Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách lịch sử
Hà Nội trong cuộc vận động giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Lịch sử.
Tác giả: GS. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên)
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2009
Tổng số trang: 292 trang
Kích thước:
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00) Mời đọc một chương sách hay
Giới thiệu về sách:

Tóm tắt nội dung:

- Nghiên cứu tổng quan về lịch sử kháng chiến thực dân Pháp của nhân dân Hà Nội cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Cùng với việc liệt kê những sự kiện liên quan đến lịch sử kháng chiến của Hà Nội, công trình còn hướng đến mục đích là làm sáng tỏ các bước phát triển của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Hà Nội; vai trò của Hà Nội trong cuộc vận động giải phóng dân tộc của nhân dân cả nư­ớc; mối quan hệ hữu cơ, mật thiết giữa nhân dân Hà Nội với nhân dân cả n­ước trong quá trình chống thực dân Pháp xâm lư­ợc và giành lại nền độc lập dân tộc; những nét đặc thù riêng của Hà Nội trong phong trào chống Pháp chung của cả n­ước; các đánh giá về các nhân vật và sự kiện lịch sử có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới phong trào yêu nư­ớc chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Đề tài có một ý nghĩa hết sức thiết thực. Đây là một trong những công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; một công trình có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu n­ước đối với nhân dân Hà Nội nói riêng, cả n­ước nói chung; một công trình làm sáng tỏ lịch sử xây dựng và bảo vệ thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nư­ớc nói chung. Đây cũng là một tài liệu có ích đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài n­ước về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là về thủ đô Hà Nội. 

Sách cùng chuyên mục

Hà Nội thời Hùng Vương - An Dương Vương

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Lịch sử.
PGS.TS. Trịnh Sinh (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
ước 532 trang

Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội

 Hàng ngàn năm, đồng hành với bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, Thăng Long - Hà Nội nhiều lần bị tàn phá bởi giặc ngoại xâm nhưng vẫn hiên ngang trụ vững “Thăng Long phi chiến địa”, “Giặc đến Bồ Đề giặc lại tan”. Thăng Long - Hà Nội với thế “rồng cuộn hổ ngồi” mảnh đất địa linh nhân kiệt, từ lâu đã được biết đến với truyền thống hào hùng, bất khuất của cha ông, càng yêu hơn mảnh đất kinh đô linh thiêng hào hoa. Đến nay mảnh đất này vẫn giữ một vai trò quan trọng là trung tâm kinh tế chính chị và văn hóa của đất nước là nơi hội tụ của bốn phương.

Phan Phương Thảo
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
1100
16x24

Giới thiệu sách Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội

Trong hệ thống Châu bản triều Nguyễn hiện còn lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ thì châu bản triều Nguyễn về Hà Nội có khối lượng tương đối lớn, khoảng gần 5 nghìn văn bản có liên quan. Kho tư liệu quý giá này đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm, khai thác nghiên cứu, tuy nhiên chưa có một công trình Châu bản triều Nguyễn nào về riêng Hà Nội ra đời. Và ý tưởng về công trình Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội đã được cố Giáo sư Phan Huy Lê, TS. Đào Thị Diến ấp ủ từ Giai đoạn I của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Đến nay công trình đã hoàn thành để ra mắt độc giả.

Đào Thị Diến
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
820
16x24

Giới thiệu sách Hà Nội - “Điện Biên phủ trên không”

Hơn bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng âm hưởng hào hùng của chiến thắng Hà Nội – “Điện Biên Phủ trên không” vẫn là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó là những ngày tháng đau thương nhưng cũng thật bi hùng của quân dân Thủ đô. Với tầm vóc lịch sử vô cùng to lớn đó, việc nghiên cứu toàn diện và khách quan, sâu sắc hơn lịch sử trận Hà Nội -  “Điện Biên Phủ trên không”  sẽ là một đóng góp quan trọng đối với lịch sử, văn hoá Thăng Long – Hà Nội. Trên tinh thần đó, Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức biên soạn cuốn sách Hà Nội –“Điện Biên phủ trên không” thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Cuốn sách do Thiếu tướng PGS. TS Trịnh Vương Hồng - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự chủ biên, cùng những nhà sử học có uy tín nghiên cứu về lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn.

