quang Trọng (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
296 trang
Ý kiến bạn đọc
GS.TS Nguyễn Xuân Kính (31/08/2011)
1. Đây là tập sách hết sức dày dặn, được biên soạn kĩ. Sau khi chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu, bản thảo có thể được biên tập và xuất bản. Ở đây, chưa thấy phần ảnh minh hoạ. Những hình ảnh minh hoạ được xem là nội dung của cuốn sách, sách dày nên chỉ có phần chữ. 2. Về đại thể, tập sách đảm bảo chất lượng. Những góp ý của tôi chỉ là những góp ý về tiểu tiết để nhóm biên soạn và Nhà xuất bản Hà Nội tham khảo 2.1. Cần thống nhất hơn nữa viêc viết hoa, viết thường. 2.2. Ở trang 3 không nên đề: “Khi biên soạn đã sử dụng các tài liệu và bài viết của các đơn vị và cá nhân” Mà có lẽ nên để như sau: “Trong quá trình biên soạn, đã sử dụng các tài liệu” 2.3. Trang 70, các tài liệu khác mà tôi đọc (Ví dụ cuốn sách “Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Hồng” của các tác giả Vũ Tự Lập, Đàm Trung Phường, Ngô Đức Thịnh, Tô Ngọc Thanh, Đinh Thị Hoàng Uyên) thì tên núi là Nguỵ Sơn, không phải là Nguy Sơn. 2.4. Trang 1081 “cứu hộ từ Trần Phủ Thái Bình đến Tuyên Quang” khó hiểu? “huyện Tống Sơn, phủ Thanh Hoa”: cùng là đơn vị hành chính mà chỗ viết thường, chỗ viết hoa. 2.4. Trang 1131 dòng 4 trở xuống: 3 dồn > 3 đồn Dòng 5 xuống: Không nên viết tắt TVQGVN Dòng 8 xuống: viết hoa, viết thường không thống nhất Dòng 11 xuống: con số nhỏ 34 là gì? Dòng 16-17 xuống: viết hoa, viết thường? 2.6. Trang 1133 dòng 8-9 xuống diễn đạt chưa ổn 2.7. Trang 1145 dòng 12 xuống không nên dùng “Hà Tây cũ” vì nếu nói “Hà Tây cũ” thì sao không nói “Bộ Văn hoá và Thông tin cũ” (xem trang 1144 dòng 8 xuống). 2.8. Trang 1313 dòng 13 lên: thừa dấu chấm 2.9. Trang 1317 không nên dùng cụm từ “UBND tỉnh Hà Tây cũ” 2.10.Trang 1361 dòng 11 xuống: phát triển cực thịnh” chưa ổn. 2.11. Trang 1363 dòng 7 xuống: “hoạt dộng” > động 2.12. Trang 1369 dòng 12-13 xuống các năm xếp chưa ổn: 1813, 1851, 1835 2.13. Trang 1391 dòng 8 xuống “tư liệu Hán Văn”, văn viết thường viết thường 2.14. Trang 1429 dòng 6 xuống và dòng 1-2 lên lặp thông tin về việc được xếp hạng 2.15. Trang 1538 dòng 5 xuống và dòng 13 xuống: cùng một chữ “tự” viết hoa, viết thường không thống nhất. Trang 1538 dòng 1 lên: có nên viết “Hà Tây cũ” 2.16. Trang 1539 và tr. 1542 viết năm Minh Mệnh thứ 9 là 1839, và viết Minh Mệnh thứ 17 là 1836 có được? 2.17. Trang 1671 không nên viết “UBND tỉnh Hà Tây cũ” 2.18. Trang 1717 dòng 8 lên ” ” > “ ” 2.19. Trang 1783 dòng 14-15 xuống viết “từ năm 1949 đến nay, Vạn Phúc thuộc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Từ 1/8/2008, Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”. Như thế chưa thật chính xác. 2.20.Trang 1784 “mới Bác” mời Bác “tức bố đồng chí Lê Thành Công – nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin” > từ “bố” chưa ổn 2.21. Trang 1787 dòng 6 lên: “đồ ding” > đồ dùng 2.22. Về tài liệu tham khảo (tr 1969-1974) Tài liệu 8 (tr 1969) thiếu hai tiếng “chủ biên” sau Trần Văn Bính Tài liệu 29 (tr 1970) thiếu hai tiếng “chủ biên” Tài liệu 49 (tr 1971 cần đề tên “Nxb Văn học” và tên người dịch là Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San Tài liệu 54 “Đường Lân” > Lâm Tài liệu 95 (tr 1974) thiếu hai tiếng “chủ biên” sau Lê Trung Vũ. 3) Kết luận: Tôi ủng hộ việc nghiệm thu và làm các bước, các thủ tục để xuất bản tập tài liệu này.
