Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn học - nghệ thuật
Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI
Các tác phẩm được tuyển chọn phong phú. Mỗi ca khúc phản ánh được không khí của Hà Nội gắn với từng giai đoạn lịch sử cụ thể và hơn hết là chứa đựng cái hồn của Hà Nội, tiếng lòng của Hà Nội và tình yêu đối với mảnh đất này.
Tác giả: PGS. Hoàng Dương (Chủ biên) - NS. Hồ Quang Bình (Chủ trì)
Nhà xuất bản: Nhà Xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2010
Tổng số trang: 364 trang
Kích thước: 16 x 24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00) Mời đọc một chương sách hay
Giới thiệu về sách:
       Tuyển chọn những ca khúc Hà Nội trong thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI đã được đời sống âm nhạc công nhận.

      Tiêu chí tuyển chọn: những ca khúc phản ánh, tinh thần cốt cách của người Hà Nội, những sáng tác đậm dấu ấn Hà Nội lẫn những sáng tác mà Hà Nội không hiển hiện trên bề mặt ca từ nhưng hồn Hà Nội vẫn chứa đựng bên trong và đều hướng đến ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp của mảnh đất này. Qua đó không những ca ngợi vẻ đẹp của Hà Nội như nguồn cảm hứng cho âm nhạc, thể hiện tình yêu của các nhạc sĩ dành cho mảnh đất ngàn năm văn hiến mà còn khẳng định được diện mạo của nền âm nhạc Thủ đô.

      Ngoài các bản phổ được tuyển chọn là các bài viết dẫn luận công phu về bối cảnh ra đời, nội dung, tính nghệ thuật của mỗi thời kỳ. Dẫn luận cũng đặt ra những vấn đề lý luận, đối chiếu, từ thực trạng sáng tác và thưởng thức âm nhạc của từng thời kỳ. Đây sẽ là nguồn tư liệu phục vụ cho các nhà nghiên cứu âm nhạc, giảng viên, học sinh của các nhạc viện, Đại học, cao đẳng âm nhạc cũng như người yêu nhạc. - Các tác phẩm được tuyển chọn phong phú. Mỗi ca khúc phản ánh được không khí của Hà Nội gắn với từng giai đoạn lịch sử cụ thể và hơn hết là chứa đựng cái hồn của Hà Nội, tiếng lòng của Hà Nội và tình yêu đối với mảnh đất này.
Sách cùng chuyên mục

Hà Nội với những tấm lòng gần xa

Đây là tuyển tập các bài thơ văn, bút ký, tản văn và một số ký hoạ, tranh, ảnh nghệ thuật của người nước ngoài nhìn Hà Nội, cảm nhận và viết về Hà Nội. Điểm theo thời gian, nêu những nét đặc sắc của Hà Nội qua cái nhìn của bè bạn. Các tác phẩm nêu bật được vẻ đẹp của cảnh sắc và con người Hà Nội, bày tỏ sự thán phục trước sự dũng cảm của con người Hà Nội và những ấn tượng sâu sắc mà Hà Nội để lại trong lòng bạn bè.
Hoàng Thuý Toàn (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
16 x 24 cm

Giới thiệu cuốn sách “Chuyện quanh ta”

“Để lại tiếng thơm cho đời qua cách sống của mình” chính là tâm niệm, là quan điểm sống của tác giả cuốn “Chuyện quanh ta” - PGS.TS. Phạm Quang Long - người đã từng là Phó Giám đốc Đại học Quốc gia, Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH & NV, người đã nhiều năm đứng đầu ngành văn hóa Thủ đô.

Phạm Quang Long
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
380
14,5x20,5

Người Thăng Long

 Trong nền văn học Việt Nam, nhà văn Hà Ân xứng danh là cây đại thụ trong các nhà văn đương đại viết về lịch sử. Đọc tiểu thuyết lịch sử của ông, người đọc không cảm thấy sự khô khan, trúc trắc bởi các sự kiện lịch sử đã đi vào nội tâm nhân vật, lý giải vấn đề lịch sử bằng cái nhìn của ngày nay, cùng với sự tưởng tượng của nhà văn. Tất nhiên ông vẫn là tôn trọng chính sử, coi chính sử là cái mốc thời gian để trên đó hư cấu theo ý đồ của mình nêu lên những ý nghĩa nhân văn và đạo đức cao cả. Nhắc đến Hà Ân là nhắc đến một con người uyên bác, kiến văn sâu rộng, và ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế. Với những tiểu thuyết lịch sử viết về Thăng Long - Hà Nội đặc biệt là tiểu thuyết “Người Thăng Long”, Hà Ân không chỉ tái hiện một thời đoạn oai hùng nhất của lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, vương triều Trần, mà ông còn làm sống dậy những anh hùng, hào kiệt mang hào khí Đông A. Dù chỉ tái hiện lịch sử trong một lát cắt là cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai, nhưng ở đó khung cảnh, đất và người Thăng Long lại được tạo dựng một cách oai hùng, lắng đọng và đi vào chiều sâu từ chính những điều bình thường nhất đó là lối sống, là nếp nghĩ, cách ứng xử, nếp sinh hoạt tinh tế, khéo léo và thanh lịch của người Tràng An.

Hà Ân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
380
14,5x20,5

Giới thiệu bộ sách “Tuyển tập Tản Đà”

Công trình “Tuyển tập Tản Đà” là một đề tài hết sức cần thiết và xứng đáng được đứng vào hàng ngũ những tác phẩm nổi bật của “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”. Tản Đà là một nhà thơ có vị trí lớn, là hiện tượng đánh dấu mốc chuyển tiếp trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX từ thơ ca cổ điển sang thơ ca hiện đại. Ông là gương mặt kiệt xuất của văn hóa xứ Đoài (vùng Hà Tây cũ - nay là vùng Hà Nội mở rộng), một phần không thể thiếu của toàn bộ nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Trần Ngọc Vương - Mai Thu Huyền
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1 - Số trang: 724; Tập 2 - Số trang: 664
16x24

Giới thiệu cuốn sách “Hà Nội ngày ấy”

Sống gần trọn một thế kỷ giữa lòng Hà Nội, tận mắt chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố từ khi còn là thuộc địa của thực dân Pháp - Rồi Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Sau đó là thành phố tạm chiếm - Rồi thành phố ngập tràn cờ hoa trong ngày giải phóng 10/10/1954, tác giả Nguyễn Bá Đạm đã lặng thầm quan sát, ghi chép về cảnh quan và con người nơi đây.

