Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Chân dung Hà Nội truyền thống, thành phố Rồng nghìn tuổi
Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn hoá - Xã hội.
Tác giả: Nhà văn hoá Hữu Ngọc
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2010
Tổng số trang: 248 trang
Kích thước: 16x24cm
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 0.00) Mời đọc một chương sách hay
Giới thiệu về sách:

Tóm tắt nội dung:

- Là tác phẩm mang tính nghệ thuật cả về nội dung và hình thức trình bày, nhằm giới thiệu - với những thông tin bổ ích và hấp dẫn - về Thủ đô của Việt Nam cho khách hàng nước ngoài.

- Gồm những bài ký ngắn trên dưới 1000 từ thể hiện những nét đặc biệt về văn hoá, lịch sử, nghệ thuật Thủ đô được viết với cảm hứng cá nhân của người Hà Nội, được sắp xếp theo các đề mục lớn. Ngoài ra, còn có trích dẫn thơ văn, ca dao, tục ngữ và nhiều ảnh minh hoạ.

- Đây là một công trình có ý nghĩa, mang tính chất thưởng thức đối với bạn đọc. Nếu đặt địa vị là một người nước ngoài: bản thảo cung cấp những thông tin tư liệu gần gũi với cuộc sống, gần gũi với mong muốn của người nước ngoài khi tìm hiểu về Việt Nam, ít tính chính trị, không xâm phạm đến quan điểm của người đọc.

Sách cùng chuyên mục

Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài của Thăng Long – Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
GS.TSKH. Vũ Hy Chương (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
364 trang

Tuyển tập tác phẩm văn hoá ẩm thực Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn hoá - Xã hội.
PGS.TS Phạm Quang Long và Ông Bùi Việt Thắng (Dồng chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
842 trang
16x24 cm

Giới thiệu sách “Sương phố bóng người”

 “Sương phố bóng người” là cuốn sách tuyển chọn, tập hợp các tác phẩm tạp văn và truyện ngắn được nhà văn Trần Chiến chắp bút từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước đến nay. Tác phẩm được xuất bản trong hạng mục sách phổ thông của Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

Trần Chiến
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
360
14,5x20,5

Giới thiệu sách “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)”

Phong trào Thơ mới là một trào lưu thơ ca có vai trò quan trọng trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại. Tuy chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng với những cách tân lớn lao về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật, phong trào đã mở ra một thời đại mới cho nền thi ca dân tộc. Đã có rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về phong trào Thơ mới trên tất cả các phương diện tuy nhiên chưa có công trình nào mang tính hệ thống lại toàn bộ lịch sử hình thành, phát triển của phong trào theo hình thức biên niên. Với sự cần thiết đó, đề tài “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)” đã được tổ chức biên soạn trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

Nguyễn Hữu Sơn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1 - Số trang: 776; Tập 2 - Số trang: 816
16x24

Hoa đất Thăng Long

 Hà Nội là thủ đô, nơi hội tụ tinh hoa đất trời, thu hút hương nhụy của mọi miền đất nước. Ở đó là hồn thiêng sông núi mà bất cứ ai đi bốn phương trời đều hướng về Hà Nội. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều tự hào về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngàn năm văn hiến do các thế hệ người dân Việt Nam xây dựng và giữ gìn. 