Trịnh Vương Hồng
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
348
16x24

Bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp bảo vệ, giải phóng Thăng Long - Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
PGS.TS. Nguyễn Văn Tài (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
400 trang
Ý kiến bạn đọc
PGS.TS. Vũ Văn Quân (23/08/2011)
1. So với bản đề cương lần thứ nhất, bản đề cương lần thứ hai này đã cơ bản chỉnh sửa theo tinh thần góp ý của Hội đồng nghiệm thu. Trên cơ sở bản đề cương này có thể triển khai nghiên cứu và xây dựng bản thảo và với chủ nhiệm đề tài là chuyên gia hàng đầu về vấn đề này cùng đội ngũ cộng tác viên nhiều kinh nghiệm, cuốn sách chắc chắn sẽ đạt chất lượng chuyên môn tốt. 2. Tuy nhiên, cũng có một số điểm mà người đọc vẫn còn băn khoăn: Khi đó có nhiều nội dung lại được trình bày quá chi tiết chưa cần thiết với đề cương. - Chương 1 và chương 2 trình bày bối cảnh và cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX, chương 3 trình bày về chuyển biến của Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong khi đó tên sách là “Hà Nội trong cuộc vận động giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”. Vì thế, nên chăng tên sách phải đổi là “Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Pháp và vận động giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” cho phù hợp với nội dung nêu trong đề cương. Kết luận: Đề cương đáp ứng yêu cầu, có thể ký hợp đồng triển khai
PGS.TS. Nguyễn Đình Lễ (23/08/2011)
1. Đề tài: Xác định rõ ràng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đóng góp thiết thực vào dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 2. Bố cục công trình: Gồm phần Mở đầu, 5 chương và Kết luận. Với những vấn đề đặt ra và giải quyết trong các chương thể hiện tính hợp lý, chặt chẽ trong cấu trúc cuốn sách. Tiêu đề các chương ngắn gọn, rõ ràng. 3. Những vấn đề cụ thể trong các chương: 3.1. Chương 1: Việt Nam trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và các phong trào chống Pháp tiêu biểu của nhân dân ta. - Chương này viết tương đối đầy đủ và ngắn gọn, có vai trò là cơ sở để hiểu rõ các chương sau viết về Hà Nội. - Xin nêu vài điểm để trao đổi thêm: + Mục 1.1. Chủ nghĩa thực dân đẩy mạnh xâm chiếm thực địa nên sửa là “Các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa”. + Trong mục 2 có 3 tiểu mục: 2.1. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam 2.2. Thái độ của triều Nguyễn 2.3. Các phong trào chống Pháp tiêu biểu của nhân dân ta Theo tôi mục 2.2. nên đổi thành “Cuộc kháng chiến của triều đình Huế trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược”. Trong mục này sẽ trình bày thái độ của triều đình Huế và cuộc kháng chiến chống Pháp của triều đình ở Đà Nẵng và Sài Gòn - Gia Định. Đây là thực tế lịch sử, không thể chỉ nói đến “thái độ”, mặc dù ở tiêu đề của mục. 3.2. Chương 2: Quân và dân Hà Nội trong cuộc chiến chống chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX. - Nên bỏ cụm từ “Quân và dân” vì rất hiện đại. nên viết giống như tên cuốn sách. 3.3. Chương 3: - Mục 1: Thực dân Pháp thiết lập ách cai trị Hà Nội nên sửa là “Thực dân Pháp thiết lập bộ máy chính quyền ở Hà Nội”. - Mục 2: Mở rộng Thành phố Hà Nội nên sửa là “chính quyền thực dân mở rộng địa giới Hà Nội”. 