PGS.TS Nguyễn Văn Nhật (31/08/2011)
Sau khi nhận được thư mời ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Ban quản lý Dự án - Nhà xuất bản Hà Nội về việc thẩm định và cho ý kiến nhận xét bằng văn bản bản thảo “Hà Nội - Danh thắng và di tích” do TS. Lưu Minh Trị chủ biên. Tôi có một số nhận xét chính như sau: I. Phần ưu điểm 1. Bản thảo “Hà Nội - Danh thắng và di tích” được dự thảo với 2000 trang khổ giấy A4 đã thể hiện sự lao động nghiêm túc, thận trọng và công phu trong quá trình sưu tầm tài liệu, khảo sát thực tế, dự thảo và lựa chọn các chuyên gia có kinh nghiệm tham gia biên soạn. 2. Bản thảo “Hà Nội - Danh thắng và di tích” được dự thảo theo đề cương đã được Hội đồng tư vấn khoa học của Nhà xuất bản Hà Nội cho ý kiến. Bố cục của bản thảo được kết cấu hợp lý, nội dung các phần được trình bày một cách chi tiết và tương đối đầy đủ, gồm có: - Phần I: Tổng quan về địa lý, lịch sử và văn hóa Hà Nội - Phần II: Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa Hà Nội. - Phần Phụ lục: Tổng hợp di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã của Hà Nội. II. Một số ý kiến góp ý cho bản thảo 1. Nội dung của phần I: Tổng quan về địa lý, lịch sử và văn hóa Hà Nội. 1.1. Mục I. Vài nét địa lý, cảnh quan Hà Nội. - Từ trang 13 đến trang 39, tác giả đưa bài viết của GS.TS Đào Đình Bắc (Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) là chưa khoa học, tác giả nên xử lý thông tin và viết theo luận điểm, đánh giá của mình, có ghi chú tham khảo và trích nguồn tài liệu của tác giả mà mình đã sử dụng. 1.2 Mục IV. Bảo tồn và phát huy các di tích…(từ trang 57 đến trang 63): Nội dung mục này cần được biên soạn cho rõ nét và phù hợp với tên đề mục. Phần trình bày như trong bản thảo còn gượng ép làm cho người đọc chưa toát lên ý đồ của tác giả là cần thiết phải bảo tồn và phát huy các giá trị các di tích trong bối cảnh công nghiệp – hiện đại hóa và đô thị hóa hiện nay ở thủ đô Hà Nội nói riêng và ở đất nước Việt Nam nói chung. 2. Cách trình bày và nội dung của phần II: Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa Hà Nội. 2.1 Về cách trình bày: Phàn II của bản thảo có hai nội dung A và B - Trong nội dung B: Di tích lịch sử - Văn hóa: các mục được sắp xếp theo thứ tự số la mã I, II, III…, trong từng mục I, II, III có các tiểu mục được sắp xếp theo thứ tự bằng số tự nhiên 1, 2, 3… là hợp lý và khoa học. - Ngược với nội dung B, nội dung A Danh lam thắng cảnh: các mục được sắp xếp theo thứ tự số la mã, I, II, III… nhưng trong từng mục I, II, III…các tiểu mục không được sắp xếp theo số thứ tự bằng số tự nhiên 1, 2, 3 mà đuowjc dùng ký hiệu là dấu chấm in đậm (thay cho gạch đầu dòng) như vậy gây cho độc giả khi đọc tác phẩn, hoặc tra cứu tác phẩm thấy phần trình bày này chưa khoa học và chưa thống nhất. 2.2 Về nội dung 2.2.1 Nội dung A. Danh lam thắng cảnh a) Mục IV Cầu - Còn một số cầu của Hà Nội trong bản thảo chưa nêu: Ví dụ Cầu Đuống, cầu Phù Đổng… - Bổ sung thông tin về “Cầu Vĩnh Tuy” (trang 99 của bản thảo”. Cầu Vĩnh Tuy đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cắt bằng thông xe ngày 25/9/2009. Cần cập nhật thông tin về các thông số kỹ thuật, các chỉ số của cầu và ý nghĩa của cầu 100% nội lực lớn nhất Việt Nam (cầu được xây dựng hoàn thành từ nguồn vốn của Việt Nam, do các kỹ sư, thợ cầu Việt Nam thiết kế, xây dựng từ A đến Z…Đây là công trình hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. b) Mục IV. Công viên - Vườn hoa - Quảng trường - Vườn quốc gia Bổ sung 04 vườn hoa mới được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhất trí đặt tên vào chiều ngày 16/7/2009: Vườn hoa Hàng Trống (Khu đất số 42 Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm) - Vườn hoa Cách mạng tháng tám (cho diện tích ở khu vực Quảng trường Cách mạng tháng Tám là Quảng trường Nhà hát lớn trước đây) - Vườn hoa Mùng 1 tháng 6 (Cho phần diện tích đất của Công ty cổ phần May Chiến Thắng tại số 178 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa) - Vườn hoa Hoàng Văn Thụ (Trong Khu di tích lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai). 2.2.2 Nội dung B. Di tích lịch sử - Văn hóa - Từ trang 161 đến trang 179, tác giả đưa bài viết của thạc sỹ Đặng Văn Biểu và cộng sự (Bảo tàng Hà Tây cũ) và từ trang 180 đến 188 tác giả đưa bài viết của TS. Nguyễn Thị Dơn vào bản thảo như vậy là chưa khoa học, tác giả nên xử lý thông tin và viết theo luận điểm, đánh giá của mình, có ghi chú tham khảo và trích nguồn tài liệu của tác giả mà mình đã sử dụng. - Trang 1117, 1998, 546. Địa danh Lĩnh Nam là đơn vị phường thuộc quận Hoàng Mai, không phải là xã thuộc quận. - Trang 1326; 2003: Địa danh Bát tràng là đơn vị phường thuộc quận Long Biên không phải là xã thuộc huyện Gia Lâm. - Trang 1838; 1859; 2017 (1027…chứng tích B52 Mỹ…) và (1031…xác B52 Mỹ…) đề nghị xem lại như vậy có chính xác không hay phải ghi đầy đủ là máy bay B52 Mỹ. - Còn một số lỗi chính tả ở các trang: Trang 1986 (186. Đại áng) Trang 1988 (253. ứng Thiên) Trang 1997 (Thiết úng) Trang 2001 (627. ứng Hòa, 628. Đạ áng, 629. Đại áng). Trang 2003 (682 Bát Tàng) Trang 2004 (711. Dị Nâu hay Dị Nậu, h Thạch Thất). Trang 2005 (729 ứng Hòa) Trang 1637, 2011 (915.q.Hoàng Liệt, q Hoàng Mai); (926. Đại áng) Trang 2016 (1832; 1018. bin chủng Đặc công); (1843; 1023. Phú cường);(1844, 1024, B52 bị rắn rơi). 3. Cách trình bày phần Phụ lục: Tổng hợp di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã Hà Nội. 3.1 Tên đề mục nên ghi rõ ràng để xác nhận thị xã thuộc Hà Nội, chứ không phải thị xã Hà Nội, vì vậy đề nghị nên đổi là: Tổng hợp di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội. 3.2 Khi sắp xếp thứ tự các quận huyện, thị xã nên sắp xếp theo vị trí địa lý cho khoa học để nối tiếp được mạch phố, phường, làng xã theo một hành trình hợp lý, như vậy dễ tra cứu. 3.3 Các di tích lịch sử - văn hóa trong từng quận, huyện, thị xã nên sắp xếp theo một thứ tự nhất định như: sắp xếp theo thứ tự thời gian xếp hạng di tích hoặc xếp theo vần A, B, C… 4. Cách trình bày “Tài liệu tham khảo” Danh mục “Tài liệu tham khảo” trong bản thảo đã được tác giả sắp xếp cơ bản theo thứ tự A, B, C… nhưng vẫn còn một số sai sót như sau: - Đã sắp xếp theo vần A, B, C… thì phải tuân thủ đúng trình tự A, B, C (cùng tên thì sắp xếp theo họ) - Một tác giả có nhiều tài liệu thì nên sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất bản của tài liệu. III. Kết luận Như đã trình bày ở phần I, bản thảo “Hà Nội - Danh thắng và di tích” được biên soạn công phu với sự lao động nghiêm túc của nhóm tác giả. Tuy nhiên để bản thảo hoàn thiện và có chất lựơng cao hơn, đề nghị nhóm tác giả nghiên cứu tổng hợp những ý kiến góp ý để sửa chữa, hoàn chỉnh bản thảo. Sau khi bản thảo được sửa chữa, hoàn chỉnh, tôi đồng ý nghiệm thu bản thảo để xuất bản./.
