Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Thực trạng và một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa - lịch sử trong xây dựng nông thôn mới thành phố Hải Phòng

 

Tác giả: Ths. Đoàn Thị Thu
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 136 trang
Kích thước: 14.5x20.5cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, hiện nay thành phố Hải Phòng đang tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện địa hóa nông nghiệp, nông thôn. Hải Phòng là thành phố cảng, thành phố công nghiệp, là đô thị loại I - trung tâm cấp quốc gia nhưng vùng nông thôn vẫn đóng vai trò quan trọng. Với 8 huyện, 143 xã và dân số khoảng 1,1 triệu người, nông thôn Hải Phòng đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.

Vùng nông thôn Hải Phòng còn lưu giữ một số lượng phong phú di sản văn hóa phi vật thể mang đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó nhiều di sản được công nhận cấp thành phố và quốc gia. Trong nhiều năm qua việc khảo sát, thống kê, sưu tầm, điều tra hiện trạng, tu bổ, tôn tạo các di sản văn hóa được thành phố Hải Phòng quan tâm triển khai thường xuyên và đã đạt một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều di tích đang có nguy cơ xuống cấp, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ mai một. Xuất phát từ thực tiễn đó, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hải Phòng đã phối kết hợp cùng Nhà xuất bản Hà Nội cho ra đời cuốn sách này nhằm giúp bạn đọc có thêm nguồn tài liệu tham khảo bổ ích.

Sách cùng chuyên mục

Hà Nội cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại

Lâu nay tên tuổi nhà báo Hồ Quang Lợi đã trở nên quen thuộc, đầy sức nặng dưới nhan đề các bài báo chính luận, bình luận những sự kiện thời sự nóng bỏng trong nước và quốc tế. Nói đến ông, người ta nghĩ đến một nhà báo xông xáo, lịch lãm với tư duy nhạy bén, mẫn cảm tinh tế để cảm nhận và đánh giá sự kiện mang tầm dự báo. Là người chứng kiến thủ đô Hà Nội thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính trên cương vị Tổng Biên tập báo Hànộimới - rồi sau đó là Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, nhà báo Hồ Quang Lợi luôn theo sát từng bước chuyển mình này của Thủ đô và ông coi đó là “Cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại”.

Hồ Quang Lợi
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
444 trang
14,5 x 20,5 cm

Tìm hiểu lịch sử Hà Nội - Việt Nam

 

Nguyễn Đình Kiệm
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
128
13,5 x 20,5 cm

Câu chuyện quê hương

Là một người đã từng khoác áo lính, với khẩu súng trong tay, Vương Hòa đã đi dọc theo chiều dài đất nước trong những năm tháng chiến tranh, tham gia vào cuộc chiến khốc liệt. Sự tham gia đó không phải chỉ vì trách nhiệm mà với Vương Hòa còn là tình yêu, một thứ tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với Tổ quốc thân yêu. “Hòa bình rồi, rời công việc là tôi lại ra đi, khẩu súng trong tay được thay thế bằng chiếc máy ảnh, tôi đi để kể về câu chuyện tình yêu của mình” – đó là lời tự sự của tác giả cùng bạn đọc. Câu chuyện tình yêu của mình ấy chính là Câu chuyện quê hương được kể bằng hình ảnh.

Vương Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
136 trang
27 x 23 cm

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

 

Thổ Hà là làng quê cổ kính nằm bên tả ngạn sông Cầu, xưa địa danh này thuộc xã Thổ H, tổng Tiên Lát, huyện Việt Yên. Từ năm 1955, xã Thổ Hà cùng với Yên Viên (làng Vân) và Nguyệt Đức sáp nhập đổi là xã Vân Hà, thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và tồn tại cho đến ngày nay. Giá trị nổi bật ở làng cổ Thổ Hà phải kể tới là vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú như hệ thống các công trình kiến trúc cỏ gồm: đình, đền, chùa, văn chỉ, nhà cổ, cổng làng... Trong đó tiêu biểu là cụm di tích đình, chùa, văn chỉ Thổ Hà đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
298 trang
14,5 x 20,5 cm

Những bông hoa đẹp - tập XXIII

 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc biểu dương “Người tốt, việc tốt”. Người căn dặn: “Lấy gương người tốt, việc tốt trong quần chúng nhân dân để giáo dục lẫn nhau, là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn”. 

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
408 trang
15 x 22 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)