3.4. Chương 4: Các phong trào yêu nước trong giai đoạn này là các sự kiện diễn ra ở Hà Nội, nhưng do vai trò to lớn, ý nghĩa của các phong trào trên đã trở thành lịch sử dân tộc. Cách phong trào này đã được viết trong nhiều cuốn sử dân tộc, các giáo trình đại học, sách giáo khoa. Vì vậy, cuốn sách này cần thể hiện cái mới, có thể là tư liệu mới, những nhận định, đánh giá mới nhất ở thời điểm này. 3.5. Chương 5: - Mục 1: Hà Nội tiếp nhận Chủ nghĩa Mác - Lênin nên sửa là “Phong trào yeê nước ở Hà Nội tiếp thu Chủ nghĩa Mác - Lênin”. - Từ năm 1911 đến năm 1919 nên viết tên Bác là Nguyễn Tất Thành. Chỉ sử dụng bí danh Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919. - Trang 151 - 152 nên tham khảo cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên. + Trang 150 dòng 12 viết “những khuyết điểm trong các hoạt động yêu nước chống Pháp của các bậc tiền bối” nên thay 2 từ “khuyết điểm” bằng “hạn chế”. + Trang 151 dòng 5 viết: “Với nhận thức muốn đánh đuổi được kẻ thù trước hết phải hiểu rõ kẻ thù của mình, vì vậy mà Nguyễn Ái Quốc đến đầu tiên là nước Pháp”. Thực ra đây là sự suy luận theo binh pháp Tôn Tử. Nguyễn Ái Quốc đến nước Pháp chỉ khoảng 3 tháng, Bác đã làm đơn gửi Tổng thống Pháp xin học ở trường thuộc địa. Không biết lá đơn đó Tổng thống Pháp đã xem chưa, hay đã từ chối, Bác đã rời Pháp. Mãi 7 năm sau Bác mới trở lại nước Pháp. Phải căn cứ vào tư liệu, Bác viết: “Tôi muốn ra nước ngoài, xem họ làm thế nào, học tập họ rồi trở về giúp đồng bào”. + Trang 151 dòng 8 dưới lên viết: “Bản yêu sách gồm 8 điểm, với nội dung tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam và đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam”. Đề nghị xem lại toàn văn bản yêu sách. Bản yêu sách 8 điểm không có nội dung tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam. Dòng 5 dưới lên viết: “về trò lừa đảo của Wilson” nên sử dụng từ Bác dùng là “trò bịp”. Dòng 3 dưới lên: “Từ đây Nguyễn Ái Quốc đã đoạn tuyệt với tư tưởng cải lương”. Tác giả nên thận trọng với nhận dịnh này. Tôi chưa đọc ở chỗ nào nói Nguyễn Ái Quốc có tư tưởng “cải lương”. Vậy có từ bao giờ mà đến bây giờ mới “đoạn tuyệt”. Trước đó không lâu Người đã phê phán tư tưởng cải lương của Phan Châu Trinh. Việc gửi bản yêu sách không phải là tư tưởng cải lương. - Trang 176, dòng 8: Đến ngày 16 tháng 6 năm 1929 thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Cần tra cứu thêm, các sách viết gần đây là ngày 17. Dòng 9 dưới lên viết: tháng 7 năm 1929 An Nam Cộng sản Đảng thành lập. Sự kiện này không cập nhật. Các sách gần đây viết là vào khoảng tháng 8 năm 1929. - Trang 177 dòng 2 dưới lên viết: Hội nghị hợp nhất diễn ra từ ngày 03/02/1930 là quá cũ. Các nhà sử học đã giải quyết khá hợp lý sự kiện này. Đề nghị tham khảo thêm. 3.6. Kết luận: Viết sơ sài, chỉ tóm tắt một cách sơ lược phong trào yêu nước chống Pháp ở Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, không giúp người đọc có được nhận thức gì thêm, chưa nâng tầm của cuốn sách. 3.7. Tài liệu tham khảo xếp lộn xộn, không theo trật tự nào. Đơn cử danh mục 32. Chương Thâu, tiếp đó 33, 34. Viện Sử học, 35. Minh Tranh rồi 36, 37, 38 lại Chương Thâu. Trong diễn đạt, một số từ ngữ sử dụng không chuẩn, tôi đã ghi trong bản thảo. Kết luận: Đánh giá chung đây là công trình khoa học được biên soạn công phu, nghiêm túc, đáp ứng đầy đủ những vấn đề, nhiệm vụ do đề tài đặt ra. Tuy nhiên, cần cân nhắc thêm đôi chỗ để cuốn sách hoàn chỉnh hơn.
PGS.TS. Ngô Đăng Tri (23/08/2011)
1. Những ưu điểm cơ bản 1.1. Về vấn đề nghiên cứu: Đây là một vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu để làm rõ lịch sử cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Hà Nội thời kỳ cận đại, giai đoạn tiếp nối truyền thống đấu tranh vẻ vang của Thăng Long - Đông Đô ngàn năm với Hà Nội hiện đại. Giải quyết tốt vấn đề sẽ không chỉ giúp người đọc thấy được cái gạch nối - chuyển tiếp lý thú đó mà còn có thể gợi ra một số suy nghĩ hữu ích về xây dựng và bảo vệ Thủ đô Hà Nội nói riêng, đất nước nói chung hiện nay. Đề tài kế thừa được các thành quả của các công trình đã có, song không trùng lặp với các công trình đó. 1.2. Về nội dung sản phẩm đề tài: Sản phẩm đề tài có bản dự thảo lịch sử cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Hà Nội trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bản danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. - Bản dự thảo lịch sử cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dài 183 trang, kết cấu thành 5 chương, 19 tiết. Trong chương 1: “Việt Nam trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và các phong trào chống Pháp tiêu biểu của nhân dân ta”, đã nêu lên được bối cảnh quốc tế và Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược cũng như việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và các phong trào chống Pháp tiểu biểu của nhân dân cả nước ta, có tác dụng như phần bối cảnh chung trước khi đi vào trình bày cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Nội nói riêng. Trong chương 2: “Quân và dân Hà Nội trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX” đã trình bày được hai cuộc chiến đấu anh dũng chống quân xâm lược Pháp của quân và dân Hà Nội khi chúng dùng vũ lực đánh chiếm Hà Nội (1873 và 1882) và lý giải được nguyên nhân “Hà Thành thất thủ” lúc bấy giờ. Trong chương 3 “Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục ở Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” đã nêu lên tương đối rõ và toàn diện sự thay đổi của Hà Nội về các mặt hành chính, bộ máy cai trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, giai cấp xã hội từ đô thị trung đại sang đô thị cận đại. Trong chương 4 “Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Hà Nội đầu thế kỷ XX” đã giới thiệu khá sinh động một số phong trào yêu nước tiêu biểu của khuynh hướng này và ý nghĩa của nó, như Đông Du (1905-1908), Đông Kinh Nghĩa thục (1907), Hà thành đầu độc (1908), những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội (1913), phong trào tẩy chay Khách trú (1919), phong trào dân chủ (1925 - 1926) và sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (1927 - 1930). Trong chương 5 “Phong trào yêu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản thời kỳ 1925 - 1930” đã trình bày có hệ thống sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Hà Nội, các hoạt động của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và cuộc đấu tranh tiến tới thành lập Đảng bộ ĐCS Việt Nam thành phố Hà Nội. - Phần Danh mục tài liệu khá súc tích và phong phú với 42 tài liệu cần thiết - Phần Phụ lục dài 67 trang gồm 23 tư liệu có giá trị bổ sung, minh họa rõ thêm nội dung các chương chính sử, nhất là một số văn bản, thư, báo cáo của nhà cầm quyền thực dân, phong kiến về tình hình các mặt và cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Nội cuối thời kỳ XIX đầu thế kỷ XX. 2. Một số hạn chế và vấn đề cần trao đổi: 2.1. Việc đặt cuộc đấu tranh yêu nước của quân và dân Hà Nội trong cuộc đấu tranh chung của quân và dân cả nước là đúng, song nên ở trong quan điểm nhận thức lịch sử hay trong nội dung trình bày chứ không nên đưa thành tiêu đề của đề tài. Tiêu đề đề tài có cụm từ “Hà Nội trong…” đã làm khó cho người biên soạn và người nhận xét. Thực tế nội dung “Hà Nội trong…” chỉ được đề cập ở chương 1, còn các chương khác không nhiều. Chúng tôi cho như vậy là đúng, vì trọng tâm của đề tài là cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Hà Nội, song vẫn có sự phân vân về phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài, nhất là ở các chương 2, 3, 4, 5. Cụm từ “Hà Nội trong…” đã làm cho vấn đề bị loãng nếu đề cập tới và bị thiếu nếu chỉ có ở chương 1. Giá như tiêu đề là “Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” thì không có gì phải áy náy. 2.2. Bố cục 5 chương là hợp lý, song bố cục từng chương nhiều chỗ chưa hợp lý, độ dài các tiết thiếu cân đối. Theo chúng tôi, nên kết cấu lại nội bộ các chương để cho thống nhất cách trình bày và cân đối dung lượng các tiết. Cụ thể là: Chương 1: Có 2 tiết như trong mục lục. Không ghi các tiểu mục 1.1, 1.2, 2.1, 2.2, để cho