Nguyễn Bá Đạm
Nhà xuất bản Hà Nội
2013
280
14,5x20,5
Ý kiến bạn đọc
PGS. Nhạc sỹ Dương Viết Á (24/08/2011)
1. Xin phép không nói nhiều về những điểm ưu việt của nội dung cuốn sách như hợp lí về mặt cấu trúc, tính mạch lạc về văn phong, tính khoa học về mặt tuyển chọn tác phẩm… Chỉ xin được nêu một số điểm cần bổ sung chính để cho tập sách hoàn thiện hơn và nếu có thể là hoàn chỉnh hơn. 2. Xin gửi kèm theo đây hai trang bản góp ý về chi tiết - lần theo trang của cuốn sách. Rất rất mong Ban biên tập của Nhà xuất bản và nhất là người chịu trách nhiệm sửa bản in lưu ý để chỉnh sửa cho chu chỉnh hơn. Bởi lẽ, theo tôi, đây là cuốn sách “để đời” và sẽ “đi cùng năm tháng” trong tương lai. Vốn là giáo viên văn học, do đó có những “méo mó nghề nghiệp” tôi cứ “liều” thò bút vài chỉnh sửa ngay trên bản thảo. Tôi rất mong các vị biên tập thứ lỗi cho tôi. 3. Ở một số trang, thí dụ 2, 3, 15… có những cách viết hoa và không viết hoa, xem ra hơi khác lạ! Hay đây là cách riêng của sách điện tử. 4. Các tác giả viết những bài luận bình có nên ghi kèm học hàm, học vị, chức danh không? Theo tôi, không cần thiết. 5. Một số bài luận bình có trích dẫn từ những nguồn nào đó – thí dụ, bài viết của Hoàng Dương, Vũ Tự Lân. Theo tôi, trích dẫn cần ghi rõ nguồn, vì đấy là yêu cầu – và cũng là nguyên tắc về học thuật, về khoa học – Sự chặt chẽ, nghiêm túc về công tác nghiên cứu. 6. Có rất nhiều gạch sổ dọc ở đầu rất nhiều bản nhạc, và tôi đã khoanh lại vì không hiểu ý nghĩa của nó. 7. Thử xem lại, tra lại Từ điển về cách thức viết hoa, nhất là tên gọi địa danh…! Thí dụ: hồ gươm hay Hồ Gươm, hồ Tây hay Hồ Tây…? Nếu đấy là những từ “lưỡng tính” thì cũng cần thống nhất ngay trong một cuốn sách! 8. Trong phần Phụ lục: Sơ lược chân dung nhạc sĩ – tác giả ca khúc, theo tôi, nên xem lại liều lượng về số chữ, số dòng, số trang dành cho từng tác giả. Ai được viết dài, ai được viết ngắn… cần có sự điều chỉnh đúng mức! Thí dụ: - Vũ Duy Cương – tr 636 - Doãn Nho – tr 674 - Trần Văn Nhơn – tr 676 - La Thăng – tr 698 - Lê Xuân Thọ - tr 701 9. Phần Tư liệu tham khảo (tr 754) Theo tôi, không tương xứng với tầm của cuốn sách! Một cuốn sách dày 768 trang, lẽ nào chỉ có 4 tài liệu tham khảo? Còn những tập Tiếng hát Việt Nam I, II, III, những tập ca khúc của các tác giả, những trang sách, tập sách lí luận phê bình về âm nhạc Việt Nam và Âm nhạc Hà Nội (xưa và nay)… Theo tôi, có thể có hai phương án cho trang tư liệu tham khảo này: 9.1. Xóa bỏ trang tư liệu tham khảo này! 9.2. Giao cho một ai đó viết lại trang này! (Tôi nghĩ, có thể là hàng trăm đầu sách). Nếu làm được mức đó, cuốn sách càng tăng thêm độ tin cậy của người đọc KỊCH BẢN CHI TIẾT - tr bìa: 1 lỗi - Cách thức viết hoa của sách điện tử có gì khác với sách thường không? Như ở các trang 2, 3… tr 15 - Có cần thiết ghi thêm chức danh, học vị, học hàm của tác giả các bài luận bàn không? Theo tôi, có lẽ không cần thiết! - Cần ghi chú nguồn trích dẫn: bài của Hoàng Dương, Vũ Tự Lân - Lưu ý những gạch sổ dọc đầu một số bản nhạc - Nên chuyển bài Em bay trong đêm pháo hoa thành bài cuối (thay cho bài của Cao Việt Bách) - Hai từ Hồ Gươm, Hồ Tây nên viết hoa như thế nào? - Xem lại liều lượng câu chữ của từng tác giả: 636? 674? Trần Văn Nhơn tr 676? La Thăng 698? Lê Xuân Thọ 701? - Trang 754 Tư liệu tham khảo: quá ngắn – có thể bỏ. ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH - Tr 1 (bìa) đã đánh dấu và sửa chữa - Tr 2 - Tr 3 - Tr 4 - Tr 5 (2 lỗi) - Tr 6 Thiên Thai - viết hoa Thai: đồng tác giả Hoàng Thoại (theo Âm nhạc mới Việt Nam – tiến trình và thành tựu – Tú Ngọc, Nguyễn Thị Nhung, Vũ Tự Lân, Nguyễn Ngọc Oanh, Thái Phiên – Viện Âm nhạc xuất bản 2000, tr. 88). - tr 6 Trường Chinh ca: Chinh không viết hoa - đồng tác giả (ca từ): Lê Minh (Âm nhạc mới Việt Nam – Sđd, tr 242). - Tr 7: 2 lỗi - Tr 8: 2 lỗi Em ơi, Hà Nội phố - Thơ: Phan Vũ - Tr 9: 2 lỗi - Tra 13: Rất cần chú ý Yêu cầu về ngôn ngữ nhất là công tác biên tập - Tr 17: 2 lỗi
Nhà thơ Bằng Việt (24/08/2011)
- Về Đề cương: Đã thông qua và đã được bổ sung, sửa chữa theo các ý kiến đóng góp của Hội đồng nghiệm thu. - Về Kịch bản chi tiết: Đã được trình bày theo thứ tự một cuốn sách điện tử đa chức năng. Phần nào, người xem cũng đã hình dung ra tương đối cụ thể, từ thứ tự các bài giới thiệu, các ca khúc minh họa cho từng giai đoạn, tiểu sử tác giả... trên giao diện của máy tính. Tôi chỉ không hiểu tại sao các tác giả lại gọi đây là kịch bản sách điện tử? Nên dùng một từ dễ hiểu, phù hợp hơn với nội dung, ví dụ: Trình bày trên giao diện sách điện tử, hoặc Diễn giải cụ thể nội dung chi tiết sách v.v... Phần 1947 - 1954, các tác giả có đổi lại đầu đề: Ca khúc Hà Nội giai đoạn tạm bị chiếm, như lâu nay vẫn quen gọi, thành Ca khúc Hà Nội giai đoạn chưa giải phóng. Nội dung thì không có gì khác biệt, nhưng cân nhắc vì sao lại phải đổi tên giai đoạn đó, có chính xác và dễ hiểu hơn với độc giả không? Vả lại, bên cạnh đó, lại có phần ca khúc Hà Nội trong Kháng chiến chống Pháp, vậy nên hình dung thế nào về phần ca khúc trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm, chẳng lẽ không coi nó là một phần gắn bó hữu cơ với cuộc Kháng chiến của toàn dân tộc? Phần trình bày cụ thể, không rõ có phải đây có là bản trình bày chính thức chưa, nhưng vấn đề chính tả trong cách trình bày sách vẫn nên bàn lại thật kỹ :chữ viết hoa, chữ thường, cỡ chữ, kiểu chữ và tỷ lệ trên giao diện v.v... Phần cân xứng trong tỷ lệ các bài hát giữa các thời kỳ cũng nên rà soát lại một lần nữa, theo các góp ý từ những lần trước, sao cho thật hài hòa, cân đối và thể hiện đầy đủ là phần minh chứng sát đúng cho các bài tiểu luận đã có ở từng phần. Tỷ lệ cân xứng của từng tác giả trong tổng thể cả tập sách cũng vậy, nên rà soát lại thêm một lần nữa, đảm bảo thật khách quan và khoa học.
Ông Nguyễn Xuân Hải (24/08/2011)
Sau khi nghiên cứu kịch bản sách điện tử: “Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI”, tôi xin có một số nhận xét và đề nghị với Ban quản lý dự án Nhà Xuất bản Hà Nội như sau: I. Kịch bản được các tác giả chuẩn bị khá công phu, đồ sộ, và trung thành với nội dung của sách in đã được nghiệm thu.Về công nghệ để sản xuất sách, các tác giả bước đầu đã đưa ra một vài đề xuất mang tính tượng trưng là chủ yếu… II. Tuy nhiên qua kịch bản này tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến vừa là trao đổi, vừa là đề nghị để Nhà xuất bản có những giải pháp hiệu quả thiết thực, nhanh chóng trong việc tổ chức xuất bản cuốn sách điện tử này. Một là : Cần làm rõ thế nào là kịch bản : Theo tôi, hiểu đơn giản, nôm na, kịch bản là tiến trình phát triển của tác phẩm theo một trình tự, lô gích nhất định, trong đó diễn ra các hoạt động, các sự việc và hành động của nhân vật nhằm thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm gắn liền với các thủ pháp nghệ thuật như âm thanh, màu sắc, ánh sáng…Nếu đúng như thế thì đây không phải là kịch bản và cũng vì vậy đây chưa phải là sách điện tử…Vì vậy tôi đề nghị không nên gọi là kịch bản sách điện tử mà thay vào đó nên chăng chúng ta lựa chọn một tên gọi phù hợp chính xác hơn, ví dụ như có thể gọi là bản thiết kế hệ thống chi tiết sách điện tử “Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI…” Hai là: Như vậy có thể hiểu đây chính là phần sương sống của phần mềm của sách điện tử, và đây chính là căn cứ để nhà sản xuất dựa vào đó thể hiện những phần mềm cụ thể trong thực hiện cuốn sách…Do vậy tôi đề nghị cần bám sát vào đề cương đã được duyệt vào tháng 9-2009 để cụ thể hoá, chi tiết hoá cuốn sách theo hướng sách điện tử đa phương tiện… Sách điện tử này thực chất là một Webste sẽ có giao diện như thế nào và các thông tin của nó được bố trí từng cấp ra sao, và ở từng cấp nó sẽ được bộc lộ như thế nào để người đọc có thể khai thác nó…Ngoài ra ở đây còn có những tiện ích gì khác nữa mà cuốn sách sẽ đem lại cho người đọc…Tất cả những câu hỏi đó cần phải được trả lời rõ… Ba là: Về nội dung tôi thấy Nhà xuất bản cần xem lại có cần thiết phải có thêm bài viết của tác giả Hồ Quang Bình nữa không vì các ý trong bài viết này đều đã được thể hiện ở các phần dẫn luận của cuốn sách. Nếu thấy cần thiết phải có bài của nhạc sỹ Hồ Quang Bình thì theo tôi bài viết này phải viết lại theo vị trí của người biên tập nên coi đó là lời nói của người biên tập thể hiện tấm lòng của người biên tập trước một công trình đồ sộ và không ít khó khăn… Bốn là: Trên nền một số ý kiến bước đầu như trên, tôi đề nghị nhóm tác giả nhanh chóng chuẩn bị lại, các dữ liệu cụ thể của từng phần nội dung sách không cần phải trình bầy nữa mà chỉ cần nêu rõ sẽ nhập dữ liệu từ trang nào đến trang nào của sách in, theo tôi bản thiết kế này chỉ khoảng 10 trang thôi, và nên trình bầy theo sơ đồ hoá… Cần nhắc lại là nhóm tác giả phải bám chắc vào phần công nghệ của bản đề cương mà triển khai… Khi nghiệm thu bản thiết kế này các thành viên trong hội đồng sẽ thảo luận tranh luận trên màn hình, lúc đó mọi vấn đề dễ thống nhất hơn… Năm là: Từ bản thảo in đã có, chuyển sang sách điện tử, cuốn sách này có rất nhiều cơ sở thuận lợi giúp cho người thiết kế sách điện tử có thể trên nền công nghệ hiện đại mà sáng tạo làm cho những nội dung vốn có của sách in trở lên hấp dẫn, thuyết phục. Tôi tin rằng với khả năng và trình độ của mình nhóm tác giả được sự hỗ trợ của Nhà xuất bản nhất định sẽ nhanh chóng hoàn thành tốt việc thiết kế cuốn sách điện tử này…