PGS.TS Phạm Mai Hùng (31/08/2011)
Nhận được bản thảo tập sách “Hà Nội - Danh thắng và di tích” do văn phòng Dự án - Nhà xuất bản Hà Nội gửi tới, tôi đã cố gắng đọc và xin nêu một vài nhận xét như sau: 1. “Hà Nội - Danh thắng và Di tích” là tập sách thuộc dự án biên soạn, xuất bản “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” do Nhà xuất bản Hà Nội thực hiện, là một trong những sản phẩm quan trọng chào mừng Đại lễ kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 tuổi. Nằm trong mảng danh sách về lịch sử, văn hóa nên việc Ban quản lý dự án mạnh dạn giao cho Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội mà đứng đầu là TS. Lưu Minh Trị (Chủ tịch Hội) chủ trì, tổ chức lực lượng nghiên cứu, biên soạn là hoàn toàn hợp lý. 2. “Hà Nội - Danh thắng và Di tích” không phải là một đề tài mới hoàn toàn. Bởi đã có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu, khảo tả, giới thiệu về di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của Hà Nội được in ấn, phát hành quảng bá của nhiều nhà xuất bản khác nhau. Tuy nhiên số lượng cũng như loại hình di tích, danh lam thắng cảnh đã được giới thiệu chưa nhiều. Đặc biệt khi địa giới Hà Nội được mở rộng, từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, theo nghị quyết ngày 29 tháng 5 năm 2008, của Quốc hội khóa XII, bao gồm cả Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 04 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) thì các tập sách đã xuất bản hòan toàn trống vắng các di tích tiêu biểu, có giá trị của Hà Tây, của huyện Mê Linh… Do đó, trên cơ sở kế thừa các công trình đã xuất bản, Hà Nội - Danh thắng và Di tích một mặt bổ sung với số lượng các di tích, danh thắng của Hà Nội đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp thành phố, một mặt khác nghiên cứu, tuyển chọn, thắng cảnh của Hà Tây cũ, của Mê Linh cũ - nay thuộc về Hà Nội là rất cần thiết, rất khách quan, hợp đạo lý, xứng tầm là một sản phẩm khoa học có giá trị mừng Thăng Long – Hà Nội tròn 1000 tuổi. 3.Về bố cục của tập sách Hà Nội - Danh thắng và Di tích Kết quả tổng kiểm kê di tích cho chúng ta biết hiện Hà Nội có 5175 di tích, trong số đó: 1164 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 931 di tích được xếp hạng cấp thành phố. Tổng số di tích được xếp hạng ở hai cấp là 2095 di tích. Có thể khẳng định, Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng di tích hiện còn, cũng như số lượng di tích được xếp hạng. Căn cứ kết quả tổng kiểm kê di tích và trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ di tích (đã được xếp hạng và chưa được xếp hạng), và các nguồn tư liệu có độ tin cậy khác, các tác giả công trình Hà Nội – Danh thắng và Di tích hòan toàn có lý khi bố cục tập sách tác thành hai phần (ngoài lời nhà xuất bản, lời nói đầu, kết luận và phụ lục) Phần I: Tổng quan về Hà Nội. Phần II: Hà Nội – Danh thắng và Di tích Phần II được coi là phần chính yếu của tập sách. Ở phần này, với lập luận môi truờng – cảnh quan phải có trước, nên tác giả đã giới thiệu 1152 di tích và cụm di tích