Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Di vật tiêu biểu Hoàng thành Thăng Long 2002-2013

Cuốn sách ảnh song ngữ Việt-Anh“Di vật tiêu biểu Hoàng thành Thăng Long 2002-2013 - Typical Artifacts found in the Imperial Citadel of Thang Long between 2002 and 2013do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội thực hiện vừa được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành vào tháng 12 năm 2014. Cuốn sách là tài liệu hữu ích để quảng bá, tuyên truyền về giá trị của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội – di sản văn hoá thế giới. Với những di vật tiêu biểu được phát lộ từ năm 2002 đến nay, độc giả và những người quan tâm đến di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội sẽ được chiêm ngưỡng và khám phá những tầng sâu văn hoá, giá trị của từng di vật đã ẩn mình trong lòng đất hàng ngàn năm lịch sử.

Tác giả: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2014
Tổng số trang: 100 trang
Kích thước: 20 x 20 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 1.75)
Giới thiệu về sách:

 

Được UNESCO ghi vào danh sách di sản thế giới từ năm 2010, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, minh chứng cho sự phát triển của kinh đô Thăng Long, kinh đô của quốc gia Đại Việt, trải qua hàng ngàn năm lịch sử.

Mặc dù không còn dáng vẻ nguy nga, lộng lẫy bởi bao biến thiên của thời gian và thăng trầm lịch sử, nhưng Hoàng cung Thăng Long vẫn hiện lên lung linh, độc đáo qua các di vật phát lộ từ lòng đất. Đó là quy mô to lớn của các cung điện còn thấy qua các dấu tích nền móng kiến trúc. Đó là sự tinh tế, phong phú, đa dạng của các phù điêu trang trí trên mái kiến trúc, là những hiện vật gốm sứ tinh xảo, đồ ngự dụng của Hoàng cung xưa. Sự tài hoa và tinh hoa văn hóa của người xưa thể hiện ở từng kiểu dáng, từng mô típ trang trí, ở sự đa dạng phong phú của các hiện vật được tìm thấy. Hơn nữa, bề dày lịch sử của Thăng Long - Hà Nội được minh chứng rõ nét qua các dấu tích kiến trúc trong tầng văn hóa qua các thời kỳ chồng xếp lên nhau, trải dài suốt 13 thế kỷ.

Giá trị của di sản không chỉ hiện hữu ở những công trình kiến trúc trên mặt đất hay những di tích, di vật khảo cổ học đã phát lộ mà còn tiềm ẩn rất lớn trong lòng đất khu di sản. Bằng chứng là từ năm 2011 đến nay, với việc khai quật mở rộng theo khuyến nghị của Ủy ban di sản thế giới, tại khu vực Kính Thiên - Đoan Môn và Vườn Hồng, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục phát hiện nhiều dấu tích khảo cổ học độc đáo cùng hàng ngàn hiện vật gồm các loại gốm sứ gia dụng và vật liệu kiến trúc thuộc các thời kỳ khác nhau, từ thời Đại La, qua thời Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng đến thời Nguyễn. Trong các lớp văn hóa đó, bước đầu xác định các di tích kiến trúc, các di vật chồng xếp lên nhau tương tự như khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Điều đó nói lên tính thống nhất cao của toàn bộ khu di sản.

Những kết quả khai quật đó càng khẳng định giá trị khảo cổ học to lớn, độc đáo của khu di sản, chứng minh nhận định của chuyên gia trong nước và quốc tế: “Càng nghiên cứu càng hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long” (GS. Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam), “Đây là di sản có dấu tích kiến trúc dưới lòng đất được bảo tồn tốt nhất khu vực châu Á” (GS. Kunikazu Ueno - Đại học Nữ Nara, Nhật Bản).

Để góp phần tuyên truyền quảng bá giá trị khu di sản, Trung tâm bảo tồn khu di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam và Nhà Xuất bản Hà Nội biên soạn, xuất bản cuốn sách ảnh song ngữ Việt-Anh: “Di vật tiêu biểu Hoàng thành Thăng Long 2002- 2013”. Cuốn sách tập hợp những tư liệu, hình ảnh di vật tiêu biểu tìm thấy trong lòng đất khu di sản Hoàng thành Thăng Long trong thời gian qua: những phát lộ tại khu di tích 18 Hoàng Diệu trước đây và những kết quả khai quật gần đây.