Ông Phạm Thế Bính (24/08/2011)
Về nội dung của Đề cương, tôi thấy Đề cương đã tiếp thu được các ý kiến đóng góp tại buổi nghiệm thu, đã chỉnh sửa, bổ sung theo các ý kiến đóng góp. Tôi chỉ còn băn khoăn ở chỗ Đối tượng phục vụ của Dự án. Theo tôi thì dự án không chỉ nên dừng lại ở mục đích đem lại một công cụ mới, một phương pháp mới trong việc nghiên cứu, tra cứu và không nên chỉ phục vụ cho những người nghiên cứu về âm nhạc Hà Nội trong giai đoạn trên. Theo ý kiến cá nhân, đối tượng phục vụ của dự án là cả những người yêu Hà Nội, những người yêu âm nhạc. Dự án sẽ cung cấp cho những nhà nghiên cứu, những người yêu Hà Nội, những người yêu âm nhạc một món ăn tinh thần đậm chất nhạc về Hà Nội với sự phụ họa của chữ viết, lời nói, hình ảnh tĩnh và động thông qua phương tiện hiện đại dựa trên công nghệ thông tin. Cuối cùng, tôi cho rằng Đề cương đã đủ chất lượng để chuyển sang giai đoạn xây dựng dự án chính thức, giúp cho việc phát hành sách điện tử kịp phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Ông Nguyễn Xuân Hải (24/08/2011)
Tôi rất mừng vì bản thảo lần này đã được chỉnh sửa tương đối hoàn chỉnh và đã chuyển tải khá trọn vẹn các yêu cầu của chủ đầu tư và các ý kiến góp ý của Hội đồng nghiệm thu lần một. Tôi chỉ xin góp thêm một số ý kiến như sau: Về phần công nghệ tôi thấy nhóm tác giả đề xuất các giải pháp khá tốt tôi không bổ xung gì thêm. 1. Về phần nội dung tôi đề nghị nhóm tác giả nên sửa lại ý 4 của phần I ở đây cần làm rõ vì sao dự án phải sản xuất sách điện tử ca khúc “Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI”. Bên cạnh những lý do khác, cần khẳng định rõ đây là một trong những nhiệm vụ cụ thể của dự án, một trong những sản phẩm bắt buộc của dự án … 2. Xin đề nghị nhóm tác giả chỉnh sửa các lỗi về ngữ pháp và chính tả. Tóm lại về cơ bản tôi thấy bản đề cương lần 2 này đã đạt kết quả tốt, đề nghị nhóm tác giả khẩn trương phát triển thành đề cương chi tiết để có thể sớm đưa vào sản xuất bảo đảm tiến độ chung của dự án sớm có sản phẩm cụ thể trình UBND thành phố Hà Nội để có thể lấy sản phẩm này tặng các vị khách trong nước và quốc tế về dự lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long –Hà Nội.
PGS. Nhạc sỹ Dương Viết Á (24/08/2011)
Xin được đi vào những nhận xét: 1. Ở trang 6 thuộc Phần 1: - (1) “Con thuyền không bến”, (2) “Giọt mưa thu” đều cùng tác giả Đặng Thế Phong. - (3) “Biệt ly” là của Doãn Mẫn - (8) “Thiên thai” Cần bổ sung tác giả ca từ (điều này từng công bố) 2. Phần 2 (trang 7 và trang 8) - Chủ điểm khá tập trung và rõ nét - Theo ý kiến riêng tôi, nên bổ sung ít nhất một bài mang giọng điệu về ngôn ngữ âm nhạc “khác”. Tất nhiên vẫn hiện lên được chủ điểm Hà Nội. 3. So với bản đề cương kỳ trước, bản đề cương kỳ này đã có phần hoàn chỉnh hơn.
Nhà thơ Bằng Việt (24/08/2011)
1. Sau khi chỉnh sửa lần thứ hai, Đề cương sách điện tử đa phương tiện “Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI” đã có những bổ sung cơ bản và chuẩn xác về nội hàm một cuốn sách điện tử phải đảm bảo được những yêu cầu gì, tiêu chí khi gọi là một cuốn sách điện tử phải có những đảm bảo về mặt công nghệ ra sao, mục tiêu và đối tượng phục vụ của cuốn sách bao gồm những ai và với những hình thức xuất bản nào. Như vậy là phần TỔNG QUAN của Đề cương đã tương đối rõ ràng và mạch lạc, đồng thời đã lược đi phần thuộc về kế hoạch và phạm vi các sách điện tử sẽ được xuất bản trong Tủ sách của NXB Hà Nội, như vậy là hợp lý. Phần TỔNG QUAN cũng dành chỗ để xác định cụ thể hơn đối với 2 thuật ngữ “ Sách điện tử ” và “ Sách điện tử đa phương tiện ” là rất bổ ích đối với độc giả hiện nay, vì các loại sách này đang còn rất mới đối với công chúng đông đảo nước ta, nhiều người cũng chưa có khái niệm thật chính xác. 2. Phần NỘI DUNG của Sách có cả thảy 38 bài hát ở dạng Video và 7 bài hát được sử dụng làm nền cho 6 tiểu luận nghiên cứu, theo tôi, như vậy cũng là hợp lý và cũng đã đảm bảo được yêu cầu của lần góp ý trước đây của Hội đồng thẩm định, là tăng được khả năng tối đa số bài hát vào sách điện tử để minh họa một cách thuyết phục cho sự phát triển của từng giai đoạn của Âm nhạc Hà Nội trong 2 thế kỷ và tạo điều kiện cho độc giả được thưởng thức nhiều ca khúc hay và tiêu biểu cho mỗi thời kỳ. a) Tuy vậy, nếu trước đây, các tác giả làm sách đã chọn tất cả 12 bài hát (thời Tiền chiến), thì hiện nay lại chỉ chọn thu lại có 10 bài, ít hơn 2 bài, nhưng vẫn dành tới 5 bài và còn thêm cả phần nhạc nền nữa, cho một mình tác giả Văn Cao, tức là chiếm tỷ lệ tới hơn 50% số bài, liệu có cân đối không?. Vẫn biết Văn Cao là một nhạc sĩ lớn, và cả phần sau Cách mạng cũng còn có nhạc của ông nữa, vậy nên chăng, ở phần trước Cách mạng, theo tôi nên thêm một vài bài của các tác giả khác nữa, để tỷ lệ tác phẩm của Văn Cao ở giai đoạn này tối đa chỉ nên chiếm đến 30 % hoặc 40% tổng số bài thôi. (Như vậy, nếu vẫn để Văn Cao 5 bài, thì tổng số bài ở giai đoạn này vẫn nên duy trì ở mức 12 bài). Với những cống hiến xứng đáng trong giai đoạn này, nên chăng để thêm 1,2 bài nữa của các tác giả như Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung hay Hoàng Quý, Phạm Văn Chừng, Thẩm Oánh, Hoàng Giác, v.v...? Còn bài “Biệt ly” của Doãn Mẫn, ở đây vẫn bị ghi sai là của Bùi Công Kỳ? Vậy nên lấy một bài khác của chính ngay Bùi Công Kỳ cũng được. Và cả bài “Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong, ở đây cũng bị ghi nhầm là của Doãn Mẫn, cần sửa lại . b) Sang đến phần Kháng chiến chống Pháp, những bài có tính chiến đấu cao và có dáng dấp sử thi, đánh dấu cho hơi thở mạnh mẽ của một thời đại, như “Trường chinh ca” (Lương Ngọc Trác) thì lại chỉ sử dụng làm nhạc nền, lẽ ra, phải được thể hiện toàn bộ ca khúc mới xứng đáng. Bởi nếu không, hơi thở của cuộc Kháng chiến chống Pháp sẽ bị mất đi một phần hoành tráng đáng kể, nhất là giai đoạn này lại chỉ được chọn tất cả có 5 bài . c ) Các ca khúc trong Kháng chiến chống Mỹ, có tất cả 7 bài. Thời này cũng là thời có nhiều ca khúc hay về Hà Nội. Tôi vẫn tiếc bài “Trên đường Hà Nội” (“Ta đi trên đường Hà Nội rực rỡ chiến công”...) của Hồ Bắc, rất điển hình và rất phổ cập suốt thời chống Mỹ, nên cố gắng chọn lại. d ) Các ca khúc trong phần 4 (Từ thống nhất đất nước đến nay) có cả thảy 16 bài. Hoan nghênh các tác giả làm sách đã tiếp thu ý kiến đóng góp lần trước và đưa vào các bài như “Mùa Xuân, làng lúa làng hoa” của Ngọc Khuê, hoặc “Nhớ mùa thu Hà Nội” của Trịnh Công Sơn, và “Hà Nội đêm trở gió” của Trọng Đài. Tuy nhiên, tôi lại thấy, có lẽ không cần đưa cả bài“Chị tôi” của Trọng Đài - Đoàn Thị Tảo vào đây. Bài đó cũng không điển hình cho Hà Nội, và ai cũng biết, chị Đoàn Thị Tảo là chị ruột chị Đoàn Lê, hiện sống ở Hải Phòng và chất liệu của bài thơ “Chị tôi” được xây dựng trên chất liệu của đời sống Hải Phòng. Vậy nếu không thêm gì nữa, thì giai đoạn này để 15 bài cũng là đủ và cũng đã là tiêu biểu. Vả lại, giai đoạn này vẫn có số bài được chọn chiếm số lượng nhiều nhất trong tất cả các giai đoạn rồi . 3. Phần ba và phần bốn: YÊU CẦU KỸ THUẬT và YÊU CẦU VỀ MẶT CHỨC NĂNG VÀ HÌNH THỨC, tôi nhất trí và thấy không cần phải góp ý thêm gì, vì đã tương đối đầy đủ và rõ ràng, mạch lạc. Riêng ở trang 16, mục g, chức năng thông tin ca khúc (chức năng 2), và chức năng thông tin ca khúc tham khảo (chức năng 4), có lẽ từ “thông tin” không nói được hết tính chất “truy cập, tra cứu và thưởng thức” của sách điện tử âm nhạc, một ưu thế gắn liền với công nghệ thông tin mà các cuốn sách thường không có được. Vậy nên chăng, nên sửa lại là “chức năng truy cập các ca khúc” và “chức năng truy cập các ca khúc tham khảo”./.
Ông Phạm Thế Bính (24/08/2011)
