Đông Anh với nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Nằm ở phía tây bắc Thăng Long, huyện Đông Anh có vị trí trọng yếu và có nhiều mối quan hệ mật thiết về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục với Thăng Long, từng được nhà Sử học Phan Huy Chú ghi nhận là nơi tụ khí, tinh hoa. Qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ cư dân trong huyện chung lưng đấu cật, vật lộn với những bất lợi của tự nhiên để khai phá và cải tạo đất đai, lập nên làng xóm trù mật. Dựa trên nền kinh tế nông nghiệp ruộng nước, kết hợp các nghề thủ công, cư dân các làng hình thành một thiết chế làng – xã chặt chẽ, gắn tình cảm và trách nhiệm của mỗi thành viên với cộng đồng.
Tác giả:
Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Đông Anh
Nhà xuất bản:
NXB Hà Nội
Năm xuất bản:
2010
Tổng số trang:
740 trang
Kích thước:
Bình chọn:
(Tổng số: 3 - Trung bình: 1.67)
Năm 2010, cùng với Thủ đô Hà Nội và cả nước, cán bộ và nhân dân Đông Anh đón chào nhiều ngày lễ lớn: 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2010), 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2010); 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1945 – 30/4/2010) và đặc biệt là Đại lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long – Hà Nội (1010 – 2010), hướng tới Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Thiết thực kỷ niệm những ngày lễ lớn đó, tháng 10 năm 2009, BCH Đảng bộ, HĐND và UBND huyện quyết định tổ chức biên soạn cuốn “Đông Anh với nghìn năm Thăng Long – Hà Nội”.
Cuốn sách giới thiệu tổng thể về truyền thống lịch sử - văn hóa và truyền thống cách mạng của huyện Đông Anh trong hơn hai nghìn năm dựng nước và giữ nước từ thời đại các vua Hùng, trải qua gần một nghìn năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đến những năm đổi thay toàn diện của công cuộc Đổi mới bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng; trong mối quan hệ với Thăng Long - Hà Nội.
Cuốn sách được hoàn thành dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND huyện, trực tiếp là Ban Tuyên giáo cùng các thành viên trong Ban Chỉ đạo sưu tầm và biên soạn; nhờ tâm huyết, lao động khoa học miệt mài, dày công của các nhà nghiên cứu ở Trung ương và địa phương; của các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các xã trong toàn huyện. Sách được ấn hành không chỉ thiết thực chào mừng những ngày lễ lớn trong năm 2010 mà còn là cơ sở khao học cho định hướng phát triển của huyện trong thời gian tới, làm tài liệu quý để giáo dục truyền thống. Đây còn là món quà đầy ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm nghìn năm Thăng Long – Hà Nội.
Cuốn sách được kết cấu: Gồm 3 phần với 14 chương và phụ lục.
- Phần thứ nhất.Đông Anh một số vấn đề về địa lý hành chính và các giá trị lịch sử - văn hóa
Chương 1. Đông Anh – Địa lý hành chính và đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội
Chương 2. Các nghề thủ công và đặc sản ẩm thực huyện Đông Anh
Chương 3. Truyền thống học hành và khoa cử Nho học Đông Anh.
Chương 4. Di tích lịch sử văn hóa và di sản Hán Nôm huyện Đông Anh.
Chương 5. Tổng quan về văn hoạc, nghệ thuật huyện Đông Anh
- Phần thứ hai.Đông Anh trong lịch sử dựng nước và giữ nước
Chương 7. Đông Anh trong công cuộc dựng nước và giữ nước
Chương 8. Đông Anh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước từ khi có Đảng
Chương 9. Đảng bộ và nhân dân Đông Anh làm theo lời Bác
Chương 10. Các tập thể và cá nhân anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong các cuộc kháng chiến
- Phần thứ ba.Đông Anh với công cuộc đổi mới
Chương 11. Đông Anh với công cuộc đổi mới – thành tựu và định hướng phát triển
Chương 12. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh
Chương 13. Các điểm sáng và gương điển hình trong công cuộcđổi mới
Chương 14. Các nhà hoạt động chính trị, xã hội, quân sự, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ huyện Đông Anh
- Phụ lục.Các tác phẩm văn học nghệ thuật về Đông Anh
Anh Minh