Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Tìm chơi cổ vật Việt

Cuốn sách “Tìm chơi cổ vật Việt – The hobbies for research of Viet ancient antiques” của chuyên gia nghiên cứu và sưu tầm cổ vật có tiếng tác giả Đào Phan Long sẽ giới thiệu những hình ảnh cổ vật Việt với giá trị văn hoá hữu hình mang đạm dấu tích văn hoá Việt cổ. Cuốn sách là lời tự sự, là hồi cố với những chia sẻ kinh nghiệm và sở thích của tác giả qua bộ sưu tập của chính mình về thú chơi cổ vật. Cuốn sách được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2015.

Tác giả: Đào Phan Long
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2015
Tổng số trang: 188 trang
Kích thước: 19 x 25 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 4 - Trung bình: 2.75)
Giới thiệu về sách:

Với đam mê chơi cổ vật, tự ngẫm về cuộc chơi của mình, tác giả Đào Phan Long cho rằng: “Trong cuộc chơi không dễ này, bên cạnh cái “duyên” với cổ vật ta cũng cần phải “có tâm, có tình và có sự hiểu biết nhất định về giá trị đích thực của nó”. Hơn nữa, theo ông “thành bại trong cuộc chơi cổ vật không phụ thuộc nhiều gì vào việc chơi sớm hay chơi muộn, bởi vì tuổi đời của mỗi người chúng ta vô cùng ngắn ngủi so với tuổi của cổ vật và so với vũ trụ vĩnh hằng, do vậy lẽ tự nhiên, cổ vật luôn được truyền giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dẫn đến mặc dầu là người vào sớm sân chơi nhưng không có điều kiện được xem tận mắt nhiều món đồ quý hiếm, được cò kè mua về chơi và “rơi tiền”, được làm bạn với những người có kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề cao… thì cũng chẳng hiểu biết giá trị của chúng được là bao? Ngược lại, mặc dầu là người bước vào sân chơi sau, nhưng có ý thức dành tiền mua cổ vật cổ vật có chất lượng, “say và cay” khi mua trượt món đồ đẹp, quý và gặp được bạn chơi tốt, có kiến thức, kinh nghiệm …, thì tự nhiên ắt sẽ có người buôn tìm đến chào mời thế là mua được món đồ quý mà có anh sưu tập cổ vật cả đời mơ cũng chẳng kiếm được. Lẽ chơi cổ vật thực vậy đó!”.
 
Từ những kinh nghiệm trong gần 30 năm nhập cuộc chơi cổ vật, là Chủ tịch Hội sưu tầm, nghiên cứu Gốm và Cổ vật Thăng Long – Hà Nội từ năm 2005 đến nay, Tổng Biên tập Tạp chí Cổ vật Tinh Hoa, tính đến nay Tạp chí Cổ vật Tinh Hoa đã xuất bản được 50 số, nhưng tác giả Đào Phan Long đã ấp ủ và quyết định biên soạn một tập sách có hệ thống để kỷ niệm cuộc chơi cổ vật thú vị của mình, và cuốn sách “Tìm chơi cổ vật Việt” ra đời. Những giá trị văn hoá hữu hình mang đậm dấu tích văn hoá Việt cổ hiện diện trên những cổ vật mà tác giả sưu tầm được và hình ảnh một số cổ vật mang dấu ấn văn hoá Việt cổ của vùng Bắc bộ Việt Nam đó, từ năm 1998 đến 2010, trong đó có vài chục cổ vật được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mượn trưng bày Triển lãm một số lần và chụp ảnh làm sách, một số được chọn trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội và một số nơi khác. Cuốn sách này là sự trình bày có hệ thống về bộ sưu tập cổ vật Việt của tác giả so với những những lần giới thiệu trên báo, Tạp chí Cổ vật Tinh Hoa và Website tapchicovat.vn.
 