I. Nhận xét chung: Đề cương đã mô tả được nhu cầu thực tiễn về việc xây dựng sách điện tử đa phương tiện cũng như nội dung và bố cục cuốn sách để giới thiệu cho cả thế giới biết đến những ca khúc viết về Hà Nội trong hơn 1 thế kỷ qua, chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đề cương cũng đã mô tả được những nét cơ bản về yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu chức năng của hệ thống sách điện tử. Tuy nhiên, để cho dự án mang tính khả thi cao. Đề cương nên mô tả chi tiết hơn ở một số vấn đề. II. Những ý kiến đóng góp chi tiết đối với nội dung Đề cương: (Những góp ý sẽ chỉ tập trung vào mặt những mặt còn tồn tại, những điểm chưa phù hợp trong bản Đề cương, không quan tâm nhiều đến những nội dung đã phù hợp) 1. Về phần tổng quát của Đề cương: Trong phần tổng quát của Đề cương, tác giả đã mô tả được nhu cầu xuất bản tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”. Tuy nhiên, tác giả chưa mô tả rõ nhu cầu xuất bản sách điện tử đa phương tiện thông qua thế mạnh của loại sách này so với loại phát hành sách phát hành truyền thống, và nguyên nhân vì sao lại chọn xuất bản sách điện tử về các ca khúc là cuốn sách điện tử đa phương tiện đầu tiên trong 5 cuốn sách dự tính sẽ phát hành. Nên chuyển đoạn cuối mục “Nhu cầu” bắt đầu từ “Tập sách có phần dẫn luận… các ca khúc trong tập sách” về phần nội dung tập sách. Trong phần mục tiêu của dự án tác giả cần nêu bật được dự án đầu tư để làm ra những sản phẩm gì? nên phân ra làm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, phần mục tiêu cụ thể nên mô tả kỹ những đặc điểm của sản phầm, làm cơ sở để sau này nghiệm thu sản phẩm, thiết nghĩ không cần nêu tác dụng và các hình thức khai thác sách điện tử trong mục này. Về phạm vi của dự án, thiết nghĩ dự án này sẽ triển khai tại Nhà xuất bản Hà Nội, còn phạm vi tác động của dự án thì nên phân tích trong mục “Đối tượng phục vụ của dự án”. 2. Phần nội dung sách điện tử: Đề cương đã mô tả chi tiết về nội dung của sách điện tử nhưng chưa mô tả hình thức khai thác của độc giả là theo hình thức khai thác “tuần tự” hay “ngẫu nhiên” đối với toàn bộ cuốn sách, thậm chí là từng mục trong mỗi ca khúc, bao gồm lời dẫn, phần nhạc và lời,… Ngoài ra, đề cương cũng nên mô tả cấu trúc thông tin trong sách cũng như quan hệ giữa cấu trúc thông tin với các phần của cuốn sách 3. Phần yêu cầu kỹ thuật: Phần nguyên tắc thiết kế hệ thống, phần tổ chức và lưu trữ thông tin cũng như phần bảo mật và an toàn số liệu trong Đề cương mới mô tả những nét khái quát mang tính lý thuyế của một hệ thống thông tin, chưa mô tả các đặc điểm kỹ thuật cần phải đáp ứng của một cuốn sách điện tử. Đề cương cũng chưa mô tả rõ cuốn sách điện tử này sẽ được phát hành theo những hình thức nào. Về yêu cầu ngôn ngữ, thiết nghĩ ngoài Tiếng Việt theo chuẩn UNICODE 6909:2001, cuốn sách nên hỗ trợ được một vài ngôn ngữ thông dụng khác trên thế giới như tiếng Anh, tiếng Pháp. Về yêu cầu công nghệ, Đề cương đã mô tả một số công nghệ để xây dựng và duy trì các website, nhưng chưa thấy mô tả công cụ để đóng gói hệ thống dữ liệu đa phương tiện thành cuốn sách điện tử đa phương tiện (ví dụ như Multi – Media E-Book Reader). Đề cương cũng chưa mô tả về yêu cầu giữ bản quyền đối với việc phát hành sách điện tử nên người đọc cũng không rõ là cuốn sách có yêu cầu về sử dụng các biện pháp kỹ thuật để chốn sao chép nhân bản cuốn sách hay không 4. Phần yêu cầu về mặt chức năng: Phần chức năng tra cứu trong Đề cương mới chỉ mô tả khái quát về chức năng tra cứu mang tính lý thuyết của một hệ thống thông tin, chưa mô tả các đặc tính tra cứu dựa theo nội dung hoặc loại dữ liệu có trong sách. Việc xác định “hệ thống còn có thể tra cứu thông tin trên mạng toàn cầu” làm người đọc liên tưởng tới cuốn sách điện tử sắp phát hành có tính năng tương tự như các máy tìm kiếm thông tin trên Internet như Google. Phần chức năng mã hóa và bảo mật thông tin, Đề cương chưa phân tích nhu cầu phải mã hóa và bảo mật thông tin nên người đọc chưa hình dung được tại sao lại phải đặt ra nhu cầu này trong khi nội dung của cuốn sách cần phải phổ biến rộng rãi. Phần chức năng quản lý thông tin, Đề cương chưa phân tích mục đích cần phải điều chỉnh lượng thông tin cho phép đọc trong cuốn sách cũng như phải thiết lập thời gian được phép tra cứu sách nên người đọc cũng chưa hình dung được vì sao lại phải đặt ra các yêu cầu này. III. Kiến nghị của người phản biện: Về cơ bản, Đề cương đã mô tả được các yêu cầu nhưng nên có sửa đổi, bổ sung để đảm bảo được tính hiệu quả, tính khả thi của dự án.
Ông Nguyễn Xuân Hải (24/08/2011)
Bản đề cương đã thể hiện được những nhiệm vụ cơ bản của sách điện tử theo yêu cầu của chủ dự án đề ra thuộc các phương diện nội dung cũng như công nghệ , kỹ thuật… Tuy nhiên bản đề cương còn bộc lộ một số khiếm khuyết cần phải chỉnh sửa là: 1.Về trình bày còn để nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp 2. Về bố cục vẫn chưa thật lô gích, chặt chẽ 3. Nội dung cụ thể của từng phần còn chưa rõ, chưa giải quyết đầy đủ những yêu cầu của sách điện tử mang tên : “Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI” đã đề ra… Trên nền tảng các yêu cầu mà chủ dự án đề ra, tôi xin đề xuất với ban chủ nhiệm biên soạn cuốn sách này một số vấn đề nên được xem xét và chỉnh sửa như sau: - Một là: Về bố cục của đề cương chỉ nên có 3 phần như sau: + Phần I : Tổng quan: Phần này thể hiện rõ các nội dung sau: Tính cấp thiết của việc cần xuất bản cuốn sách điện tử này. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi phục vụ của cuốn sách … + Phần II: Nội dung sách: có 4 phần như bản đề cương đã trình bày. + Phần III: Công nghệ thực hiện: 5 nội dung như bản đề cương đã trình bày. - Hai là : Về nội dung cụ thể từng phần xin được bổ sung thêm một số ý kiến như sau: Phần tổng quan: Nếu viết như đề cương thì chúng ta có thể thấy đây là những vấn đề chung của bất cứ một cuốn sách điiện tử nào, chưa làm rõ được những vấn đề của sách điện tử về các ca khúc về Hà Nội…Do vậy theo tôi ở phần này phải trả lời rõ các câu hỏi sau: Vì sao phải sản xuất cuốn sách điện tử này, sản xuất nó có thuận lợi khó khăn gì, sản xuất nó theo các yêu cầu nào về nội dung và công nghệ …Tất cả phần này chỉ nên nêu cô đọng trong 2/3 trang khổ giấy khổ A4… Phần nội dung của sách: Ở phần yêu cầu nội dung cần làm rõ các yêu cầu sau: Bên cạnh yêu cầu chủ đạo là kế thừa, nhất quán với nội dung sách in đã biên soạn thì yêu cầu về việc nâng cao, sáng tạo, thăng hoa nội dung đã có trên nền ứng dụng triệt để công nghệ như thế nào…Yêu cầu này có rõ thì phần sử dụng công nghệ để thể hiện mới phù hợp và không bị chồng chéo… Phần bố cục và nội dung chi tiết của sách : theo tôi 2 phần này nên ghép lại làm một và có thể gọi là phần cấu tạo nội dung của sách điện tử … Phần công nghệ thực hiện: Theo tôi trên nêng tảng tuân thủ các yêu cầu chung của công nghệ sách điện tử nói chung, cần làm rõ cụ thể hơn các công nghệ của riêng mà cuốn sách này cần tuân thủ…Đặc biệt cần nhấn mạnh làm rõ công nghệ âm thanh, công nghệ hình …Vì đây là cuốn sách điện tử đa phương tiện…
PGS. Nhạc sỹ Dương Viết Á (24/08/2011)
1. Về tên cuốn sách, đề cho gọn hơn, tôi thử nêu ý kiến sau: có thể đổi tên sách là “Nhạc mới Hà Nội (1930 - 2010)”. Tên gọi “Nhạc mơi” gần đây đã được nhiều người công nhận và phổ dụng. 2. Trong thư mời có ghi là: “Nhạc sĩ Hồ Quang Bình chủ biên” nhưng ở trang 3 lại ghi là: PGS Hoàng Dương (chủ biên). Vậy có điều gì mâu thuẫn không? 3. Đề nghị tác giả Hoàng Dương (trong đề mục “Ca khúc Hà Nội…”) đổi từ phong trào thành trào lưu (trang 5 dòng 5) 4. Tác giả của Biệt ly là Doãn Mẫn (trang 6 ghi là Bùi Công Kỳ) 5. Các bài hát trong Phần I, được xếp theo tiêu chí nào, nhất là thứ tự tác giả và tác phẩm? Có nên theo năm sáng tác hay theo chất âm nhạc có thay đổi để tạo phần hấp dẫn 6. “Bài hát của các nhạc sĩ Hà Nội”… mấy từ này có lẽ hơi hẹp, bởi vì có người không phải là gốc Hà Nội, và vẫn viết về Hà Nội (trang 7) 7. Phần 2, nên thêm mấy từ “những ngày đầu Cách mạng” (trang 7) 8. Cũng trong Phần 2, có nên thêm bài Uất hận của Nguyễn Xuân Khoát và Bồ Tát không? 9. Trong Phần 3, nên đưa vào (hoặc thay thế) một trong hai bài của Phan Huỳnh Điểu: - Tình trong lá thiếp - Những ánh sao đêm 10. Vẫn cần chú ý tiêu chí lựa chọn và sắp xếp bài hát trong Phần 2 11. Nên thay bài Viếng lăng Bác bằng bài Nhớ về Hà Nội, vẫn cùng tác giả và khỏi trùng với bài Những bông hoa trong vườn Bác của Văn Dung (cùng một đề tài), trang 10, thuộc Phần 4 12. Trong Phần 4, có lẽ nên xem xét để bổ sung (hoặc thay thế) một số bài sau đây: - Hà Nội đêm trở gió - Ngẫu hững sông Hồng (Trần Tiến) hoặc Chị tôi (Trần Tiến) - Nhớ mùa thu Hà Nội (Trịnh Công Sơn) 13. Trong Phần 4, tôi có cảm giác dưỡng như thiếu một mảng âm nhạc mang “hơi thở” của thế kỉ XXI - tạm gọi là trào lưu nhạc trẻ. Có thể nên bổ sung (hoặc thay thế) một số bài thuộc dạng đó chăng? 14. Nhạc nền của phụ lục (trang 12) theo ý riêng tôi, nên dùng lại bài Hà Nội trái tim hồng của Nguyễn Đức Toàn 15. Trong Phần 4, nên (và cần) bổ sung một vài tác phẩm và tác giả thuộc thế hệ 8X và 9X để thể hiện được một dòng chảy âm nhạc về Hà Nội được nối tiếp qua nhiều thế hệ.
Nhạc sĩ Vĩnh Cát (19/08/2011)
