Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Ấn Chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)

Nhằm cung cấp cho độc giả thêm thông tin về việc quản lý, sử dụng con dấu của triều Nguyễn về các khía cạnh như loại hình dấu, kích thước, hình thể, phương thức sử dụng dấu trên văn bản, Trung tâm lưu trữ quốc gia I đã phối hợp cùng Nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)”.

Tác giả: Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - TT lưu trữ quốc gia
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2013
Tổng số trang: 279 trang
Kích thước: 20 x 29cm
Bình chọn:
(Tổng số: 3 - Trung bình: 0.17)
Giới thiệu về sách:

   Cuốn sách gồm 181 phiên bản được lựa chọn từ trên700 tập Châu bản triều Nguyễn, tương đương với khoảng 400.000 trang tài liệu và đó còn là kết quả của sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu của Bộ môn Sử học và phương pháp công bố tài liệu của Bộ môn Lưu trữ học.
 
   Cuốn sách được biên soạn dưới dạng sách ảnh gồm 5 chương:
 
   - Chương I: Khái quát về Châu bản và ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn.
 
   - Chương II: Dấu tích Kim bảo của hoàng đế và ấn tín trong hoàng tộc triều Nguyễn trên Châu bản.
 
   - Chương III: Ấn chương thuộc hệ thống các cơ quan trung ương triều Nguyễn trên Châu bản.
 
   - Chương IV: Ấn chương thuộc binh chế quân đội triều Nguyễn trên Châu bản.
 
   - Chương V: Ấn chương thuộc hệ thống chính quyền địa phương và dấu tên riêng trên Châu bản triềuNguyễn.
 
   Sau nội dung chương I mang tính khái quát thì từ chương II đến chương V, sau mỗi nội dung giới thiệu chung về dấu là ảnh minh họa. Trong phần ảnh vừa giới thiệu dấu ấn chính đã cắt riêng vừa kèm theo phiên bản và thuyết minh về kích thước, nội dung văn bản, niên đại, ký hiệu tra tìm.
 
   Do đặc điểm Châu bản đều viết trên giấy dó, nên kích thước hình dấu đo được so với kích thước của hiện vật chỉ mang tính tương đối và cách đọc dấu được tôn trọng theo nguyên bản; về nội dung văn bản chỉ tóm tắt thông tin ngắn gọn, cơ bản, đảm bảo tính chính xác, còn nếu muốn đối chiếu, so sánh sự thay đổi về dấu ấn giữa các thời kỳ thì các phiên bản tài liệu đã được xếp cạnh nhau... đó là cách mà những người biên soạn đã thực hiện. Hơn thế để đảm bảo tính thống nhất, toàn diện về mặt tư liệu, sử liệu, đồng thời để độc giả có thông tin đối chiếu, so sánh, các nhà biên soạn không chỉ đưa những phiên bản tài liệu mà còn sử dụng thông tin từ chính sử như Minh Mệnh chính yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam thực lục... Với một phương pháp thực hiện khoa học kết hợp các nguồn tài liệu chính sử nhằm tăng tính khách quan và có căn cứ trên sử liệu.
 
   Cuốn sách ra đời là sự nỗ lực và thành công lớn của nhóm biên soạn và tin chắc rằng như lời PGS.TS. Nguyễn Công Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm mong muốn “giới thiệu cùng bạn đọc về một công trình mới, một đóng góp mới cho việc khai thác giới thiệu ấn chương Việt Nam, Châu bản triều Nguyễn nói riêng và cũng là viên gạch nhỏ vun đắp thêm cho ngôi nhà văn hóa dân tộc nói chung của chúng ta”.

 

Sách cùng chuyên mục

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm

Câu chuyện quê hương

Là một người đã từng khoác áo lính, với khẩu súng trong tay, Vương Hòa đã đi dọc theo chiều dài đất nước trong những năm tháng chiến tranh, tham gia vào cuộc chiến khốc liệt. Sự tham gia đó không phải chỉ vì trách nhiệm mà với Vương Hòa còn là tình yêu, một thứ tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với Tổ quốc thân yêu. “Hòa bình rồi, rời công việc là tôi lại ra đi, khẩu súng trong tay được thay thế bằng chiếc máy ảnh, tôi đi để kể về câu chuyện tình yêu của mình” – đó là lời tự sự của tác giả cùng bạn đọc. Câu chuyện tình yêu của mình ấy chính là Câu chuyện quê hương được kể bằng hình ảnh.

Vương Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
136 trang
27 x 23 cm

Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội

Cuốn sách “Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội” do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2016. Cuốn sách ra đời góp phần bảo tồn một dòng tranh quý, khẳng định giá trị và vị trí quan trọng của nó trong kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu về tranh Hàng Trống của đông đảo bạn đọc.

Phan Ngọc Khuê
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
572 trang
16 x 24 cm

Nước Nhật nhìn từ những thứ bình thường

 Cuốn sách thuộc thể loại tản văn gồm 28 câu chuyện nhỏ, những câu chuyện bình thường về nước Nhật như: chuyện về một nông gia, chuyện người Nhật “tốt” hay “không tốt”, nghệ sĩ Nhật trở thành nghị sĩ, lễ khai giảng ở một trường mầm non, thảm họa động đất Đông Nhật Bản,… 

Nguyễn Quốc Vương
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
200 trang
12 x 19cm

“Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản văn hoá thế giới”

Cuốn sách “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản văn hoá thế giới” là cuốn sách ảnh song ngữ Việt Anh do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội biên soạn được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2014. Cuốn sách sẽ giới thiệu và cung cấp đến bạn đọc một tư liệu có hệ thống mang tính phổ cập cho khách tham quan và những ai muốn hiểu về di sản quý giá của Hà Nội, của đất nước và của nhân loại: khu di tích khảo cổ học và trục trung tâm thành cổ Hà Nội tạo thành Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội mang tính đại diện và tiêu biểu rất đặc trưng của lịch sử và văn hoá Thăng Long – Hà Nội trong 13 thế kỷ liên tục từ thời Đại La qua thời Thăng Long đến thời Hà Nội hiện nay.

Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
148 trang
20 x25 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)