theo trình tự: Danh lam – thắng cảnh, Di tích lịch sử - Văn hóa bao gồm: Di tích khỏa cổ học, di tích Kiến trúc – nghệ thuật, di tích lịch sử - cách mạng và kháng chiến. Tôi cho rằng kết cấu trên là kết cấu hợp lý, khoa học và lôgíc. Về Nội dung. Nội dung được các tác giả thể hiện cho từng di tích, danh lam thắng cảnh của tập sách tùy thuộc vào kết quả nghiên cứu khai thác các nguồn tài liệu nên có độ dày mỏng, nông sâu khác nhau. Tuy vậy cũng đủ để nhận ra: 4.1 Địa điểm tạo lạc của di tích, hiện trạng của di tích 4.2 Quy mô của di tích, hiện vật, sưu tập hiện vật gắn với di tích, sự kiện lịch sử, lễ hội gắn với di tích. Đối với các di tích Kiến trúc – nghệ thuật, các tác giả đã cố gắng mô tả kết cấu công trình, kiểu dáng, (mô thức) Kiến trúc, những bộ phận có phần trạm khắc đẹp… 4.3 Bảo tồn và phát huy giá trị của di tích… Những nội dung trên, so với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra cho công trình này, theo tôi là chấp nhận được. 5. Những nhược điểm. 5.1 Lời hành văn, đặc biệt là lỗi vi tính còn nhiều, điển hình là trang 149. 5.2 Về nội dung: - Khi Hà Tây đã thuộc về Hà Nội, không nhất thiết phải có bài giới thiệu riêng về di tích khảo cổ hà Tây. Và phần di tích Khảo cổ học nên bắt đầu từ di tích Hậu kỳ thời đại Đá cũ đến sơ kỳ thời đại đồ sắt. - Về di tích Kiến trúc, giới thiệu hơi nhiều cổng làng, trong khi đó làng Mông phụ vừa làng cổ, vừa có sự hài hòa giữa kiến trúc cổ truyền với kiến trúc phương Tây lại không được giới thiệu,..v.v KẾT LUẬN: Đây là một công trình nghiên cứu, biên soạn công phu có giá trị nhiều mặt - Đề nghị Hội đồng nghiệm thu, đồng thời đề nghị nhóm tác giả tiếp thu ý kiến của các vị thành viên Hội đồng chỉnh sửa, hoàn thiện, và đề nghị nhà xuất bản Hà Nội đưa vào bản kế hoạch in để kịp chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tháng 10 năm 2010
PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng (31/08/2011)
Tôi nhận được Thư mời của Ban quản lý dự án Nhà Xuất bản Hà Nội giao cho đọc thẩm định và cho ý kiến nhận xét bản đề cương đề tài: “Hà Nội danh thắng và di tích” kèm theo Đề cương Đề án nghiên cứu về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa khu vực Hà Nội mới được mở rộng - thuộc đề tài biên soạn cuốn sách “Hà Nội - Danh thắng và di tích” do tiến si Lưu Minh Trị chủ biên. Như mục đích yêu cầu của Đề cương đây là phần 2 (hay tập 2) của cuốn sách “Hà Nội - Danh thắng và di tích”, tôi có may mắn đã được tham gia phản biện bản thảo tập 1. Đọc nội dung đề án tôi đồng tình với mục A. Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế về di sản văn hóa của tỉnh Hà Tây (cũ) và các đơn vị khác mới chuyển vào thành phố Hà Nội. Đối với mục B, đề cương biên soạn các danh thắng và di tích, tôi xin có một số ý kiến sau: - Đối với bản dự thảo Đề cương cuốn sách “Hà Nội - Danh thắng và di tích” (cả 2 tập) đính kèm, tôi thấy đề cương đã tiếp thu ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định Bản thảo tập 1. Theo đó phần Tổng quan đã rút gọn lại khá nhiều, tuy nhiên không thấy có