Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn học - nghệ thuật
Giới thiệu bộ sách “Tuyển tập Tản Đà”

Công trình “Tuyển tập Tản Đà” là một đề tài hết sức cần thiết và xứng đáng được đứng vào hàng ngũ những tác phẩm nổi bật của “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”. Tản Đà là một nhà thơ có vị trí lớn, là hiện tượng đánh dấu mốc chuyển tiếp trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX từ thơ ca cổ điển sang thơ ca hiện đại. Ông là gương mặt kiệt xuất của văn hóa xứ Đoài (vùng Hà Tây cũ - nay là vùng Hà Nội mở rộng), một phần không thể thiếu của toàn bộ nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Tác giả: Trần Ngọc Vương - Mai Thu Huyền
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: Tập 1 - Số trang: 724; Tập 2 - Số trang: 664
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 Bộ sách là một tuyển tập được biên soạn công phu, bao gồm 2 tập, với độ dầy lên tới 1.388 trang, gồm 2 phần:

Phần 1: Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu - Dấu nối của hai thời đại văn học gồm 4 mục chính:

1. Tiểu sử và quá trình sáng tác

2. Tản Đà nhìn từ góc độ loại hình tác giả

3. Sáng tác của Tản Đà nhìn từ góc độ chủ đề - đề tài

4. Tản Đà trong lịch sử văn học dân tộc.

Đây là phần Tổng luận do giáo sư Trần Ngọc Vương chấp bút. Đây là một bài viết công phu, hấp dẫn, chứa đựng nhiều kết quả nghiên cứu chuyên sâu, đánh dấu một bước tiến mới trong nghiên cứu về Tản Đà. Bài viết dung dị, gần gũi, dễ dàng đi vào lòng người đọc.

Phần 2: Tác phẩm tuyển chọn được chia thành các bộ phận, mỗi bộ phận lại được chia thành các thể nhỏ, trên cơ sở tôn trọng nguyên tác:

1. Thơ: Tứ tuyệt yết hậu; Bát cú; Trưởng thiên; Lục bát; Song thất lục bát; Hát nói; Phong dao - dân ca; Các thể thơ khác.

2. Văn xuôi: Truyện sáng tác; Ký, tản văn; Nghị luận;

3. Dịch thuật: Thơ Đường; Kinh Thi; Liêu trai chí dị;

4. Suy tưởng và bình luận văn học: Nhàn tưởng; Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện; Một số bài bình luận văn học trên báo chí.

Ngoài ra, công trình cũng cung cấp cho độc giả những tư liệu mới mẻ và lý thú và khá hiếm về Tản Đà qua phần Phụ lục với Tản Đà thực phẩm, Hồi ức, kỷ niệm về Tản Đà của nhiều danh sĩ khác và Niên biểu Tản Đà.

Bộ sách đem lại một cái nhìn bao quát tổng thể về hiện tượng Tản Đà – một nhân vật văn chương xuất sắc của Hà Nội, góp phần tạo nên diện mạo tri thức và văn hóa Hà thành nói riêng và dân tộc nói chung.

Xin trân trọng giới thiệu!

Trang Phạm

Sách cùng chuyên mục

Ca trù Hà Nội trong lịch sử và hiện tại

Hà Nội là địa phương có truyền thuyết về tổ quê ca trù (truyền thuyết ca trù Lỗ Khê) và là nơi có ca trù phát triển lâu đời nhất. Nếu căn cứ vào văn bản còn được lưu truyền hiện nay thì có thể khẳng định rằng Hà Nội có lịch sử ca trù dài nhất, có thời điểm ca trù Hà Nội thịnh hành nhất Việt Nam.

TS. Nguyễn Đức Mậu
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
728 trang
16x24cm

Giới thiệu sách “Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội”

Tại giai đoạn I của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến ra mắt năm 2010, mảng sách Văn học - Nghệ thuật đã giới thiệu đến độc giả nhiều bộ sách có chất lượng tốt như: “Tuyển tiểu thuyết Thăng Long - Hà Nội” (8 tập), “Tuyển tập truyện ngắn Thăng Long - Hà Nội”(3 tập), “Tuyển tập ký - tản văn Thăng Long - Hà Nội” (3 tập), “Tuyển thơ Thăng Long - Hà Nội 10 thế kỷ” (2 tập), “Nghìn năm sân khấu Thăng Long”… Tuy nhiên vẫn còn thiếu một bộ môn nghệ thuật rất quan trọng, đó là mỹ thuật. Nhằm bổ khuyết cho sự trống vắng đó, ở giai đoạn II của Tủ sách, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn sách “Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội”. Cuốn sách do nhóm tác giả là những nhà nghiên cứu mỹ thuật chủ trì biên soạn gồm Nguyễn Đức Hòa (chủ biên), Trần Hậu Yên Thế và Nguyễn Đức Bình.

Nguyễn Đức Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
420
20x30

Tuyển Ký - Tản văn Thăng Long - Hà Nội

Trong suốt 10 thế kỷ với biết bao biến thiên, đổi thay của đất nước, của Thủ đô thì những bài ký, tản văn - với vai trò “được ghi chép” hay nói đúng hơn là mang dấu ấn trực tiếp của “sự kiện” đã thể hiện một bức tranh khá sinh động, chân thực và khá đầy đủ về cuộc sống xã hội, con người, văn hoá, lối sống phong tục truyền thống của kinh thành Thăng Long xưa (từ năm 1010) trải qua bao biến thiên lịch sử cho đến Hà Nội ngày nay.

PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
16 x 24 cm

Tuyển tập Ngô gia văn phái

“Tuyển tập Ngô gia văn phái” là công trình được đầu tư nghiên cứu từ nhiều năm nay, được đánh giá là thành tựu lớn nhất trong dòng văn học đương đại cả về số lượng và chất lượng.
PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
1664 trang
16 x 24 cm

Người Thăng Long

 Trong nền văn học Việt Nam, nhà văn Hà Ân xứng danh là cây đại thụ trong các nhà văn đương đại viết về lịch sử. Đọc tiểu thuyết lịch sử của ông, người đọc không cảm thấy sự khô khan, trúc trắc bởi các sự kiện lịch sử đã đi vào nội tâm nhân vật, lý giải vấn đề lịch sử bằng cái nhìn của ngày nay, cùng với sự tưởng tượng của nhà văn. Tất nhiên ông vẫn là tôn trọng chính sử, coi chính sử là cái mốc thời gian để trên đó hư cấu theo ý đồ của mình nêu lên những ý nghĩa nhân văn và đạo đức cao cả. Nhắc đến Hà Ân là nhắc đến một con người uyên bác, kiến văn sâu rộng, và ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế. Với những tiểu thuyết lịch sử viết về Thăng Long - Hà Nội đặc biệt là tiểu thuyết “Người Thăng Long”, Hà Ân không chỉ tái hiện một thời đoạn oai hùng nhất của lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, vương triều Trần, mà ông còn làm sống dậy những anh hùng, hào kiệt mang hào khí Đông A. Dù chỉ tái hiện lịch sử trong một lát cắt là cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai, nhưng ở đó khung cảnh, đất và người Thăng Long lại được tạo dựng một cách oai hùng, lắng đọng và đi vào chiều sâu từ chính những điều bình thường nhất đó là lối sống, là nếp nghĩ, cách ứng xử, nếp sinh hoạt tinh tế, khéo léo và thanh lịch của người Tràng An.

Hà Ân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
380
14,5x20,5
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)