Nguyễn Ngọc Phúc
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
328 trang
14,5x20,5 cm
Ý kiến bạn đọc
Ông Trần Việt Phương (31/08/2011)
Cuốn sách gồm 6 chương là một cuốn sách tốt, trong đó có những bài rất hay. Tiếng Anh chuẩn và tao nhã, một nét nổi bật của cuốn sách là chất văn hóa dân gian (folklore) chính đặc điểm này góp phần quan trọng làm nên chất thơ và sức hấp dẫn của cuốn sách. Có thể có người đọc nêu ý kiến là: sao cuốn sách thiếu những bài nói về Hà Nội yêu nước và cách mạng, Hà Nội thời kỳ Tổng khởi nghĩa, Hà Nội chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, con trai Hà Nội ba sẵn sàng, con gái Hà Nội ba đảm đang, Hà Nội làm nên Điện Biên Phủ trên không, Hà Nội vươn lên từ con người, cuộc sống đến cảnh quan trong thời đổi mới, Hà Nội nổi danh trên trường quốc tế... Tôi nghĩ rằng: Những điều trên đây đã được thể hiện trong nhiều dịp và bằng nhiều cách: sách báo, truyền hình, phát thanh, phim ảnh..., do đó đã khá quen thuộc đối với nhân dân ta cũng như người nước ngoài. Có thể trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sắp tới lại có những tác phẩm mới về những đề tài trên đây. Còn cuốn sách này có một mục tiêu, một nội dung, một hương vị khác, đã thấm đượm trong từng chương, từng bài. Đưa thêm nội dung khác vào cuốn sách không làm giàu thêm, mà e rằng sẽ làm nhạt bớt và loãng ra. Về bổ sung để nâng cao hơn nữa chất lượng của cuốn sách, có một điều, có lẽ là quan trọng đáng nêu lên. Đó là: Nên phát triển thêm, viết rõ hơn, sâu hơn về: người Hà Nội, con người của Thủ đô Việt Nam cho xứng với lịch sử Hà Nội, cảnh vật Hà Nội, đường phố Hà Nội, các khu nhà, các di tích, các nghề nghiệp, các mon ăn.. của Hà Nội (điều này, khi trình bày miệng, tôi sẽ xin nói kỹ hơn) Ngoài ra, có một số bài, một số cách diễn đạt đáng cân nhắc thêm, sao cho thật kỹ càng, chặt chẽ. Những chỗ như vậy, tôi đã ghi ý kiến trong từng bài. Một lần nữa, xin nêu sự đánh giá chung: Cuốn sách tốt, có chất lượng cao, xứng với kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đậm đà chất Hà Nội và cả chất Việt Nam, có sức lôi cuốn và mang lại lợi ích cho bạn đọc người Việt chúng ta, cũng như cho bạn đọc người nước ngoài.
GS.TS. Phạm Đức Dương (30/08/2011)
Tôi thấy đây là cuốn sách rất hấp dẫn để giới thiệu với người nước ngoài về Hà Nội - nhân dịp 1000 năm Thăng Long. Đây là một bộ sách được chọn lọc không những đảm bảo sự hiểu biết của chúng ta về Thăng Long cho đến ngày hôm nay, mà còn phù hợp với yêu cầu của ngành du lịch Việt Nam: giới thiệu cho người nước ngoài với cách viết nhẹ nhàng mà sâu sắc, có cái nhìn chung nhưng đậm phong cách của người Việt... Ngoài ra tác phẩm còn được minh họa bằng tranh ảnh, hình thức đẹp và gọn gàng, tiện lợi cho khách du lịch. Nhà xuất bản Hà Nội đã chọn đúng “thương hiệu” nhà văn Hữu Ngọc làm chủ biên, bởi lẽ ở Việt Nam, không ai hơn anh Hữu Ngọc làm cầu nối giữa nền van hóa Việt Nam với thế giới. Anh Hữu Ngọc đã có công trình được xuất bản và được bạn đọc quốc tế hoan nghênh. Năm 2005 anh đã được nhận giải nhất sách hay của Hội khoa học xuất bản. Với tư cách là người viết, nhà biên soạn với sự hợp tác của các bạn ngoại quốc, tôi tin rằng tập sách sẽ đạt được ý đồ tốt đẹp của Nhà xuất