phần nêu lên các tiêu chí lựa chọn các danh thắng và di tích để giới thiệu trong cuốn sách gồm 2 tập này, chỉ thấy nêu dự kiến viết khoảng 1100 đơn vị danh thắng và di tích. Cũng chưa có phần nói về quy cách viết cuốn sách để người đọc tiện theo dõi, tra cứu. Phần I.I Danh thắng và di tích lịch sử văn hóa các tiểu mục II. Cầu; V. Làng cổ và VII. Công trình văn hóa có kiến trúc đẹp xếp vào mục A. Danh lam thắng cảnh xem chừng chưa ổn. Theo tôi nên xếp vào loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Mục B. Nên xếp theo thứ tự: I. Di tích khảo cổ II.Di tích lịch sử (bao gồm cả các di tích giai đoạn cách mạng kháng chiến) III. Di tích kiến trúc nghệ thuật Không nên xếp di tích lịch sử chung với di tích kiến trúc nghệ thuật, theo Luật Di sản văn hóa đó là hai loại hình riêng. Các bảo tàng là nơi chứa đựng các sưu tập hiện vật (động sản) nên xếp thành một mục riêng (C) không nên xếp chung với di tích ( bất động sản). - Bản Đề cương tập 2 cần thống nhất với đề cương chung, ban soạn thảo nên lưu ý trong bản đề cương tập 2 có: đồi (tiểu mục II); cổng làng cổ (tiểu mục III) ở mục A.Danh lam thắng cảnh; Nhà lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh (tiểu mục IV) ở mục B. Di tích lịch sử văn hóa, trong khi đó tại bản đề cương chung không có các tiểu mục nêu trên. Ngược trở lại tại bản đề cương chung có: đê ( tiểu mục I) ở mục A. Danh lam thắng cảnh, bản đề cương tập 2 lại không có? Nhân đây xin đề nghị Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nên xếp vào loại hình di tích lịch sử (vì các di tích này thuộc nhóm di tích lịch sử lưu niệm danh nhân), không nên tách riêng. Tóm lại tôi ủng hộ việc biên soạn tập 2 cuốn sách Hà Nội - danh thắng và di tích, chỉ xin có một vài góp ý mang tính cá nhân để các tác giả cuốn sách tham khảo.
GS. TS. Nguyễn Xuân Kính (31/08/2011)
1. Trước đây, nhóm tác giả do TS. Lưu Minh Trị làm chủ biên đã được thông qua đề cương chi tiết công trình Hà Nội - danh thắng và di tích. Nhưng có một “biến động” là toàn bộ tỉnh Hà Tây, một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình được sáp nhập vào Hà Nội cũ. Việc phải mở rộng đối tượng, điều tra bổ sung, biên soạn bổ sung là hết sức cần thiết và đúng đắn. Vì vậy, chúng tôi ủng hộ Đề án Nghiên cứu về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá khu vực Hà Nội mới được mở rộng. 2. Về nội dung đề án, chúng tôi tán thành. Riêng tỉnh Hà Tây cũ, theo như các tác giả cho biết thống kê đến tháng 6 năm 2008 đã có 1174 di tích đã xếp hạng quốc gia và tỉnh; có nhiều cảnh đẹp như hồ Suối Hai, thiên nhiên Hương Sơn, làng cổ Đường Lâm,… Như vậy, phần bổ sung này chắc chắn sẽ làm phong phú hơn, đặc sắc hơn nội dung đã được thể hiện trong bản đề cương chi tiết trước. 3. Về tiến độ mà các tác giả trình bày, chúng tôi thấy khả thi. 4. Về nội dung bản đề cương, chúng tôi tán thành. Nhưng không thể gọi đây là đề cương chi tiết vì nó còn sơ sài, tên các danh thắng, di tích ở vùng Hà Nội mới được mở rộng không có, danh mục tài liệu tham khảo cũng không có, nên rất khó góp ý.