Tôi đã đọc tương đối kỹ và đã chỉnh sửa chi tiết bằng bút đỏ, xin gửi kèm theo bản nhận xét này về Văn phòng Dự án - Nhà xuất bản Hà Nội. Nhìn chung, tôi thấy bản thảo này đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp, khá hoàn chỉnh và có thể tiến hành in và xuất bản. Tuy nhiên, tôi vẫn xin nêu một vài ý kiến không lớn, nếu được, nhóm tác giả có thể hoàn thiện thêm: 1. Mở đầu cuốn sách có 7 chuyên luận, không chỉ giới thiệu khái quát mà còn điểm lại khá chi tiết sự xuất hiện các ca khúc Hà Nội từ khởi đầu Tân nhạc, qua kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, sau ngày thống nhất đất nước đến nay. Thật vui khi có dịp nhìn lại 300 bài hát với 165 tác giả đã viết về Hà Nội, đã phản ánh sâu sắc các mặt của Hà Nội, từ tình người đến cảnh sắc thiên nhiên, từ đời sống kinh tế - xã hội đến đấu tranh cách mạng giải phóng Thủ đô, thống nhất đất nước với bao thăng trầm lịch sử, với nhiều bút pháp, ngôn ngữ âm nhạc khác nhau. Bảy bài chuyên luận, theo tôi có thể gộp lại thành 5 bài cho chặt chẽ hơn. Bài của Nhạc sỹ Hồ Quang Bình có nên ghép cùng với bài của Nhạc sỹ Phạm Tuyên bởi đều mang tính khái quát về âm hưởng, giai điệu, tình yêu Hà Nội qua những bài ca. Nếu vẫn để thành hai, xin xem lại những ý trùng lặp. Bài của Nhạc sỹ Nguyễn Thuỵ Kha về ca khúc Hà Nội trong giai đoạn chưa giải phóng có nên ghép vào cùng bài với bài của Nhạc sỹ Vũ Tự Lân, chia làm 2 phần: Phần thứ nhất là Ca khúc của các Nhạc sỹ Hà Nội tham gia kháng chiến; Phần thứ hai là Ca khúc của các Nhạc sỹ ở lại Hà Nội còn bị tạm chiếm. Vì cả hai phần này đều ở trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954. 2. Các tác giả cuốn sách đã tìm chọn ra được 300 ca khúc về Hà Nội, như thế là đã gấp 3 dự thảo ban đầu (100 bài). Song có lẽ vẫn còn sót, không chỉ ở các giai đoạn đã qua, mà ngay ở giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, không thể cầu toàn. Thôi thì đành có vài lời ở Lời nói đầu vậy! 3. Phần phụ lục sơ lược chân dung nhạc sỹ - tác giả ca khúc là cần thiết và bổ ích cho bạn đọc. Nhìn chung đảm bảo được tính bình đẳng, khách quan giữa các tác giả. Không có nhạc sỹ nào được viết quá dài, quá kỹ đến vài ba trang như ở một vài sách khác. Tuy nhiên, nếu còn thời gian chỉnh sửa, nên đặt ra mấy mục tác giả nào cũng được điểm qua. Ví dụ có người nói khá tỉ mỉ quá trình công tác cả chức cơ quan và Đảng, lại có người không. Có người khá kỹ về huân, huy chương, giải thưởng rồi kể tên tác phẩm cũng vậy, người qua loa, người gần như kể hết… 4. Tôi vẫn muốn in ấn các ca khúc theo thứ tự xuất hiện trong từng giai đoạn hơn là theo vần ABC như dự thảo.
Nhạc sĩ Doãn Nho (19/08/2011)
Hoàn toàn nhất trí về cách đặt vấn đề cũng như nội dung cụ thể của từng phần. Có một số lỗi nhỏ như sau: - Trang 685: Nhạc sỹ Lương Ngọc Trác viết vũ kịch “Xô Viết Nghệ Tĩnh” cùng Huy Thục, Nguyễn Thành là đúng và không có Nguyên Nhung - Trang 70: Lời trong bài “Hà Nội, trái tim ta” của Doãn Nho, sai 1 từ: “Trái tim ta bầm đau, nén chặt thương đau” (không phải “náo chặt thương đau”) - Trang 69: bài “Có phải em mùa thu Hà Nội”, câu cuối của lời ca, theo tôi là “Ngày sang thu, anh lót lá em nằm” (không phải “em lót lá em nằm”) - Trang 57: Lời trong bài “Hà Nội của ta” của Vĩnh Cát sai một từ: “Nắng tràn đường phố đông vui rộn ràng” (không phải “… đông vu rộn ràng”) - Trang 683: Trong phần tiểu sử Nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn, theo tôi nhớ thì Nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn đã được Giải thưởng Nhà nước - Trang 695: Trong phần tiểu sử Nhạc sỹ Lư Nhất Vũ, theo tôi nhớ thì Nhạc sỹ Lư Nhất Vũ đã được giải thưởng Nhà nước - Trang 620: Trong phần tiểu sử Nhạc sỹ Trọng Bằng, khi giới thiệu về tác phẩm khí nhạc không nên đưa Ouverture “Chào mừng”; có thể đưa Ouverture “Chào mừng thiên niên kỷ mới”. - Trang 640: Trong phần tiểu sử Nhạc sỹ Xuân Hồng, khi giới thiệu về tác phẩm cần ghi rõ: “Tiếng hát bên lăng Bác” (từ Bác thiếu dấu sắc) - Trang 651: Trong phần tiểu sử Nhạc sỹ Phúc Minh, cần ghi rõ “Phụ trách Đội Thiếu sinh quân văn nghệ E52” (chữ ê thiếu mũ thành e) - Trang 653: Trong phần tiểu sử Nhạc sỹ Doãn Nguyên cần ghi rõ, Doãn Nguyên (Doãn Nuyên), và tác phẩm được giải thưởng “Một thời và mãi mãi”, (kịch múa, đồng tác giả với Nhạc sỹ Doãn Nho) - Trang 678 – 679: Trong phần tiểu sử Nhạc sỹ Huy Thục nên ghi thêm: được huân chương Độc lập hạng 3 - Trang 684: Trong phần tiểu sử Nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn nên ghi thêm được huân chương Độc lập hạng 3 - Trang 685: Trong phần tiểu sử Nhạc sỹ Lương Ngọc Trác nên ghi thêm được huân chương Độc lập hạng 3 - Trang 647: Trong phần tiểu sử Nhạc sỹ Trọng Loan nên ghi thêm được huân chương Độc lập hạng 3 - Trang 655: Tên tác phẩm của tôi là “Chiếc khăn rơi” (Không phải “Chiếc khăn piêu”) Cuối cùng tôi đặc biệt hoan nghênh bài viết của Nhạc sỹ Hoàng Dương với sự nghiên cứu sâu và rộng, đưa ra nhiều kết luận xác đáng. Tuy nhiên, bản in khá nhiều lỗi do nhiều từ sai dấu (tôi đã đánh dấu x).
Nhạc sĩ Dương Viết Á (19/08/2011)
1. Theo quy định (trong thư mời thẩm định) thì tôi đã vượt giới hạn mất hai ngày. Tôi xin thành thật nhận thiếu sót đó! Song, cũng có những lý do của nó: phần thì do không khí mấy ngày Tết, phần nữa là do số lượng và chất lượng của cả tập bản thảo cũng không dễ để đọc nhanh được! Vậy nên, xin Ban quản lý Dự án thông cảm! 2. Nhìn chung, tất cả các bài viết trong tập đều rất đáng trân trọng về nhiều bình diện: nội dung được trình bày rất sáng tỏ; mỗi bài đều nêu được những nhận xét sâu sắc về học thuật; nhiều tư liệu được dẫn giải xác đáng… Nói ngắn gọn, đây đúng là một công trình khoa học sáng giá. 3. Tôi có mạn phép ghi chú một vài ý nhỏ vào trong bản thảo (dùng bút đỏ để dễ nhìn khi sửa bản in - chứ không dám có ý như là kiểu chấm bài). Do đó, rất thành thật mong các tác giả hết lòng thông cảm! 4. Về tên gọi của công trình, theo tôi là hơi dài. Nên chăng đổi thành: Ca khúc Hà Nội rồi xuống dòng và ghi 1930 - 200… 5. Sau đây tôi xin nêu một số lỗi về in ấn - ghi số trang và được khoanh đỏ trong bản thảo: trang 17, 19, 26, 28, 29, 31, 33, 35, 40, 41, 45, 51, 57, 69, 75, 76, 86, 87, 94, 95, 101, 103, 105, 618, 619, 622, 623, 624, 628, 629, 631, 632, 633, 634, 636, 637, 638, 639, 640, 641, 643, 645, 650, 651, 653, 658, 661, 662, 663, 664, 670, 672, 675, 677, 678, 680, 683, 685, 586, 687, 689, 691, 692, 693, 694, 695, 696, 697, 700, 701, 702, 705, 706, 707, 708. 6. Về bài Âm hưởng Hà Nội qua những bài ca của Nhạc sỹ Phạm Tuyên: - ở trang 7: cần bổ sung tác giả ca từ Cảnh Trà khi nhắc đến Tiếng nói Hà Nội của Văn An. - Đầu trang 8: có lẽ cần nhắc đến Cảm xúc tháng Mười (Nguyễn Thành và Tạ Hữu Yên). 7. Về bài Ca khúc Hà Nội trong cuộc tiếp biến văn hoá phương Tây và phong trào Tân nhạc những năm 1930 - 1945 của Phó Giáo sư Hoàng Dương: - Theo tôi, có thể đổi hai từ phong trào thành trào lưu chăng? - Câu 4 từ dưới lên, để cho thêm phần chặt chẽ, nên chăng thêm mấy từ: “ngoài mặt trái của nó…” (xin xem bản thảo mà tôi gửi kèm theo). - Dòng 1 (trang 14), đề nghị đổi sự (thể hiện) thành cấp độ để tránh trùng lặp hai từ sự trong cùng một câu. - Dòng 6 (trang 14), nên thêm: nói xa hơn là thế kỷ XXI, vì theo chỗ tôi hiểu thì từ thế kỷ XVII, đã có thương thuyền và các nhà truyền đạo phương Tây đến Việt Nam. - Cùng trang 14, dòng 7, hai từ Đông Âu ở đây, có lẽ chưa rõ nghĩa! - Cùng trang 14, dòng 10 từ dưới lên, có lẽ nên thêm hai từ bản sắc cho rõ nghĩa. - Trang 15, hai từ kịch hát dễ bị hiểu nhầm là nhạc kịch, có lẽ nên viết là ca kịch. - Những câu trích dẫn cần được ghi chú thích. - Có nên phiên chuyển các từ ngữ nước ngoài không? - Nên dịch những đoạn ca từ nước ngoài thành tiếng Việt. - Trong khi liệt kê tác phẩm, tôi chưa nhận ra được tiêu chí sắp xếp: theo thứ tự ABC, hay tuổi đời của tác giả, hay…? - Theo tôi, nên ghi năm tháng ra đời của tác phẩm trong bảng liệt kê. - Với tính cách là người đọc, tôi xin đề nghị tác giả bổ sung thêm mấy dòng về thành tựu của trào lưu tân nhạc như dạng một coda huy hoàng chăng? 8. Về bài Ca khúc Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp của Tiến sỹ Vũ Tự Lân: - Vẫn cần thống nhất về tiêu chí phiên chuyển tiếng nước ngoài. - Có lẽ cần nhắc đến ca khúc Đêm sáng trăng nhớ Hà Nội của Nguyễn Đức Toàn. - Ngoài ra, nhạc sỹ Tô Hải còn có một bài mà tôi quên tên, cũng cần nhắc đến vì đây là một ca khúc có giá trị nghệ thuật. Đoạn mở đầu theo nhịp 2/2 (tôi không thuộc hết lời): Ngày mai tươi sáng kia Khi đoàn quân tiến về… … Đô thành vang tiếng cười ………… ca ngất trời Phố phường tươi thắm với những nụ cười nở trên ngàn môi….. Và tiếp theo là: Năm xưa khi quân đi hẹn một ngày toàn thắng …………………. lòng vẫn không sờn Hẹn một ngày mai trở về chốn cũ Trong đám quân về đếm thiếu những ai Và còn những câu ca rất xúc động (theo nhịp chậm rãi): Ngày về tươi vui …………. ngậm ngùi Bao mái tóc xanh quấn vành khăn trắng Bao má răn reo lệ cuốn tơi bời Chờ chồng mong con ngày về chiến thắng Trong đám quân về đếm thiếu những ai… Tôi nhắc nhiều đến ca khúc này của Tô Hải vì nó đã bị đánh giá là bi luỵ (một thời)! - Vẫn là chuyện đáng lưu ý: chú thích, vì những đoạn trích đều là tư liệu đang quý! 9. Về bài Ca khúc Hà Nội trong giai đoạn chưa giải phóng của Nhạc sỹ Nguyễn Thuỵ Kha: - Một bài viết ngập tràn tư liệu rất mới và được trình bày theo một logích chặt chẽ. - Trang 48, dòng 1, cần ghi chú thêm về bài Thoi tơ, Thơ: Nguyễn Bính. - Vấn đề chung, phiên chuyển tiếng nước ngoài. - Nên bổ sung tên tác giả và tác phẩm (ca từ) cuối mỗi đoạn trích dẫn, phần vì đây là “của độc”, phần vì tạo trọng lượng cho cả bài viết. - Và cũng xin nói luôn ở đây về bài viết của cùng tác giả Nguyễn Thuỵ Kha: Ca khúc Hà Nội trong giai đoạn hoà bình và chiến tranh chống Mỹ: vẫn chỉ là chuyện chú thích khi trích dẫn. 10. Về bài Ca khúc Hà Nội sau ngày thống nhất đất nước đến nay (1975 - 2007) của Nguyễn Thị Minh Châu: - Đây là một bài viết rất công phu và được bố cục hợp lý, chặt chẽ. - Chỉ riêng ở trang 61, có một câu làm cho tôi vẫn thấy phân vân: “Thực ra Thủ đô chỉ một trong những “lãnh địa” của nghệ thuật ca trù cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX…” Bởi vì, tôi có nghe nói đến hình thức gọi là ca trù này đã từng xuất hiện trong cung đình từ thời Lý (trên đất Thăng Long). Và để xác minh thêm, xin tác giả trao đổi thêm với Phó Giáo sư Vũ Nhật Thăng và Nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan. 11. Về bài Giai điệu Hà Nội - Tình yêu với thành phố nghìn năm tuổi của nhạc sỹ Hồ Quang Bình: chỉ có một vài lỗi nhỏ về in ấn và ghi chú tác giả, tác phẩm - nhất là các tác giả thơ được phổ nhạc. 12. Về phần Phụ lục: - Hồng Đăng có tên khai sinh là Phan Đăng Hông (trang 632). - Trang 633, trong mục Phan Huỳnh Điểu, thiếu khá nhiều tên tác giả thơ - Trang 634, mục Trần Đức, có lẽ nên thêm ca khúc Ước mơ ngày mai. - Trang 636, xin xem lại: hình như nhạc sĩ Thanh Hà có học vị Phó Tiến sĩ. - Trang 637, thiếu mục nhạc sỹ Tô Hải. - Trang 638, mục Lê Việt Hoà, nên nhắc đến bài Gửi sông La (Thơ: Hoàng Thị Minh Khanh). - Trang 639, mục Trần Hoàn thiếu tác giả thơ Nguyễn Khoa Điềm và Đỗ Quý Doãn. - Trang 645, mục Nguyễn Xuân Khoát, thiếu các tác giả thơ: Ca dao, Thế Lữ, Bồ Tát… - Trang 655, mục Doãn Nho, thiếu tác giả thơ: Phương Thuý và Hữu Thỉnh. - Trang 659, thiếu mục nhạc sỹ Nguyễn Đăng Nước. - Trang 661, mục Trần Hữu Pháp, thiếu thơ Nguyễn Văn Dinh (Bài Em bé Bảo Ninh). - Trang 663, mục nhạc sỹ Nguyễn Đình Phúc, nên kể đến nhạc phim Chung một dòng sông (bộ phim truyện đầu tiên của nước ta). - Mục Huy Thục, thiếu tác giả thơ của bài Đợi và Vãn cảnh Tây Hồ (Vũ Quần Phương và Đoàn Kim Vân), trang 678. - Trang 691, mục Vũ Trọng Tường, bài Chơi đu (thiếu thơ Hồ Xuân Hương). - Trang 692, mục Hoàng Vân, thiếu tác giả thơ của bài Nhớ: Nguyễn Đình Thi, và bài Bài ca người thuỷ thủ: thơ Mai Liêm (tên thật là Lương Duy Cát, bút danh: Hà Nhật) - Trang 693, mục Cát Vận, nên kể thêm bài Những cánh chim không mỏi. - Trang 694, mục Lương Vĩnh, bài Thành phố Hoa phượng đỏ thiếu Thơ: Hải Như. - Trang 695, mục Lư Nhất Vũ, xin lưu ý các công trình nghiên cứu, nên mở ngoặc: với sự cộng tác của nhiều tác giả. - Trang 697, mục Lê Yên: chỉ có Nghệ sỹ hành khúc (xoá từ ca); bổ sung tác giả thơ của Ai về Hà Bắc quê ta là Phùng Quốc Thuỵ, Kể vè tướng Mỹ là Tạ Hữu Yên. 13. Về phần Mục lục ca khúc: - Bẽ bàng nên ghi tác giả là Lê Yên và Doãn Mẫn. Nhạc sỹ Doãn Mẫn lúc còn sống đã cho tôi biết điều này: Kết cho bài Bẽ bàng; sau đó nhạc sỹ Lê Yên đã “trả nợ”: kết hộ bài Gọi nghé trên đồng (Nhạc: Doãn Mẫn, Lời: Hồng Đăng). Trong chương trình Ký ức thời gian của VTV3, tôi đã nhắc đến điều này. - Trong tập này, có đưa bài Dư âm của Nguyễn Văn Lý vào. Tôi e rằng, có phần nào gượng ép chăng? Bởi vì tác giả viết bài này ở Nghệ An (Liên khu IV cũ thời kháng chiến chống Pháp). - Nên đưa bài Đêm sáng trăng nhớ Hà Nội của Nguyễn Đức Toàn vào tuyển tập. - Xuân Oanh có một bài: Hà Nội ở Lâm Đồng có lẽ cần đưa vào tuyển tập. - Trong các bài nghiên cứu, tuy có nhắc đến, nhưng trong mục lục lại thiếu bài Quanh quanh bờ hồ của Nguyễn Xuân Khoát. Lời kết: Đây là một công trình có tầm cỡ, có rất nhiều ý nghĩa vào dịp kỷ niệm nghìn năm Thăng Long. ý kiến riêng tôi: cần tiến hành xuất bản càng sớm càng tốt.
Đại tá, nhạc sĩ Huy Thục (19/08/2011)
Tập “Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI”, do PGS. Hoàng Dương và Nhạc sỹ Hồ Quang Bình biên soạn Nhà xuất bản Hà Nội và Hội Âm nhạc Hà Nội đã gửi đến tôi để đọc thẩm định. Sau khi đọc kỹ từ bản nhạc đến các bản giới thiệu, mục lục, phụ lục chân dung các nhạc sỹ, tác giả ca khúc trong tập sách, tôi có nhận xét: 1. Tập sách sưu tầm được nhiều tác giả xưa và nay cảm xúc về Hà Nội, không phân biệt người đó phải là người Hà Nội sáng tác về Hà Nội mà là Hà Nội của cả nước, cả nước với Hà Nội. 2. Biên tập rất khách quan. Nhạc sỹ có nhiều bài, nhạc sỹ có một bài cũng chọn lọc trên cơ sở chất lượng của tác phẩm đã được vang dội trong đời sống từ lâu nay, vẫn sống mãi trong lòng người nghe của cả nước và vang dội ra cả nước ngoài suốt trong thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI. 3. Bài bản sưu tầm khá công phu, tỷ mỷ và làm chu đáo, sửa nhiều lần để cho chính xác nhất là nốt nhạc và lời ca. Đây là việc làm của người biên tập và Hội đồng có trách nhiệm cao với tinh thần làm việc cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội rất cao. ở những phần sau tôi có một số nhận xét: - Phần mục lục viết rất tốt. Cần sửa lại số 77 (Trang 701) bài “Đợi”, tác giả là Huy Thục và Vũ Quần Phương - Phần “Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và XXI”: Bài viết của các tác giả Phạm Tuyên, Hoàng Dương, Vũ Tự Lân, Thuỵ Kha, Nguyễn Thị Minh Châu, Hồ Quang Bình. Tất cả các bài viết khá tốt, tỷ mỷ, không dài, biết khái quát được tinh thần của từng giai đoạn phát triển âm nhạc Việt Nam và âm nhạc Hà Nội của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. - Phần Phụ lục: Sơ lược chân dung Nhạc sỹ tác giả ca khúc trong tập sách Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI: Biên soạn Hoàng Dương và Hồ Quang Bình khá tỷ mỷ và viết giới thiệu chân dung các nhạc sỹ trong tập Ca khúc về Hà Nội. Tuy nhiên cần đính chính, sửa lại một vài chi tiết: 1. Phần Phụ lục: Nhạc sỹ Vĩnh Cát (trang 623) có nên viết thêm: Phó giáo sư Vinh Cát không? Hay tác giả không yêu cầu viết? Nhạc sỹ Nguyễn Tiến (trang 681) Dòng thứ hai dưới cùng có đề là Đoàn phó Đoàn ca múa Tổng cục chính trị là không đúng. Nguyễn Tiến không làm Đoàn phó. Nhạc sỹ Lương Ngọc Trác (Trang 685), ở giữa trang viết Nguyên Nhung viết vũ kịch là không đúng chỉ có 3 nhạc sỹ: Huy Thục, Nguyễn Thành, Lương Ngọc Trác. Nhạc sỹ Huy Thục (trang 687) là Lê Huy Thục xoá chữ Nguyễn; sinh năm 1934, không phải 1935; Vũ kịch “Ngọn lửa Nghệ Tĩnh” của ba nhạc sỹ Huy Thục, Nguyễn Thành, Lương Ngọc Trác đã được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II tháng 8 năm 2000 2. Phần của Thuỵ Kha viết ở tập “Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI” (trang 55) có viết về Hoàng Việt. ở giữa trang có viết bài “Tình ca” của Hoàng Việt sáng tác ở số nhà 11 Cao Bá Quát là sai mà ở số nhà 13 Cao Bá Quát, Hà Nội. 3. Bổ sung thêm: Các nhạc sỹ Lương Ngọc Trác, Trọng Loan, Huy Thục, Văn An, Doãn Nho được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng 3.
Đại tá, nhạc sĩ Lương Ngọc Trác (19/08/2011)
Tôi đã xem tập bản thảo “Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI”, do nhạc sỹ Hồ Quang Bình chủ biên. Sau đây là một số ý kiến nhận xét của tôi. 1. Trước hết, tôi cám ơn Nhà xuất bản và Ban Biên tập đã tiếp nhận các đóng góp của tôi lần trước về tên sách, bổ sung bài… 2. Về tên sách: “Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI” là hợp lý. 3. Về nội dung: khá đầy đủ 4. Về số lượng: 300 tác phẩm là một tập hợp đáng kể, thể hiện cố gắng rất lớn của Ban Biên tập, bao gồm một số bài “khuyết danh” là rất tốt. 5. Bài số 26: “Các anh đã về”, Phương Đệ là chưa chính xác. Đề nghị sửa lại là Phùng Đệ. 6. Bài số 290: “Trường chinh ca”, đề nghị bổ sung: Nhạc: Lương Ngọc Trác. Lời: Lê Minh và Lương Ngọc Trác 7. Bài “Ca khúc Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp”, cảm ơn tác giả - Nhạc sỹ Vũ Tự Lân đã giới thiệu khá đầy đủ về Lương Ngọc Trác. Nhưng cũng xin bổ sung mấy chi tiết: - Trang 35: Bài “Mơ đời chiến sỹ”, Nhạc: Lương Ngọc Trác, Lời: Mạc Tần. Khi đó tôi bị thương, đang điều trị tại trạm xá của Trung đoàn Thủ đô thì đọc được bài thơ của tác giả Mạc Tần trên một số báo xuất bản từ trước kháng chiến, thấy bài thơ hợp với suy nghĩa của mình nên tôi đã phổ nhạc. Mãi 20 năm sau tôi mới được biết Mạc Tần cũng là một thanh niên Hà Nội, là một chiến sỹ Vệ quốc đoàn, đã hy sinh trong một trận đánh yểm trợ Trung đoàn Thủ đô. - Trang 37: Bài “Trường chinh ca”: Nhạc Lương Ngọc Trác; Lời: Lê Minh và Lương Ngọc Trác. Anh Lê Minh cũng là chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô. Tác phẩm này được viết khi Trung đoàn Thủ đô đã vượt qua hàng trăm cây số để đánh truy kích Binh đoàn Boffré (Pháp), kết thúc thắng lợi chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947.
PGS.TS. Phạm Quang Long (19/08/2011)