phù hợp với cách triển khai và sự trình bày ở các chương sau đó. Chương 2: Có 2 tiết như trong mục lục. Chương 3: Ghép 1 và 2 thành tiết 1, gọi là “Thực dân Pháp thiết lập ách cai trị và mở rộng thành phố Hà Nội”; gộp 3, 4 và 5 thành tiết 2, gọi là “Những chuyển biến về kinh tế, giai câp xã hội và văn hóa, giáo dục”. Chương 4: Ghép 1 và 2 thành tiết 1, gọi là “Phong trào Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục (1905- 1908)”; gộp 3, 4 và 5 thành tiết 2, gọi là “Hà Thành đầu độc, những hoạt động của Việt Nam Quang Phục hội và phong trào tẩy chay Khách trú (1908- 1919)”; ghép 6 và 7 thành tiết 3, gọi là “Phong trào dân tộc, dân chủ từ năm 1925 đến đầu 1930”. Chương 5: Kết cấu lại thành 2 tiết: Tiết 1 là “Hà Nội tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên”; tiết 2 gọi là “Phong trào đấu tranh của công nhân và cuộc vận động tiến tới thành lập Đảng bộ ĐCS Việt Nam thành phố Hà Nội”. - Phụ lục cần đặt số thứ tự và nên có các ảnh, bản đồ tư liệu (vì nội dung chính 183 trang là hơi “khiêm tốn”). 3. Đánh giá chung: Tuy vẫn còn một vài hạn chế, sự mong muốn của người đọc vẫn còn nhiều, song nhìn chung, sản phẩm nghiên cứu đã thể hiện sự lao động nghiêm túc, công phu của các tác giả, đã bám sát đề cương được phê duyệt và đạt chất lượng tốt mục tiêu, nhiệm vụ do đề tài đặt ra. Đề nghị cho nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và công bố rộng rãi công trình sau khi có sự sửa chữa, nâng cao chất lượng bản thảo theo ý kiến của hội đồng.
PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật (23/08/2011)
1. Ưu điểm công trình: 1.1 Về Bố cục Cuốn sách thực hiện đúng như bản đề cương đã được thông qua với kết cấu gồm 5 chương, giải quyết 5 nội dung quan trọng mà công trình cần phải đề cập. Các chương có số lượng tương đối cấn đối (Chương 1: 42 trang: Chương 2: 37 trang, Chương 3: 33 trang, Chương 4: 33 trang; Chương 5: 30 trang và kết luận: 3 trang) 1.2 Về nội dung: - Cuốn sách đã trình bày rõ và tương đối đầy đủ, cô đọng tình hình Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập trên tất cả các lĩnh vực từ cuộc chiến đấu chống Pháp cuối thế kỷ XIX; những chuyển biến kinh tế, xã hội; phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản; phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản với sự ra đời Thành Đảng bộ Hà Nội năm 1930. - Sự kiện và nội dung về Hà Nội được các tác giả đặt trong bối cảnh chung của cả nước, và vấn đề riêng của Hà Nội vẫn được khai thác, trình bày một cách rõ ràng, đậm nét. - Tư liệu được sử dụng tương đối phong phú, có xuất xứ rõ ràng. 1.3 Về cách trình bày: Sách viết dưới dạng chính luận. Văn phong mạch lạc. 2. Một số góp ý - Chương 1 là chương làm nền, nên rút gọn lại, khoảng 25 trang là vừa phải. - Một số tư liệu cần chỉnh lại cho chính xác: + Tr. 90, Đoạn viết về Khu phố phía Bắc: phố Ngô Thì Nhậm, Ngô Quyền có phải là phía Bắc tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay không? +Tr. 178. Đoạn cuối: Đỗ Ngọc Du được bầu làm Bí thư Thành bộ Hà Nội khi đã thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, liệu còn làm Bí thư Xứ ủy Đông Dương Cộng sản Đảng không? Sách viết đồng thời giữ cả hai chức vụ? + Tr. 183, Kết luận viết: Tháng 6 – 1930 trên địa bàn Hà Nội, Đông Dương Cộng sản đảng đã ra đời. Nên chữa lại là: Tháng 6 – 1929? + Tr. 162, mục 3. Hà thành đầu độc nên thêm từ Vụ (Hà thành đầu độc) để rõ nghĩa hơn. + Chú thích trang 127, nên có tên tác giả (Viện Sử học); Phần tài liệu tham khảo không nên ghi theo quy định của luận án tiến sỹ. 3 Kết luận Cuốn sách được nghiên cứu công phu, nghiêm túc, có chất lượng khoa học tốt, trình bày rõ ràng, đầy đủ nội dung theo yêu cầu và theo đúng thực tế lịch sử của Hà Nội và của cả nước. Đồng ý nghiệm thu để xuất bản.
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)