Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Văn học nghệ thuật
Những ngày xưa ấy

 Những ngày xưa ấy là nhan đề tập truyện ký của tác giả Vũ Kiêm Ninh. Là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tác giả có sự am tường và dành nhiều tình cảm cho những nét văn hóa của vùng Bưởi, quê hương ông, cũng như những con người, cảnh sắc, phong tục tập quán nơi đây. Điều này được thể hiện rõ trên từng trang viết của nhà nghiên cứu Vũ Kiêm Ninh trong truyện ký Những ngày xưa ấy.

Tác giả: Vũ Kiêm Ninh
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 212
Kích thước: 13,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 4.50)
Giới thiệu về sách:

 Sinh ra, lớn lên gắn với vùng Bưởi, nhà nghiên cứu Vũ Kiêm Ninh đã dành một tình cảm đặc biệt với mảnh đất này. Trong khuôn khổ hơn 200 trang in, tác giả đã viết về sự hình thành phường Bưởi; Nét riêng trong mỗi làng; Những biến đổi kinh tế xã hội ở phường Bưởi. Cùng với đó là khía cạnh văn hoá vật chất; Các tổ chức trong thôn làng; Những di tích tín ngưỡng tôn giáo; Hội làng - Lễ tết - Phong tục; Làng nghề. Vùng Bưởi còn nổi tiếng là một vùng khoa bảng - văn tài của kinh thành Thăng Long xưa, Hà Nội nay. Trên mảnh đất ngàn năm văn vật, vùng Bưởi cũng là nơi có nhiều di sản văn hoá dân gian cùng với những giá trị văn hoá nghìn năm đất Bưởi. Khép lại cuốn sách là muôn mặt đời thường của vùng Bưởi ven đô tĩnh lặng xưa, một phường Bưởi sầm uất nay trong lòng nội đô Hà Nội.

Với một văn phong giản dị, trong sáng, cách viết tương đối cổ điển theo trình tự thời gian, Những ngày xưa ấy đưa độc giả về với một vùng Bưởi với những con người hồn hậu, bản sắc văn hoá dân gian đậm nét của đồng bằng châu thổ sông Hồng ven đô xưa, nội đô nay. Qua mỗi trang sách, tác giả Vũ Kiêm Ninh đã đem đến cho người đọc hình ảnh sinh động về bức tranh những lễ hội, những nét đặc sắc văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng Bưởi.

Nhà xuất bản Hà Nội cùng Công ty CP Văn hoá Thanh thiếu niên trân trọng giới thiệu!

Sách cùng chuyên mục

Đỏ Trỗi Dậy - Tập 3: Sao Mai

 “Sao Mai” là tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, cuốn sách thứ ba nằm trong bộ 3 Đỏ trỗi dậy nổi tiếng của tác giả Pierce Brown, Trần Nguyên dịch. 

Pierce Brown, Trần Nguyên dịch
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
640 trang
15 x 24 cm

Người đàn bà sợ mưa

Là tập truyện ngắn viết về những vấn đề xã hội phổ biến của cuộc sống hiện đại nhưng lại không rập khuôn, sáo rỗng hay nhàm chán bởi qua cách xây dựng cốt truyện, mở đầu và kết truyện với ngôn từ chau chuốt, nhưng lại rất tự nhiên, giản dị… Tất cả những yếu tố đó làm cho tập truyện ngắn Người đàn bà sợ mưa trở nên hấp dẫn đối với người đọc. Đây là tập truyện ngắn của tác giả Lê Văn Thê được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2014.

Lê Văn Thê
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
240 trang
13.5 x 20.5 cm

Tư quân nhập mộng

 

Dung Lạc trở lại thành Phụng Dương, nơi y gửi lại hết thảy buồn đau và hạnh phúc. Tỉnh dậy trong một gian y quân, người bị thương, không một xu dính túi, y đối mặt với quá khứ. Phải làm gì để thấu hiểu quá khứ và chấp nhận tương lai, đi tìm hạnh phúc? Bạn đọc cùng đón đọc cuốn tiểu thuyết “Tư quân nhập mộng” để trả lời cho câu hỏi của Dung Lạc.

Thất Lý Hồng Trang
Nhà xuất bản Hà Nội
2018

Mọi chuyện đều là lỗi của em

 Mọi chuyện đều là lỗi của em là tập truyện ngắn gồm 22 truyện khác nhau về tình yêu tuổi trẻ. Tiêu đề mỗi tập truyện được đặt theo tên của từng tách cà phê trong tiệm cà phê Lưỡi Mèo. 

Sinh Vật Hay Quên
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
304 trang
12x20cm

Người gia sư

 Agnes Grey – tiểu thuyết đầu tay của Anne Bronte, một trong ba chị em nhà Bronte lừng danh của văn học Anh – Được xuất bản lần đầu ở Anh vào năm 1847, ba năm sau Agnes Grey đã được tái bản và được giới thiệu rộng rãi trên thế giới. Cuốn sách được Công ty cổ phần Limhanoi phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành quý III năm 2017.

Anne Bronte
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
332 trang
14,5x20,5cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)