1. Theo tôi, tập bản thảo Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI là một công trình được biên soạn một cách công phu, do những tác giả có uy tín trong giới biên soạn nên đã cung cấp được cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về diễn trình của ca khúc Hà Nội một thế kỷ qua. Bức tranh ấy có cả chiều rộng, có cả những điểm nhấn, có xu hướng, có cá nhân… nên có thể làm chỗ dựa cho những người muốn đi vào nghiên cứu sâu hơn đời sống âm nhạc dân tộc, trong đó có Hà Nội. Quá trình hình thành của Tân nhạc, các giai đoạn phát triển của đời sống âm nhạc Hà Nội gắn với những thời điểm lịch sử đặc biệt và những vấn đề lớn của đời sống xã hội đều được khảo cứu, đánh giá một cách thận trọng. - Bố cục của công trình mạch lạc, hợp lý. - Phần Phụ lục cung cấp cho độc giả những tri thức cần thiết và bổ ích về cuộc đời và sáng tác chính của các tác giả, vài trò và những đóng góp của họ đối với đời sống âm nhạc thủ đô. 2. Xin có một vài đề nghị: - Theo cách hiểu của tôi, tập sách Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI có lúc được hiểu như là những ca khúc về chủ đề Hà Nội, lúc lại được hiểu như là sáng tác của những người đã sống và công tác ở Hà Nội. Cách hiểu này sẽ gây lúng túng cho người viết và trên thực tế đã bộc lộ rất rõ trong bản thảo. Nếu chỉ giới hạn trong chủ đề về Hà Nội thì phạm vi đối tượng khác nhiều với việc xác định các tác giả đã sống và viết ở Hà Nội, các tác giả quê ở Hà Nội. Đây không phải là chuyện bắt bẻ mà là chuyện xác định đối tượng nghiên cứu. Không xác định rõ sẽ ảnh hưởng tới sự chặt chẽ của nội dung. Hiển nhiên, chọn theo cách nào cũng có cơ sở cả nhưng cần nhất quán. Trong bản thảo này, chưa có sự nhất quán ấy. - Đề nghị làm rõ hơn quá trình hình thành Tân nhạc và sự phát triển của nó không phải chỉ từ ý thức, tư tưởng mà từ chính bản thân sự vận động của Tân nhạc như một quy luật của hoạt động sáng tạo này trên cái nền là những chuyển biến xã hội. - Đề nghị nên thống nhất cách biên soạn. Phần thì dấu ấn nghiên cứu đậm nét, phần thì dấu ấn giới thiệu phong trào lại lấn lướt, phần thì nặng về nêu vấn đề, nội dung… nên ở đó lời của bài hát được trích dẫn và phân tích nhiều còn phần âm nhạc thì quá mỏng. - Đề nghị làm rõ các dòng, các xu hướng, các phong cách ở những giai đoạn có tính chất bước ngoặt, bước chuyển của đời sống âm nhạc thủ đô. - Phần Phụ lục nên nhất quán hơn trong cách biên soạn (lựa chọn tư liệu, cách thức giới thiệu). Trên đây là những ý kiến của một người đọc không có chuyên môn về âm nhạc. Nếu có điểm nào sai, xin được hiểu vì những thiếu hụt kiến thức của người góp ý chứ không có động cơ nào khác.
Nhạc sĩ Vĩnh Cát (18/08/2011)
1. Tên tập sách nên chăng cứ đề cụ thể là “Ca khúc Hà Nội từ 1935 đến 2005” bởi qua 2 thế kỷ thực chất chỉ là già nửa thế kỷ XX và 5 năm đầu thế kỷ XXI. Dưới tên tập sách nên có một dòng “Để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội” cho thấy rõ sự trân trọng, khác với các tập ca khúc về Hà Nội đã xuất bản từ trước đến nay. 2. Tiêu chí lựa chọn đặt ra như thế là phù hợp bởi vì gồm cả những bài hay và hay vừa miễn là đã được đời sống âm nhạc công nhận ở các thwoif kỳ lịch sử từ 1935 - 2005. Những bài từ 2006 trở lại đây cần phải có độ lùi thời gian đủ để chiêm nghiệm nên chưa thể lựa chọn là đúng. Về phân kỳ như đề cương, tôi tán thành. Cũng có thể phân giai đoạn 1976 - 2005 thành hai 1976 - 1986 và 1996 - 2005 để đi sâu phân tích sự phát triển xô bồ của nhạc trẻ gần đây mà không có nhiều bài hay về Hà Nội. Về tỷ lệ phân kỳ, tôi thấy cũng có thể nhất trí về đại thể vì giai đoạn 1976 đến 2005 đúng là có nhiều bài đang còn đọng lại trong lòng công chúng rộng rãi hơn cả 3 giai đoạn trước, nhất là với công chúng trẻ tuổi. Tuy nhiên, với tỷ lệ 170/80 nên xem kỹ lại từng tác phẩm của từng tác giả, có thể bớt đi để bổ sung cho tác giả còn thiếu vắng và cho một số ca khúc mới sưu tầm được thêm của 3 giai đoạn trước. Cũng cần xem lại bài trước 1945 cho thật xác đáng. 3. Về các tác giả, tác phẩm được chọn rõ ràng là đã đầy đủ hơn ở đề cương trước. Tuy nhiên tôi vẫn thấy tiếc nếu thiếu Nhạc sỹ Nguyễn Văn Quỳ (tức Đỗ Quyên) với bài “Hà Nội giải phóng” và vài ba bài khác ở giai đoạn trước sau ngày 10/1/1954. Rồi Đặng An Nguyên với bài “Chiều Hồ Gươm”, “Hà Nội Thành phố hoàn bình”… Tôi chưa có nhiều thời gian để xem kỹ và đưa ra ý kiến cần thêm hoặc bớt bài nào của tác giả nào, chỉ xin Ban Biên tập thận trọng và tế nhị để kết quả được vẹn toàn. Riêng với tôi ở giai đoạn 1976 - 2005 còn bài “Thuở ấy tình yêu” và “Hoài niệm tên Em” nhưng không nên chọn thêm vì bài “Ngôi sao Hà Nội” đã được chọn ở giai đoạn này. Bài “Gửi bạn Thủ đô của tôi” sáng tác ở Việt Bắc năm 1950 nếu vẫn được để lại xin cho đúng vào giai đoạn Kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954. Nhân đây xin gửi đến Ban Biên tập 2 bài hát về Hà Nội giai đoạn 1946 - 1954 để có thể bổ sung cho đầy đủ hơn. Tôi rất nhớ, rất thuộc nhưng không thể nhớ được tên tác giả, cũng không biết tác giả là người lớn hay thiếu nhi nữa. Nhưng tôi cho là cứ để “khuyết danh” cũng quý nếu ca khúc đó đã có đời sống.
Nhạc sĩ Huy Thục (18/08/2011)
1. Tên tập nhạc: “Tiếng hát Thăng Long - Hà Nội” (Từ trước 1945 - 2005 Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long). 2. Tiêu chí lựa chọn, phân kỳ, tỷ lệ phân kỳ (Được). 3. Các tác giả lựa chọn: Nhạc sỹ Văn Chung (1945) * Thừa nên bỏ đi 2 bài: - Tiếng thông reo - Thiếu phụ hoài xuân. * 1945 - 1946 thiếu hai bài: - Đời sống mới của Nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn - Khỏe vì nước. Không nhớ nhạc sỹ. (đề nghị tìm). Đây là hai bài rất hay trong thời kỳ cách mạng Tháng 8/1945 - 1946. * 1955 - 1975 thiếu: Nhạc sỹ Huy Thục - Mùa hoa sữa (trích phỏng thơ Hải Như) 1967. - Tên lửa ta đánh rất hay: Nhạc và lời Huy Thục (1972 - đây là bài hát về tên lửa Hà Nội bắn rơi B52 tại Hà Nội) Hai bài này do Quý Dương và Bích Liên biểu diễn. - Vãng cảnh Tây Hồ thơ Đoàn Kim Vân (1998) NSND Thanh Hoa đã biểu diễn và giới thiệu tác phẩm mới. * 1976 - 2005 thiếu: Nhạc sỹ Nguyễn Thành - Cảm xúc Tháng mười: Thơ Tạ Hữu Yên. - Bên hồ Thiền Quang: Nhạc Thúy Nga - Thơ Nguyễn Ngọc Hải NSND Quý Dương và NS. Văn Giáp biểu diễn. * 1955 - 2005 thừa: Nhạc sỹ Phạm Tuyên (với 14 ca khúc) - Nên bỏ bớt: Mây đầu ô, Hồ Tây chiều bình yên, Có một bờ hồ kỷ niệm, Hoa nhài Tràng An, Phố ngoại ô. Nhạc sỹ Phạm Tuyên nên bớt đi 5 bài thì đỡ mang tiếng cho tác giả biên tập và hội đồng.
Nhạc sĩ Lương Ngọc Trác (18/08/2011)
1. Xin góp một vài ý kiến vào dự án - Mục 9/1 - Tình trạng đề tài Xin bổ sung: “Là một công trình tập hợp, biên khảo công phu nhằm giới thiệu những tác phẩm đã nổi tiếng và phát hiện thêm những tác phẩm chưa được giới thiệu trong các tuyển tập nhưng đã có một hình tượng người Hà Nội trong đời sống âm nhạc…” - Mục 11 Phương pháp nghiên cứu Xin bổ sung: “Sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh và tham khảo ý kiến các nhà lý luận, phê bình, và tác giả của các tác phẩm đã được bình chọn, cung cấp thêm tài liệu để đạt”. - Mục 13/ - Từ năm 1946 - 1954 Nên đổi là: “Từ năm 1945 đến năm 1954” là vì năm 1945 là năm cách mạng Tháng Tám bùng nổ - nếu xếp những tác phẩm sáng tác trong năm 45 vào danh mục trước 45 hoặc từ 46 cũng không chính xác. 2. Bổ sung tác phẩm 2.1 Các anh đã về. Tác giả nhạc: Khuyết danh - Thơ: Hoàng Công Khanh (1947) Bài này được các chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô yêu thích - Đặc biệt Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng (sau này là Thượng tướng) rất hay hát trong các đêm liên hoan đơn vị. Có người nói tác giả là Trần Khánh? Sáng tác sau khi gặp Trung đoàn Thủ đô đã hoàn thành cuộc chiến đấu quyết tử và đã rút lui ra khỏi vòng vây của địch, được nhân dân quý mên. 2.2 Đốt kinh thành - Nhạc và lời: Duy Lập (1948) Tác giả có tên chính là Nguyễn Văn Vịnh, chiến sỹ quyết tử của Trung đoàn Thủ đô, không phải là nhạc sỹ chuyên nghiệp. Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, chưa có đội Văn công chuyên nghiệp nên đội Thiếu sinh quân của Trung đoàn hát đồng ca bài này. Đến nay, đội Văn nghệ Cựu chiến binh của Trung đoàn Thủ đô cũng dựng bài này hiệu quả rất tốt. 3. Gợi ý bổ sung tác phẩm của Lương Ngọc Trác. 3.1 Vũ khúc tưng bừng (3/1945) Khởi đầu là “Vũ khúc tưng bừng” nhạc không lời - Minh Tâm dựng múa cho nữ sinh trường Đồng Khánh. Đến cách mạng Tháng 8/45, bài này được chọn vào chương trình “Chào mừng Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, đêm diễn ở Nhà hát Lớn, “Vũ khúc tưng bừng” được trình bày với dàn nhạc có tính giao hưởng, thuộc 3 dàn nhạc ghép lại (Dàn quân nhạc, dàn khuyến nhạc, dàn Bình minh, khoảng trên 50 người) được hoan nghênh nhiệt liệt (theo tài liệu “Thời tiền chiến trong Tân nhạc của Lê Thương - Tạp chí Âm nhạc - 1/98). Nhạc sỹ Minh Tâm, nhạc sỹ Nguyễn Thị Nhung, nhà nghiên cứu múa Lâm Tô Lộc đều có nhắc đến. Sau này, nhiều người làm lời ca. Đến khoảng năm 1960 tôi cũng phổ lời ca và in vào tuyển tập, băng nhạc do Lê Dung hát. 3.2 Hà Nội thêm trang sử mới (1/1973) Đơn ca nam trung - Viết để ghi nhớ những ngày B52 Mỹ đánh phá Hà Nội ác liệt. Đã sử dụng: Đài Tiếng nói Việt Nam - In trong tập “Hát về Hà Nội”. 3.3 Những ô cửa sổ (5/1976) - Thơ Tạ Hữu Yên Hợp xướng êm dịu - Sau chiến thắng, thống nhất đất nước đi thăm một số đơn vị bộ đội “chiến đấu” nay chuyển thành bộ đội “xây dựng” - suy nghĩ: “50 năm trước Mơ đời chiến sỹ thì nay “những ô cửa sổ” ước mơ một cuộc đời hòa bình trong một ngôi nhà hạnh phúc”. Đã sử dụng: Đài Tiếng nói Việt Nam - chương trình kỷ niệm 45 năm Quân đội (45 - 90) - Chương trình kỷ niệm 50 năm “Mơ đời chiến sỹ” - Tạp chí Văn nghệ quân đội - Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Hợp xướng Đài tiếng nói Việt Nam - Nhà xuất bản Âm nhạc… Được giải thưởng Nhà nước. 3.4 Bài ca chèo thuyền (11/1976) Đơn ca nữ - nhẹ nhàng theo nhịp chậm - Ca khúc trong tổ khúc nhạc múa “Một cảnh trên hồ Tây” - Biên đạo Trọng Lanh, giải A/Liên hoan Văn nghệ Thành phố Hà Nội. 3.5 Huyền thoại biển Đông (11/1999) Ca khúc quần chúng - nhịp nhàng, trong sáng - Dùng hình tượng “Ngôi sao vàng” để chỉ sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, và “Rồng thiêng” để chỉ đất nước Việt Nam “Con Rồng, cháu Tiên” và Thủ đô “Thăng Long ngàn năm văn hiến” - coi như một “Huyền thoại biển Đông”. Đã tham gia cuộc vận động sáng tác ca khúc quần chúng của Bộ Văn hóa và được xếp trong 10 bài tuyển chọn. Chú thích: Đây là những tác phẩm giới thiệu nhằm gợi ý một cách thoải mái thôi, còn vào được tuyển tập hay không là tùy thuộc vào sự tuyển chọn của Hội đồng Biên tập. Chúc Nhà xuất bản Hà Nội luôn thành công.
