Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Văn học nghệ thuật
Trăng quê

 Chiến tranh dẫu đã lùi xa, hoà bình thống nhất đất nước cũng hơn 40 năm, nhưng dư âm, hậu quả, sự tàn khốc ác liệt của những ngày bom đạn vẫn còn đó trên mọi nẻo của mảnh đất hình chữ ét mang tên Việt Nam. Khơi mạch nguồn cảm xúc từ chiến tranh, tác giả Trọng Bảo đã viết Trăng quê để nhớ và nghĩ suy về một thời mà tác giả cũng như bao thanh niên trẻ Việt Nam đã sống và đi qua.

Tác giả: Trọng Bảo
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2017
Tổng số trang: 292 trang
Kích thước: 13 x 19cm
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 2.00)
Giới thiệu về sách:

 

Trăng quê - cuốn tiểu thuyết xoay quanh các nhân vật của đội dân quân du kích làng Hạ với bối cảnh và không gian ở một làng quê vùng trung du Bắc Bộ trong những năm chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Không gian không rộng, thời gian không dài nhưng những ngày đội quân du kích hoạt động là những ngày đầy cảm xúc gắn với bao kỷ niệm của lớp trẻ thanh niên làng Hạ. Ở đó có những chàng trai mới lớn chưa một lần cầm tay con gái nhưng lòng vẫn háo hức tòng quân vào chiến trận. Những người ở lại là những cô gái, những người bị khuyết tật nhưng tất cả họ đều vững tay cày, tay súng chiến đấu với một tinh thần ngoan cường nhất.

Bằng ngòi bút sắc sảo, đậm chất từng trải, tác giả đã phác hoạ, tái hiện như những thước phim sống động về đội dân quân du kích làng Hạ. Đội dân quân du kích phần lớn là nữ, họ sống và chiến đấu gắn với làng Hạ quê hương, mỗi nhân vật là một số phận, mỗi hình ảnh là một sự phác hoạ tiêu biểu cho thời chiến, cùng con người và cảnh vật nơi thôn quê.

Không có nhân vật chính, nhân vật trung tâm mà tác giả đã khơi gợi số phận của toàn bộ những người trong đội dân du kích làng Hạ cùng trận địa Đồi Ma. Như chị Nhân, một cô gái thôn quê, hiền lành nhút nhát, ít va chạm đã nhẹ dạ cả tin trao tình yêu trong trắng đầu đời cho Dương Thụy – một trí thức, cán bộ bảo tàng theo đoàn di cư chuyển hiện vật lịch sử về làng Hạ lưu trữ. Chị đâu ngờ anh ta là kẻ nhát gan, hèn hạ trong chiến đấu, một kẻ đã lợi dụng sự ngây thơ cả tin của chị để lừa dối, phản bội tình yêu. Trong lúc bom rơi đạn nổ hắn đã bỏ lại chị cùng nỗi đau buồn bị sẩy thai do ảnh hưởng từ sức ép của bom đánh vào trận địa Đồi Ma. Đau khổ và xấu hổ chuyện cái thai vô thừa nhận bị sẩy, chị đã rời xa quê hương xin vào chiến trận. Khi trở về quê hương chị gây dựng gia đình với một người lính, những tưởng sẽ có một gia đình hạnh phúc nhưng ngờ đâu bất hạnh lại ập xuống đứa con của chị sinh ra không lành lặn mà như một quái thai khiến chị và đứa bé bị nhà chồng đay nghiến, hắt hủi. Không chịu đựng được cảnh sống tủi hờn, chị đã sống riêng cùng đứa con tật nguyền, lấy niềm vui từ ký ức một thời son trẻ với đội quân du kích làng Hạ. Nhưng hình ảnh có sức ám ảnh nhất đối với mỗi người đọc có lẽ đó là câu chuyện, sự hy sinh của nữ trung đội trưởng dân quân tên Tình. Chị có một mối tình đẹp và chuẩn bị đám cưới với người lính pháo cao xạ. Ở vào lúc chiến tranh với bao nhiêu lo âu, mất mát hằng ngày thì chuyện đám cưới của họ đã thổi bùng niềm vui, hạnh phúc trong mỗi người dân quân làng Hạ. Chuẩn bị cho một đám cưới thời chiến dẫu giản đơn, nhưng tất cả họ đã dành toàn bộ tâm trí, niềm háo hức để trang trí hội trường trang trọng, ấm áp với các hình cắt giấy đôi trai gái đứng bên gốc cọ, hình chim bồ câu ngậm trái tim bay lên, hình hoa, hình lá dán xung quanh tường rồi thì hình đôi chim bồ câu ngậm một trái tim có hai chữ cái tên của cô dâu chú rể được lồng vào nhau dán trên phông chính.

Mọi công đoạn chuẩn bị đám cưới đã hoàn tất, không chỉ đôi uyên ương vui mừng, háo hức mong chờ buổi lễ cưới mà tất cả mọi người ai cũng mong trời tối nhanh để được đến dự lễ cưới của người chỉ huy mà họ yêu mến.

