Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
LÀNG CỔ HÀ NỘI

 Thành phố Hà Nội hiện nay gồm 17 huyện, 12 quận và 1 thị xã. Với nông thôn rộng và vùng ven nội (huyện chuyển thành quận) còn sản xuất nông nghiệp, nên ở Hà Nội có nhiều địa danh mang tên làng, trong đó một số địa phương còn bảo tồn được các làng cổ. Là đề tài thuộc mảng sách Kinh tế, văn hoá, xã hội của Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”, bộ sách Làng cổ Hà Nội được giới thiệu do Tiến sĩ Lưu Minh Trị - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội chủ trì việc tổ chức biên soạn.

Tác giả: Lưu Minh Trị
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: Tập 1: 636, Tập 2: 620
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

Với 1.256 trang in, bộ sách “Làng cổ Hà Nội” gồm hai nội dung chính: Phần 1 -Dấu ấn văn hoá của làng Việt và làng cổ Hà Nội; Phần 2 - Một số làng cổ tiêu biểu ở Hà Nội. Ngoài ra, còn có ảnh minh hoạ ở mỗi làng, phụ lục ảnh màu và phần Phụ lục. Đây là một đề tài nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn công phu do Tiến sĩ Lưu Minh Trị chỉ đạo và thực hiện, với sự tham gia của các nhà khoa học và cán bộ quản lý văn hóa các cấp. Cuốn sách cũng được tham khảo, chắt lọc từ nhiều nguồn tài liệu hiện có về lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa, kể cả tài liệu truyền thống của làng xã.

Để lựa chọn được các làng cổ tiêu biểu đưa vào cuốn sách, Ban Biên soạn “Làng cổ Hà Nội” đã xây dựng tiêu chí chung nhận diện làng cổ Hà Nội, trong đó cốt lõi là: làng được tạo lập từ 300 năm trở lên (từ đầu thế kỷ thứ XVIII), hiện còn bảo lưu được nhiều nét đặc sắc của văn hóa làng Việt. Từ tiêu chí, qua khảo sát, hội thảo, Ban Biên soạn đã chọn ra một số làng cổ tiêu biểu bao gồm: làng cổ tiêu biểu toàn diện; làng cổ tiêu biểu trên một số thành tố đặc sắc. Trong cuốn sách “Làng cổ Hà Nội” được giới thiệu 70 làng cổ tiêu biểu và 8 cụm làng cổ điển hình (gồm các làng cổ trong một xã hay một phường).

Bộ sách ra mắt một lần nữa khẳng định những giá trị văn hóa tiêu biểu của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Nhà xuất bản Hà Nội xin trân trọng giới thiệu hai tập sách “Làng cổ Hà Nội” cùng bạn đọc.

Sách cùng chuyên mục

Câu đối Thăng Long - Hà Nội

Câu đối (Đối liên, doanh liên…): là một sản phẩm ngữ văn đặc biệt, một “thể loại văn học đặc biệt”, “một loại thơ ngắn”… Nó hội tụ đầy đủ đặc trưng giá trị về nội dung, hình thức của một tác phẩm văn học. Với hai vế đối liên nhau, câu đối đã ra đời sớm trong lịch sử văn học Trung Quốc và Việt Nam thời Trung đại. Câu đối được sáng tác bằng văn tự Hán và Nôm, rồi sau này người Việt còn sáng tác câu đối bằng chữ Quốc ngữ (trên thực tế âm của chữ Quốc ngữ là âm Nôm). Khả năng phản ánh về diễn đạt cuộc sống của câu đối cũng rất rộng và đa dạng.
PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
948 trang
16x24 cm

Văn hiến Thăng Long

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Văn hoá - Xã hội.
GS. Vũ Khiêu (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
hơn 2000 trang

Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài của Thăng Long – Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
GS.TSKH. Vũ Hy Chương (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
364 trang

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long -Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
PGS.TS. Nguyễn Chí Bền (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
404 trang

Giáo dục Thăng Long – Hà Nội: Quá trình, kinh nghiệm lịch sử và định hướng phát triển

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
476 trang
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)