Lê Thị Tân Trang (31/08/2011)
Theo tinh thần thư mời của quý Ban, tôi đã nghiên cứu dự thảo đề cương và cơ bản nhất trí với cơ cấu và nội dung đã nêu, có một số mục cần được làm rõ: - Cần thống nhất về hình thức xuất bản phảm: tập hay phần, trên cơ sở đó trong lời giới thiệu của cả bộ sách phải nêu được một cách đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của việc phát hành công trình này. - Về nội dung phải căn cứ vào các tiêu chí lựa chọn danh lam thắng cảnh, loại hình di tích để tiếp tục giới thiệu, đưa vào công trình để đảm bảo tính khoa học, nhất quán của công trình. - Đề cương cuốn sách “Hà Nội - Danh thắng và di tích” (dự kiến), phần I. Tổng quan cần chi tiết hơn tới các tiểu mục, đặc biệt nhấn mạnh tới những diên cách địa lý qua các thời kỳ và tên gọi cho các vùng đất có liên quan tới Hà Nội hiện tại để bạn đọc nắm bắt vấn đề một cách có hệ thống. Phần II.B Trình tự giới thiệu di tích nên xếp theo loại hình, trong loại hình căn cứ niên đại, kết hợp với nguyên tắc sắp xếp theo bảng chữ cái tên di tích. Do chưa nắm được kết cấu phần bản thảo đã nghiệm thu nên bước đầu xin có một số ý kiến nhỏ bổ sung, mong được quý Ban xem xét. Xin trân trọng cảm ơn!
PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng (31/08/2011)
Sau khi đọc bản Đề cương đề án nghiên cứu về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa khu vực mới được mở rộng- thuộc đề tài biên soạn cuốn sách “ Hà Nội – Danh thắng và di tích” cùng Đề cương cuốn sách “ Hà Nội danh thắng và di tích” và dự thảo lời nói đầu cuốn sách do tiến sĩ Lưu Minh Trị chủ biên tôi có một số nhận xét sau: Tác giả đề án đã tiếp thu nghiêm túc ý kiến góp ý của Hội đồng nghiệm thu, do vậy về cơ bản tôi đồng tình với trình tự nội dung các bản Đề cương và dự thảo lời nói đầu cuốn sách. Tuy nhiên tôi còn một chút băn khoăn về mục di tích lịch sử văn hóa trong phần 2 . Theo quy định tại điều 13 Chương III Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11-11-2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa phân loại di tích như sau: “ Căn cứ vào tiêu chí quy định tại điều 28 Luật di sản văn hóa, di tích được phân loại như sau: 1. Di tích lịch sử ( di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân); 2. Di tích kiến trúc nghệ thuật; 3. Di tích khảo cổ; 4. Danh lam thắng cảnh.” Trong khi đó ở mục di tích lịch sử văn hóa của Đề cương đề cập đến các loại hình di tích sau: “ I. Di tích khảo cổ; II. Đình, đền, thành quách, phủ quán, miếu, lăng mộ, nhà thờ, làng cổ; III. Chùa; IV. Di tích cách mạng và kháng chiến; V. Bảo tàng” Nếu so sánh giữa cách phân loại của Nghị định 92 và đề cương cuốn sách thì thấy loại di tích lịch sử, một loại hình di tích chủ đạo của nước ta chỉ còn phần cách mạng và kháng chiến được giứoi thiêu. Trong khi ấy không ít chùa, đình, nhà thờ họ ... không có giá trị về kiến trúc nghệ thuật nhưng vẫn được xếp hạng di tích các cấp vì đó là những nơi lưu niệm sự kiện và lưu niệm danh nhân của những thời kỳ lịch sử cổ trung đại và cận đại. Đề nghị các tác giả cuốn sách lưu ý đề tránh bỏ sót nội dung quan trọng này, đồng thời tạo điều kiện để người đọc dễ tìm hiểu loại hình di tích này trên địa bàn thủ đô. Trên đây là một vài ý kiến để Ban quản lý dự án tham khảo, xem xét quyết định. Chúc các tác giả sớm hoàn thành cuốn sách.