Nhạc sĩ Dương Viết Á (18/08/2011)
1. Về tên gọi của cuốn sách: * Theo tôi, tên gọi hơi quá lớn, nhất là ba từ hai thế kỷ; bởi lẽ sắc thái tu từ của từ thế kỷ gợi lên cảm nhận về một khoảng thời gian dài hơn 100 năm. * Có lẽ nên bỏ hai từ từ trước, bởi lẽ nếu dùng hai từ đó thì phải dùng từ đến mà không thể thay thế bằng dấu gạch ngang (-). * Có thể chỉnh lại như sau: Ca khúc Hà Nội 19… - 200… 2. Tôi xin mạnh dạn gợi vài ý tưởng về tên gọi cuốn sách 2.1 Bài ca Thăng Long - Hà Nội 19… - 200... Hai từ Bài ca mang sắc thái trang trọng. Tất nhiên, đã có những nhạc sỹ lạm dụng hai từ bài ca này, khi lẽ ra chỉ dùng những từ như khúc hát, tiếng hát, bài hát, hoặc hát về… Khi nghiên cứu về ca từ, tôi đã thống kê một loạt bài hát được đặt tên gọi là bài ca, và xem ra chưa phù hợp với nội dung của nhạc phẩm. 2.2 Hát về Hà Nội thân thương 19… - 200... 2.3 Hát về trái tim Tổ quốc 19… - 200... 3. Lần theo danh mục tác phẩm: 3.1. Giai đoạn trước 1945: * Số lượng tác phẩm là 40 bài. Theo tôi, có lẽ hơi nhiều. Nên rút xuống khoảng 20 - 25 bài. * Tác phẩm của nhạc sỹ Văn Chung gồm 7 bài nên rút xuống khoảng 3 bài: Bóng ai qua thêm, Bên hồ liễu và Đôi mắt huyền. * Tác phẩm của Văn Cao, ngoài hai tác phẩm không thể thiếu là Gò Đống Đa và Thăng Long hành khúc ca, chỉ thêm 1, 2 bài thôi. * Có nên đưa ca khúc của nhạc sỹ Lê Thương vào cuốn sách không? Bởi vì, nhiều tác phẩm được sáng tác khi dạy học ở Hải Phòng. * Bài thứ 35 (thuộc giai đoạn này) là bài Bến xuân hay Đàn chim Việt? Hai tên gọi khác nhau vì khác về ca từ nhưng lại cùng một giai điệu. 3.2. Giai đoạn 1946 - 1954 * Có thể thêm Cảm tử quân của Hoàng Quý. * Bài ca cách mạng tiến quân của Đỗ Nhuận dường như được sáng tác vào giai đoạn sau, khoảng trước năm 1960 gì đó. * Bài Bác về Thủ đô của Lê Yên cần được bổ sung; xếp vào giai đoạn này hay giai đoạn sau thì tùy ban biên tập. 3.3. Giai đoạn 1955 - 1975 * Bài Lá cờ tháng Tám của Phan Thanh Nam, có lẽ phải xếp lên trước: khoảng thứ 59 hay 60. * Nên xem lại bài Hành khúc Hà Nội chiến thắng của Vũ Trọng Tường được sáng tác vào năm nào, có thuộc giai đoạn này không? 3.4. Giai đoạn 1976 - 2005 * Nhạc sỹ Xuân Oanh còn có bài hát Hà Nội - Lâm Đồng (tên gọi có thể chưa chính xác). * Nên xem lại bài Mãi mãi sáng ngời trái tim Tổ quốc có thuộc giai đoạn này không? * Bài Đêm trăng nhớ Hà Nội (số 120) của Nguyễn Đức Toàn cần được xếp vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). * Bài số 160: Em yêu Hà Nội của Hoàng Vân có phải là bài Tôi yêu Hà Nội không? * Bài số 216: Truyền thuyết Hà Nội của Hoàng Phúc Thắng có tên gọi là Truyền thuyết hồ Gươm. * Bài Kỷ niệm hồ Gươm của Trần Hữu Pháp bị lặp lại với bài số 227. * Cần bổ sung bài Sóng đàn Hà Nội của An Thuyên vào giai đoạn này. 4. Với một cuốn sách “để đời” xứng đáng Ngàn năm Thăng Long văn hiến, rất cần - nói một cách khác: không thể thiếu - ghi chú năm tháng ra đời của từng ca khúc (ghi ngay dưới tên gọi nhạc phẩm). Và từ đó mới có thể xếp số thứ tự của tác phẩm.
Nhạc sĩ Vĩnh Cát (18/08/2011)
Do mới chỉ được đọc 1 trang tóm tắt đề cương và danh mục 100 bài hát được chọn trong 4 thời điểm: Trước năm 1945, từ 1946 - 1954, từ 1955 - 1975 và từ 1976 đến nay mà chưa được đọc phần chính yếu nhất là giới thiệu tác phẩm, tác giả, nội dung đề tài, giá trị nghệ thuật (chắc các tác giả còn đang và sẽ biên soạn, vì hôm nay mới là hội đồng nghiệm thu đề cương), nên tôi cũng chỉ xin có một vài ý kiến nhận xét, góp ý sơ bộ sau đây: - Rất hoan nghênh Nhà xuất bản Hà Nội và Ban Tư vấn Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến đã có chủ trương tiến hành kịp thời biên soạn cuốn sách “100 bài hát hay về Hà Nội” trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Tin rằng, nếu làm tốt, cuốn sách này sẽ mang được ý nghĩa xã hội rộng lớn, vì ca khúc về Hà Nội từ lâu nay đã là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Hà Nội và nhân dân cả nước. Cuốn sách cũng sẽ góp phần cụ thể hóa cho phần nghệ thuật âm nhạc trong cuốn bách khoa thư nghệ thuật Hà Nội sẽ được xuất bản trong thời gian tới để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là một trong 18 cuốn của bộ sách bách khoa thư đồ sộ. - Tán thành đề cương đã nhấn mạnh “tính biên niên sử” bằng ca khúc của âm nhạc Hà Nội, đã phân rõ thành 4 thời điểm gồm cả các giai đoạn cách mạng, kháng chiến và hòa bình. Đây là 1 đặc điểm và cũng là thế mạnh của ca khúc Hà Nội với nhiều định hướng khác. Đề cương cũng quan tâm lựa chọn những ca khúc mang đậm sắc tiêu biểu về thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và con người Hà Nội (có nhấn mạnh đến “cái tôi” bản thể của con người). - Tuy nhiên qua danh mục các ca khúc được lựa chọn tôi thấy hình như các tác giả bị lúng túng trong sự hạn chế của con số 100 nên đã bỏ sót không ít bài hát hay về Hà Nội đã từng vang vọng. Con số 100 này có ý nghĩa gì không, hay chỉ là con số tròn, chẵn cho đẹp? Nếu ngược lại, thống kê ra hết những bài hát rồi mới ấn định con số để in. (Nói thêm, thời làm giám đốc sở tôi đã tiến hành in 2 tập vào năm 1984 và 1994. Sau năm 94 đến nay là thời kỳ cũng không thiếu bài hát hay về Hà Nội nên chọn 100 là ít đấy). - Tính “biên niên sử” trong lựa chọn cũng cần xem lại tỷ lệ vì cả 3 thời kỳ cách mạng, chống Pháp, chống Mỹ chỉ có 32 bài, trong khi thời hòa bình là 68 bài. Tất nhiên, nếu có bài hay bị bỏ sót chứ không phải cứ theo tỷ lệ cứng nhắc. Lấy ví dụ: thời kỳ tiếp quản Thủ đô 1954 nên chọn thêm bài “Hà Nội giải phóng” hoặc “Hoan hô quân đội giải phóng Thủ đô” của Đỗ Quyên tức Nguyễn Văn Quỹ, nhạc sỹ người Hà Nội, gắn bó với Hà Nội vào loại lâu năm nhất trong số những nhạc sỹ còn sống. Thời kỳ gần đây nhất không nên bỏ quên “Hà Nội thành phố vì hòa bình” của Đặng An Nguyên sáng tác năm 2000 được giải thưởng của Hội Nhạc sỹ Việt Nam lại do chính Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức phát động cuộc thi này. Cũng nên nhắc đến “Hà Nội trái tim Việt Nam” của Nguyễn Đình Phúc, “Du thuyền trên hồ Tây” của Đặng Hữu Phúc, lời của Phan Dân… - Cuối cùng rất mong các tác giả biên soạn sách lưu ý đến sự tế nhị trong lựa chọn, cần thận trọng kỹ càng với những tác giả có 3 bài (5 người), 2 bài (17 người). Ngay cả với tác giả chỉ có 1 bài cũng nên cân nhắc kỹ, đừng để “tính mặt trận” chi phối. Ngay cả trường hợp nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nên chăng chọn cả 2 bài. Nói thêm về trật tự danh mục ca khúc theo hướng nào? Năm ra đời tác phẩm, thứ tự ABC, tên tác giả cùng tuổi tác giả hay theo mỗi tác giả soạn sách. - Trên đây chỉ là mấy ý kiến thoáng đọc mới thấy. Xin mạnh dạn nên lên để được xem xét sửa chữa.
Nhạc sĩ Doãn Nho (18/08/2011)
Tôi nhiệt liệt hoan nghênh ý tưởng đóng góp vào “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” cuốn “100 bài hát hay về Hà Nội”. Tôi đánh giá cao sự chuẩn bị cho tập nhạc này với sự lựa chọn khá công phu và sự phân công cụ thể việc viết giới thiệu cho từng ca khúc và tác giả. Tuy nhiên bên cạnh những bài rất nổi tiếng và tương đối nổi tiếng thì còn một số bài khó nhớ thậm chí chưa được nghe, vì một thời gian dài tôi theo học ở Liên Xô. Vì vậy rất cần sự trao đổi tập thể trong Hội đồng nghiệm thu, qua đó có thể phát hiện thêm những bài hay và đánh giá đúng để lựa chọn đúng. Theo tôi cần có một quyển tổng tập, trong đó thêm phần nhạc không lời. Bản thảo cần có khuynh hướng tổng hợp, nhưng tổng hợp ở đây là có sự sàng lọc, chọn lựa chứ không mang tính chất liệt kê, như vậy mới có tính lý luận trong tác phẩm. Bởi hiện nay vẫn chưa có được lý thuyết về âm nhạc (không nên coi thường từng viên sỏi, mẩu quặng). Vấn đề tổ chức, nên chăng có tài trợ nào khác không để nâng tầm bản thảo. Tư tưởng chỉ đạo: Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội, tổ chức cần mở rộng như thế nào để được sự giúp đỡ, kêu gọi từ nhiều nơi để có thêm kinh phí nâng tầm bản thảo này lên cao hơn.
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)