Cuốn sách với dung lượng dày 100 trang khổ 20x20cm được trình bày dưới dạng sách ảnh song ngữ khoa học, rõ ràng, hình ảnh đẹp rõ nét, những di vật tiêu biểu Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng đã được lột tả khái quát qua một số cuộc khai quật quan trọng mang đến nhận thức đột phá về Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội. Các di tích và di vật trong Hoàng cung Thăng Long qua các thời thật phong phú và đa dạng. Mỗi di tích, di vật khảo cổ đều là những thông điệp lịch sử - văn hoá có giá trị vô giá của cha ông gửi lại cho thế hệ hôm nay và mai sau. Là một nhà khảo cổ học đã tham gia vào những nghiên cứu, phát lộ di vật Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, PGS.TS. Tống Trung Tín nhận định “Hà Nội là thành phố của những di sản văn hoá quý giá dưới lòng đất”.

Những phát hiện mới của khảo cổ học những năm gần đây tại di sản Hoàng thành Thăng Long càng khẳng định những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản đã được UNESCO vinh danh. Trong khuôn khổ cuốn sách này chỉ giới thiệu khái quát một số loại hình di vật tiêu biểu qua các thời Đại La, Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Nguyễn để thấy được sự toả sáng của các di vật với những giá trị lịch sử sâu sắc: đặc điểm kiến trúc qua các thời như phương vị, hình dáng, quy mô, vật liệu xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các diễn biến kiến trúc để thấy được phần nào trình độ kinh tế - xã hội, trình độ văn hoá, văn minh Việt Nam thời xưa tại Thăng Long; nhiều loại hình, chất liệu, hoa văn trang trí, kỹ thuật chế tạo, mỹ thuật và phong cách thể hiện đời sống hoàng cung cũng như nhiều khía cạnh về kinh tế, xã hội, tính dân tộc trong giao lưu văn hoá của Việt Nam với các nền văn hoá trên thế giới.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách!

 

 

Sách cùng chuyên mục

Hà Nội cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại

Lâu nay tên tuổi nhà báo Hồ Quang Lợi đã trở nên quen thuộc, đầy sức nặng dưới nhan đề các bài báo chính luận, bình luận những sự kiện thời sự nóng bỏng trong nước và quốc tế. Nói đến ông, người ta nghĩ đến một nhà báo xông xáo, lịch lãm với tư duy nhạy bén, mẫn cảm tinh tế để cảm nhận và đánh giá sự kiện mang tầm dự báo. Là người chứng kiến thủ đô Hà Nội thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính trên cương vị Tổng Biên tập báo Hànộimới - rồi sau đó là Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, nhà báo Hồ Quang Lợi luôn theo sát từng bước chuyển mình này của Thủ đô và ông coi đó là “Cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại”.

Hồ Quang Lợi
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
444 trang
14,5 x 20,5 cm

Ấn Chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)

Nhằm cung cấp cho độc giả thêm thông tin về việc quản lý, sử dụng con dấu của triều Nguyễn về các khía cạnh như loại hình dấu, kích thước, hình thể, phương thức sử dụng dấu trên văn bản, Trung tâm lưu trữ quốc gia I đã phối hợp cùng Nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)”.

Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - TT lưu trữ quốc gia
Nhà xuất bản Hà Nội
2013
279 trang
20 x 29cm

Tìm chơi cổ vật Việt

Cuốn sách “Tìm chơi cổ vật Việt – The hobbies for research of Viet ancient antiques” của chuyên gia nghiên cứu và sưu tầm cổ vật có tiếng tác giả Đào Phan Long sẽ giới thiệu những hình ảnh cổ vật Việt với giá trị văn hoá hữu hình mang đạm dấu tích văn hoá Việt cổ. Cuốn sách là lời tự sự, là hồi cố với những chia sẻ kinh nghiệm và sở thích của tác giả qua bộ sưu tập của chính mình về thú chơi cổ vật. Cuốn sách được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2015.

Đào Phan Long
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
188 trang
19 x 25 cm

Làng Cự Đà xưa và nay

 Cự Đà là một làng Việt cổ. Xưa kia thuộc xã Hạ Thanh Oai, tổng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Đầu thế kỷ XX là xã Cự Đà, tổng Tả Thanh Oai tỉnh Hà Đông. Nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. 

Vũ Kiêm Ninh
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
176 trang
14,5 x 20,5 cm

Câu chuyện quê hương

Là một người đã từng khoác áo lính, với khẩu súng trong tay, Vương Hòa đã đi dọc theo chiều dài đất nước trong những năm tháng chiến tranh, tham gia vào cuộc chiến khốc liệt. Sự tham gia đó không phải chỉ vì trách nhiệm mà với Vương Hòa còn là tình yêu, một thứ tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với Tổ quốc thân yêu. “Hòa bình rồi, rời công việc là tôi lại ra đi, khẩu súng trong tay được thay thế bằng chiếc máy ảnh, tôi đi để kể về câu chuyện tình yêu của mình” – đó là lời tự sự của tác giả cùng bạn đọc. Câu chuyện tình yêu của mình ấy chính là Câu chuyện quê hương được kể bằng hình ảnh.

Vương Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
136 trang
27 x 23 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)