GS.TS Nguyễn Xuân Kính (31/08/2011)
Kính gửi: Nhà xuất bản Hà Nội 1. Kèm theo thư số 165/TM-DA tôi nhận được: + “Đề cương …” 3 trang đánh máy của TS Lưu Minh Trị; + “Đề cương…” 1 trang đánh máy của TS Lưu Minh Trị; + “Lời nói đầu…” gần 6 trang đánh máy của những người biên soạn 2. Về cơ bản, tôi tán thành nội dung, bố cục của “Hà Nội – Danh thắng và di tích”. Tôi cũng ủng hộ kế hoạch làm việc của nhóm biên soạn do TS Lưu Minh Trị đứng đầu. Không có danh mục tài liệu tham khảo nên tôi không góp ý được để nhóm biên soạn tham khảo. 3. Tôi xin góp ý cho “Lời nói đầu” + Trang 1 dòng 4 từ dưới lên: “Mê linh” sửa thành sửa là “Mê Linh” + Trang 1 dòng 13 từ trên xuống: không nên viết “Thành phố Hà Nội mới”, lúc sách in ta thì câu chuyện sáp nhập ít tính thời sự hơn, nên viết “Thành phố Hà Nội hiện nay”. + Trang 2 dòng 10 trên xuống: “di sản Văn hoá phi vật thể”, chữ “Văn” vần viết thường. + Trang 2 dòng 1+2 từ dưới lên: “Vậy tiêu chí xác định di tích lịch sử - văn hoá là danh làm thắng cảnh là gì?”. Chữ là ở đây là đánh sai, phải sửa thành “và” mới đúng. + Trang 3 dòng 10 từ trên xuống: “thời ký cách mạng”, sửa thành “thời kì cách mạng”. + Trang 4 dòng 1 từ dưới lên: “yêu thích Di sản văn hoá” sửa “Di” thành “di”. + Trang 4 dòng 8+11 từ dưới lên: Cứ theo đoạn văn này thì các con số chưa khớp: 1270 + 1195 = 2465; 2465 < 2470 + Trang 5 dòng 1+5 từ dưới lên nhắc đến hai cuốn sách, có cuốn in nghiêng, có cuốn không in nghiêng, chỉ cần đều in nghiêng và bỏ các dấu “ ”.
Nguyễn Xuân Kính (31/08/2011)
Kính gửi: Nhà xuất bản Hà Nội Tôi đã nhận được đề cương: Đề án nghiên cứu về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá khu vực Hà Nội mới được mở rộng - thuộc đề tài biên soạn cuốn sách “Hà Nội – Danh thắng và di tích”. Cùng Đề cương cuốn sách “Hà Nội: Danh thắng và di tích” do TS Lưu Minh Trị chủ biên. Tôi có một số ý kiến như sau: 1. Nhất trí để TS Lưu Minh Trị cùng các cộng sự tiến hành thực hiện đề tài theo các nội dung ký kết với Nhà xuất bản Hà Nội. 2. Các nội dung thực hiện trong đề án là cơ sở để đưa vào cuốn sách “Hà Nội – Danh thắng và di tích” 3. Sau khi đã hoàn thành thực hiện nội dung đề án, việc đưa nội dung này vào cuốn sách và dự kiến chia cuốn sách thành 2 tập với Lời Nhà xuất bản, Lời mở đầu, Phần Tổng quan chung cho cả 2 tập là hợp lí. Tuy nhiên, vấn đề tập I được phân định đến đâu, tập II bắt đầu từ đâu, nên để sau khi hoàn thành đề án, lúc đó tuỳ kết quả nghiên cứu sẽ có tính toán phù hợp. 4. Toàn thành phố Hà Nội khi đã mở rộng có 1270 di tích lịch sử - văn hoá danh thắng được xếp hạng cấp Quốc gia và 1195 xếp hạng cấp thành phố và tỉnh. Trong dự kiến trong cuốn sách chúng ta chọn lọc đưa vào 1000 cả cấp Quốc gia và một số tiêu biểu của cấp tỉnh, thành. Đây là vấn đề có lẽ cũng cần phải có sự suy nghĩ thêm để tránh phức tạp sau khi cuốn sách đã in. Xin chúc Nhà xuất bản và nhóm biên soạn thành công.
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)