Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Văn học nghệ thuật
Một thời như thế

 Năm 1966, giữa thời kỳ đế quốc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc, Khu vực Vĩnh Linh trở thành túi trút bom, thành tâm điểm các cuộc đánh phá của kẻ thù hòng đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá. Để lực lượng cán bộ, dân quân du kích yên tâm sống mái với kẻ thù và chuẩn bị cho mai sau, với sự chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương và đồng bào miền Bắc ruột thịt, qua 2 đợt sơ tán (Kế hoạch 8 (K8), Kế hoạch 10 (K10)), Vĩnh Linh tổ chức đưa hơn ba vạn người già, em nhỏ vượt qua tuyến lửa ra miền Bắc an toàn. Năm mươi năm kể từ ngày cuộc di tản diễn ra đã trôi qua, cuộc sơ tán có quy mô và ác liệt có một không hai này gian nan vất vả ra sao, ý chí và nghị lực của những đứa trẻ từ qua tuổi mẫu giáo đến bước vào học cấp 3 và nỗi niềm của những người già xa quê trong những ngày bom đạn thế nào, tình cảm của đồng bào miền Bắc cưu mang đùm bọc những người đi ra từ bom đạn ra sao… chính là những điều mà tác giả Đoàn Hữu Nam muốn gửi tới người đọc qua cuốn tiểu thuyết “Một thời như thế”. 

Tác giả: Đoàn Hữu Nam
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2017
Tổng số trang: 204 trang
Kích thước: 13,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 

Cuốn truyện xoay quanh cuộc đời Bình, cậu bé sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Vĩnh Linh anh hùng. Bình cùng bao người Vĩnh Linh đang sống những tháng ngày yên ả được cùng cha thắp đèn đánh cá đêm trên biển, được tung tăng chạy thả diều trên những bãi cát trắng lộng gió thì bom đạn đế quốc Mỹ đột ngột xua tất cả vào đêm đen. Để chống chọi với kẻ thù, những con người mảnh đất ấy đưa cuộc sống vào lòng đất, ngày đêm cần mẫn kiên cường đào địa đạo ngầm, quyết đi ngược lại điều kẻ thù mong đợi, coi việc đánh Mỹ là đương nhiên. Những trang viết tái hiện hình ảnh gia đình Bình tháo từng cây cột, dỡ từng câu đầu, xà đơn, xà kép… của căn nhà gắn bó máu thịt của cha chú, căn nhà là niềm tự hào của gia đình thực sự đem lại cho người đọc nhiều xúc cảm. Chiến tranh đã tước đi của con người biết bao điều đẹp đẽ, bình dị.

Và từ trong bom đạn, trong bão lửa, tinh thần yêu nước, sự đùm bọc, đoàn kết càng được sáng lên ở mỗi con người nơi đây. Như một điều tất yếu của chiến tranh là những mất mát, hi sinh. Khi những cuộc ném bom của đế quốc Mỹ ngày càng điên cuồng, dữ dội, nhiều người đã ngã xuống. Đó là những ngư dân thuần hậu, những anh bộ đội bị thương đang chờ ra tuyến ngoài, những người vợ, người mẹ giản dị, giàu tình yêu thương. Và Bình chịu nỗi đau mất mẹ trong những tháng ngày như thế. Những mất mát đó được tác giả miêu tả bằng sự chân thực đầy xúc động qua mỗi trang văn.

Ba là xã đội trường, Bình không thể ở lại nơi ranh giới sống chết quá mờ nhạt như nơi đây nên cậu buộc phải cùng đội sơ tán K8 ra Bắc. Biết vậy nhưng Bình vẫn không muốn phải rời xa nơi đây, nơi có căn hầm ngột ngạt quen thuộc, nơi có mộ của mệ trong một hỏm đá tránh bị bòm cày, nơi có tiếng ù ù của máy bay và tinh thần chiến đấu kiên cường của mọi người. Song khi hiểu ra mục đích của chuyến đi là để người lớn yên tâm đánh giặc, trẻ nhỏ yên lành lớn lên đợi ngày về xây dựng quê hương cậu đã bình tâm lên đường. Đó cũng chính là tinh thần, là tấm lòng yêu quê hương của mỗi con người trong những tháng năm ác liệt ấy.

Chặng đường ra Bắc không hề đơn giản, nhưng rồi đi qua những trận tập kích bất ngờ của giặc, đi qua cả những xao động của lứa tuổi “ẩm ương”, Bình cùng những đứa trẻ Vĩnh Linh đã ra đến miền Bắc. Cậu cùng tất cả đội K8 đã nhận được sự cảm phục, yêu thương, đùm bọc của những người dân miền Bắc. Bình được sống trong gia đình mợ Phước cùng Hoa là cô bạn cùng tuổi. Ngôi làng nhỏ, căn nhà đơn sơ nơi đây đã ghi lại bao tháng ngày vô tư, hồn nhiên Bình được học, được chơi, được sống đúng với lứa tuổi của mình. Cậu phát lộ tài năng thơ phú, được bạn bè và mọi người nể phục, cậu tỏ rõ sự dũng cảm, bản lĩnh dám làm dám chịu của một chàng trai đất lửa. Nhưng cũng chính những ngày tháng ấy, cậu gặp phải bao biến cố từ chính sự nghịch ngợm của lứa tuổi học trò như trộm vặt, giả chết đuối,… và nghiêm trọng nhất là lần cậu bị hiểu lầm là đã giết người. Tất cả biến cố đó dồn đuổi Bình đến suy nghĩ trở lại Vĩnh Linh, dùng sự can đảm đối đầu với kẻ thù để chứng tỏ bản lĩnh. Nhưng rồi mọi sự cũng được sáng tỏ, Bình chứng mình được sự trong sạch và lại trở lại trong vòng tay đùm bọc, yêu thương của gia đình mợ Phước. Lẽ thiện đã chiến thắng cái ác, những kẻ tội lỗi đã bị trừng phạt.