Thật không ngờ, trưa hôm ấy máy bay Mỹ bắn phá, người nữ trung đội trưởng đã gạt bỏ niềm vui riêng lao vào chỉ huy trận địa. Thật không may một quả tên lửa đã phóng trúng đỉnh Đồi Ma cùng loạt bom trút xuống, cả trận địa của đội dân quân chìm trong khói lửa. Tiếng bom đạn vừa rứt thì trận địa trở thành đống đất đá ngổn ngang, hoang tàn, có người bị thương, người chết trên đường đưa tới trạm cấp cứu, sự rùng rợn đáng sợ của chiến tranh là hình ảnh hy sinh của nữ trung đội trưởng với người đẫm máu, chân trái và cánh tay phải cầm cờ chỉ huy bị mảnh bom phạt đứt văng đi đâu mất.

Họ đã khâm liệm chị với thân thể không nguyên vẹn rồi đưa chị về hội trường của làng đặt chị nằm ngay dưới tấm phông cưới của mình, dưới hai chữ “hạnh phúc” và câu khẩu hiệu “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”. Mọi người và cả chị Tình không ai ngờ rằng lẽ ra tối hôm ấy sẽ là đám cưới, nhưng lại là lễ truy điệu của chị. Mâm cơm bố mẹ chị làm để kính cáo tổ tiên ông bà báo hỷ lại trở thành mâm cơm cúng cho chị.

Khép lại cuốn tiểu thuyết là một hình ảnh đẹp: Nam, một nam thanh niên mới lớn sau những năm tháng chiến đấu trong đội dân quân du kích làng Hạ đã vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Hòa bình quay trở về quê hương gặp lại Liên vốn thông minh, sắc sảo, tinh nghịch cùng chiến đấu với Nam trong đội quân du kích, khi anh quay lại thì Liên bị mất một cách tay, có cô con gái 4 tuổi. Nam không ngờ, không biết bé gái 4 tuổi ấy chính là kết quả của một đêm mà Liên đã cố tình tặng Nam trước ngày vào chiến trận với nghĩ suy sợ Nam chẳng may hy sinh mà vẫn không biết mùi đàn bà.  

Đọc Trăng quê không giản đơn chỉ để nhớ và nghĩ suy về một thời đã qua của tác giả mà ở đó đã phác họa nhiều hình ảnh đẹp, trong chiến sự ác liệt là tình yêu, khát khao của tuổi trẻ cùng những giá trị nhân văn cao cả.  

 

Sách cùng chuyên mục

Rồi một ngày tim đập vì anh

 

Nàng - Vạn Quý Phi - một nữ sinh ngây thơ, trong sáng chưa vướng bụi trần. Hơn hai mươi năm sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, cô đã quen nhìn vạn vật qua lăng kính màu hồng.

Chàng - Hoắc Doãn Đình - một thiếu gia phóng túng, cõi lòng chằng chịt vết thương. Gần ba mươi năm cô độc giữa những người thân xa lạ, thấy xung quanh chỉ một màu xám xịt.

Lạc Tiểu Thất
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
536 trang
14,5x20,5cm

Hà Nội cũ

Sinh ra, lớn lên ở Quốc Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), với các bút danh Sở Bảo, Long Thành, Sơn Vân, tác giả Doãn Kế Thiện là một nhà văn có nhiều đóng góp cho Hà Nội. Trong số các tác phầm của ông viết về Hà Nội thì Hà Nội cũ được coi là tác phẩm nổi tiếng nhất của Doãn Kế Thiện trước năm 1945. Ấn bản đầu do Đời Mới in năm 1943, ấn bản lần này do Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam ấn hành quý III/2015.

Doãn Kế Thiện
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
136 trang
13 x 20 cm

Em là nhà

Đây là cuốn tiểu thuyết có cốt truyện sâu sắc, giàu tính nhân văn. Câu chuyện về cuộc đời của một cô gái tên Nguyệt (nhân vật chính) có tính cách bộc trực thẳng thắn, đầy cá tính. Bản chất sâu bên trong là một người giàu tình cảm, sống có nội tâm, biết yêu thương mọi người và cuộc sống xung quanh. Nhưng cuộc đời luôn mang đến cho cô biết bao gian truân sóng gió, nhất là trong chuyện tình cảm. Bằng bản chất rất thật, sức mạnh của tình yêu, cái thiện luôn thắng cái ác, vượt qua tất cả, cuộc đời cô gái cuối cùng đã có một cái kết có hậu.

 

Lan Rùa
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
392 trang
13.5x20cm

“Cứ bình tĩnh”

 “Cứ bình tĩnh” là cuốn sách thứ ba của nữ tác giả trẻ Tuệ Nghi - một nhà doanh nhân được nhận biểu tượng Top 10 ngôi sao kinh doanh Chõu Á Thái Bình Dương, một người yêu viết sách.

Tuệ Nghi
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
192 trang
12 x19 cm

Giọt nước mắt em rơi đằng sau ô cửa sổ

 Giọt nước mắt em rơi đằng sau ô cửa sổ là tập truyện ngắn đầu tay của tác giả trẻ Ngân Kim bao gồm 18 truyện ngắn về chủ đề hôn nhân, tình yêu và gia đình. 

Ngân Kim
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
208 trang
12x20cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)