Cuốn sách được trình bày dưới dạng sách ảnh song ngữ Việt – Anh, gồm 188 trang khổ 19x25cm, trình bày đẹp, hình ảnh cổ vật giá trị là nguồn tư liệu quý cho người chơi cổ vật, nhất là người có đam mê sưu tầm cổ vật Việt. Về phần giới thiệu cổ vật, cuốn sách giới thiệu hình ảnh các cổ vật của vùng đất Bắc bộ Việt Nam xếp theo thứ tự thời gian. Cổ vật chủ yếu là chất liệu đồng, gốm sứ: Thời văn hoá Đông Sơn (cách nay 2000 – 2500 năm), thời văn hoá Hán - Việt nghìn năm Bắc thuộc (thế kỷ I – X); thời văn hoá phong kiến tự chủ Đại Việt Lý, Trần, Lê, vương triều Nguyễn (thế kỷ XI-XIX). Bên cạnh những cổ vật vùng Bắc bộ, trong cuốn sách còn giới thiệu một số ít cổ vật ở Trung bộ, Nam bộ Việt Nam và Trung Hoa xưa mà tác giả đã sưu tập được. Với những cổ vật được giới thiệu trong cuốn sách ảnh này, đó là sự ghi lại hình ảnh một số cổ vật mang dấu ấn văn hoá Việt cổ của vùng Bắc bộ Việt Nam. Qua cuốn sách này, bằng ý thức của một người chơi cổ vật có tâm, có tầm ta thấy được tâm huyết tác giả Đào Phan Long mong muốn lưu giữ được nhiều cổ vật Việt quý hiếm mang giá trị cao để góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá của đất nước, của dân tộc trước bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
 
Với những hình ảnh giá trị về tư liệu ảnh cổ vật, những chia sẻ về tâm huyết, kinh nghiệm, sở thích của tác giả thông qua bộ sưu tập cổ vật của chính mình, bạn đọc đặc biệt là những độc giả trong giới sưu tập cổ vật hiện nay có thể có thêm kinh nghiệm quý để tích hợp thêm cho đam mê và định hướng của mình về cách sưu tầm, sưu tập giữa mênh mông, bộn bề của lĩnh vực cổ ngoạn nói riêng và văn hoá nói chung để có lối chơi, cách chơi riêng với bản sắc riêng hướng đến góp phần giữ gìn di sản văn hoá dân tộc cho mai sau. Đây cũng là những chia sẻ của Tiến sĩ Phạm Quốc Quân - Uỷ viên Hội đồng Di sản Văn hoá Quốc gia – Phó Chủ tịch Hội Cổ vật Thăng Long – Hà Nội đã viết trong Lời giới thiệu cuốn sách.
 
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc!

Sách cùng chuyên mục

Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Nộn (1930 - 2017)

 

Xã Xuân Nộn nằm ở vị trí phía bắc của huyện Đông Anh, là vùng đất ven sông Cà Lồ - phân lưu của sông Hồng, do vậy vùng đất này đã được chọn là địa bàn quần cư, sinh sống của cư dân Việt cổ từ rất sớm.

Xuân Nộn gồm có 5 làng cổ: Lương Quy (Kim Lớn), Đường Yên (Kim Con), Xuân Nộn (Bẽ), Đình Trung (Nhạn Đình), Đường Nhạn (Nhạn Đường), Kim Tiên (Tươn) và khu dân cư mới chợ Kim.

Huyện Đông Anh thành phố Hà Nội - Đảng ủy - HĐND - UBND xã Xuân Nộn
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
412 trang
14,5 x 20,5 cm

Giới thiệu sách “Con đường đến với nghệ thuật ngâm thơ và ca trù”

Hơn 50 năm cống hiến cho nghệ thuật ngâm thơ và ca trù, cái tên “Kim Dung” đã trở nên thân thiết với khán thính giả trong và ngoài nước trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX. Cuộc đời sự nghiệp của Nghệ sĩ ưu tú Vũ Kim Dung cùng những tình cảm yêu mến của khán thính giả dành cho người nghệ sĩ “của nhân dân” này đã được thể hiện qua cuốn tự truyện “Con đường đến với nghệ thuật ngâm thơ và ca trù”. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2015.

NSƯT. Vũ Kim Dung
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
252 trang
13 x 20,5 cm

Câu chuyện quê hương

Là một người đã từng khoác áo lính, với khẩu súng trong tay, Vương Hòa đã đi dọc theo chiều dài đất nước trong những năm tháng chiến tranh, tham gia vào cuộc chiến khốc liệt. Sự tham gia đó không phải chỉ vì trách nhiệm mà với Vương Hòa còn là tình yêu, một thứ tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với Tổ quốc thân yêu. “Hòa bình rồi, rời công việc là tôi lại ra đi, khẩu súng trong tay được thay thế bằng chiếc máy ảnh, tôi đi để kể về câu chuyện tình yêu của mình” – đó là lời tự sự của tác giả cùng bạn đọc. Câu chuyện tình yêu của mình ấy chính là Câu chuyện quê hương được kể bằng hình ảnh.

Vương Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
136 trang
27 x 23 cm

Làng Cự Đà xưa và nay

 Cự Đà là một làng Việt cổ. Xưa kia thuộc xã Hạ Thanh Oai, tổng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Đầu thế kỷ XX là xã Cự Đà, tổng Tả Thanh Oai tỉnh Hà Đông. Nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. 

Vũ Kiêm Ninh
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
176 trang
14,5 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)