Cuốn truyện khép lại với việc Bình được trở về Vĩnh Linh chiến đấu, được trở lại quê hương sau mấy năm xa cách. Cậu trở về mà cũng là ra đi để lại bao mong nhớ, lưu luyến của những người miền Bắc bình dị, nông hậu. Bình được Hoa gửi cho cuốn nhật ký của cô ghi lại những tháng ngày Bình đến sống nơi gian nhà tranh đơn sơ của hai mẹ con, về những rung động đầu đời trong trẻo mà cô muốn được thổ lộ trước khi Bình trở về mảnh đất quê hương với bao mưa bom bão đạn.

Như chính tác giả Đoàn Hữu Nam đã viết: “Dẫu là muộn mằn, song với tấm lòng ngưỡng mộ và trách nhiệm của người cầm bút tôi xin góp một tiếng nói về cuộc sơ tán vĩ đại của những người anh hùng nhỏ tuổi năm xưa và cũng là nhắc mình đừng quên gian khổ một thời”. Câu chuyện về “Một thời như thế” thực sự đã để lại nhiều dư ba trong lòng người đọc.

Với lối viết giản dị, mộc mạc, sự hấp dẫn của cuốn truyện đến từ chính cuộc sống thường nhật của những con người nơi bão lửa, từ tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm đánh Mỹ. Để từ đó ta thêm hiểu, thêm yêu và trân trọng những tháng ngày gian khó cho cuộc sống hòa bình hôm nay.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn tiểu thuyết “Một thời như thế” cùng đông đảo bạn đọc.

Sách cùng chuyên mục

Ký ức sư đoàn

Sư đoàn 470, Bộ đội Trường Sơn được thành lập vào ngày 15/4/1970 trên đất Lào đến nay đã tròn 45 năm. Trong khoảng thời gian đáng nhớ ấy, có biết bao những kỷ niệm “không thể nào quên” về con người, về sự kiện, về những chiến công hiển hách của Sư đoàn. Bao câu chuyện, bao bài thơ, bản nhạc, bức hình... đã được viết lên. Và rồi cuốn sách “Ký ức Sư đoàn” vượt dòng thời gian ra đời, để lại những cảm xúc khó phai trong lòng người đọc.

Sư đoàn 470
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
452 trang
14,5 x 20,5 cm

“Chuyện kể trăng nghe”

 “Chuyện kể trăng nghe” là tuyển tập gồm hai mươi sáu truyện ngắn nhẹ nhàng, tinh tế của nhà văn Shin Kyung-Sook. Hai mươi sáu câu chuyện được chia làm bốn phần để kể cho trăng non, bán nguyệt, trăng rằm và trăng già (Kể cho trăng non - 6 truyện, Kể cho bán nguyệt - 7 truyện, Kể cho trăng rằm - 6 truyện, Kể cho trăng già - 7 truyện). Mỗi truyện chỉ vỏn vẹn vài trang, có khi được bắt đầu từ những suy nghĩ vu vơ, những cái cớ quá đỗi bình thường của cuộc sống như tìm chỗ trồng một cái cây, giận dỗi người bạn đời, chuyện đi nhỏ răng,… Từ đó nhà văn khắc họa một khoảnh khắc thoáng qua tưởng như chẳng có gì mà lại có bao điều để kể, về gia đình, bạn bè, công việc, và những điều tủn mủn nhất trong đời sống thường ngày. Tất cả được thể hiện bằng văn phong nhẹ nhàng, cách dẫn truyện cuốn hút, những xúc cảm chân thật của chính tác giả.

Shin Kyung Sook
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
168 trang
14 x 20,5 cm

Tuyệt đỉnh cổ vật

 Tự nhận là tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngôn ngữ học tiếng Việt nhưng không biết quá nhiều về chữ Việt cổ. 

Nhung Hà
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
612 trang
16x24cm

2013 - Tập 2 - Bình minh rực rỡ

 Năm 2013, bệnh dịch thây ma bùng nổ trên khắp trái đất. Trong cơn đại dịch đó, các quốc gia, các cá nhân phải lựa chọn con đường để chiến đấu với bệnh dịch, bảo vệ sự sống và bảo vệ đất mẹ. Truyện kể về quá trình trưởng thành dần dần cả về tư tưởng và ý chí của nhóm bạn Lưu Nghiễn trong cơn đại dịch đó: từ chỗ đơn thuần chốn chạy tử thần đến lúc chủ động đương đầu với hiểm nguy để tìm ra một con đường bảo vệ tất cả mọi người và giải quyết bệnh dịch. 2013 là câu truyện về ý chí và tình yêu: tình yêu giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, giữa cá nhân với cộng đồng, với Tổ Quốc...

Phi Thiên Dạ Trường - Dịch giả: Oải Hương Tím
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
668 trang
14.5 x 20.5 cm

Tiểu thuyết Kẻ báo thù

Là một trong sery tiểu thuyết trinh thám về thám tử Harry Hole thuộc Đội Hình sự Sở Cảnh sát Oslo của nhà văn Na Uy Jo Nesbo, Kẻ báo thù được đánh giá là một tiểu thuyết “xuất sắc. Phức tạp, thực sự lôi cuốn” (Evening standard), “vừa phức tạp vừa thanh tú… Hay đến nao lòng” (New York Times).

Jo Nesbo
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
472 trang
15 x 24 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)