bản và đáp ứng mong mỏi của bạn đọc. Tôi hoàn toàn tán thành đề cương chi tiết bộ sách trên. Tôi coi đây là một ý tưởng hay và rất cần thiết để giới thiệu Hà Nội - một Việt Nam thu nhỏ, cung cấp cho người đọc những thông tin mới nhất để nhận diện Hà Nội. Tôi thấy hình thức quảng bá “thương hiệu” kiểu này đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành: quảng bá thương hiệu quốc gia dưới hình thức văn hóa, hấp dẫn. Trong tay tôi có bộ sách 20 cuốn của Hàn Quốc “Korean heritage series”, trong đó người ta giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóa Hàn Quốc: từ chữ Hàn, di sản sách, nghệ thuật trang trí truyền thống, tranh vẽ dân gian, mặt nạ, đến sâm Hàn Quốc, món Kim Chi... Mỗi cuốn sách gồm 16 trang, với nhiều tranh minh họa. Đọc xong, người du lịch có thể hình dung được điều cần biết, cần nhớ về văn hóa Hàn Quốc. Có 2 vấn đề đối với cuốn sách “Hà Nội, Bạn là ai?” - Có bao nhiêu vấn đề về văn hóa Hà Nội cần biết? - Nội dung mỗi tập sách nên viết những vấn đề gì là then chốt? Với tư cách là người nghiên cứu về văn hóa tôi thấy: di sản văn hóa Việt Nam thì chữ Nôm và chữ Hán là đồ sộ, trái lại di sản văn hóa Campuchia thì đền đài miếu mạo là di sản cực kỳ lớn. Do đó khi giới thiệu về di sản văn hóa Việt Nam không thể thiếu phần văn hóa Hán - Nôm. Nếu như các nước Đông Nam Á khác đều có quốc giáo cho đến ngày nay, thì ngược lại Việt Nam không có tôn giáo nào đóng vai trò quốc giáo. Vậy nên giới thiệu tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam như thế nào?... Theo tôi độ dài của mỗi tập (trong 10 tập) khoảng 100 - 150 trang chữ và 20 tranh ảnh là quá dày trong một bộ sách để đựng trong hộp cứng. Do đó đề nghị tăng số đầu mục sách và giảm lượng trang sách. Trên đây là một vài gợi ý nhỏ để Nhà xuất bản với các tác giả tham khảo.
Ông Việt Phương (30/08/2011)
I. Về phần I : Ý định (Tôi viết “Ý định” mà không viết “Ý đồ”. Theo Từ điển tiếng Việt của Việt Ngôn ngữ học: “Ý định: Ý muốn cụ thể làm việc gì đó. Ý đồ: Ý muốn thực hiện việc gì đó, có tính toán kỹ và thấu đáo. Ý muốn: Điều mong muốn sẽ thực hiện được.” Trong ngôn ngữ viết và nói tiếng Việt, trước đây “ý đồ” có sắc thái biểu cảm xấu. Dần dần, sắc thái biểu cảm xấu giảm đi, song đến nay vẫn chưa hết, tuy sắc thái trung tính của từ đã tăng lên nhiều. Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã viết từ “ý đồ” với sắc thái trung tính). Bốn ý, thể hiện trong 4 đoạn bắt đầu bằng gạch đầu dòng là ngắn gọn, đúng, rõ và đủ. II. Về phần II: Thực hiện ý định Tôi có mấy ý sau đây: 1. Đúng là cần sửa chữa những bài đã xuất bản, có một số trường hợp là bổ sung thêm, cho cập nhật và nếu được thì hay hơn, hấp dẫn hơn. 2. Nếu có thể, thì mong muốn có thêm mấy bài, chủ yếu ở phần cuối: “Những đổi thay của Hà Nội”. - Ban mai Hà Nội (rất thực, rất thơ) - Đêm khuya Hà Nội (rất thực, rất thơ) - Những phố nhỏ và góc khuất Hà Nội (mang cốt cách và tâm hồn Hà Nội, rất thực, rất thơ). - Cây và hoa Hà Nội - Hào hoa, thanh lịch Hà Nội trong duyên dáng Việt Nam - Những dịch vụ mới và nghề mới ở Hà Nội - Thế hệ @, 8x, 9x ở Hà Nội - Hà Nội Thành phố Hòa bình - Hà Nội với bạn bè quốc tế Trên đây là mong muốn, quyết định là do tác giả, và được hay không còn phải tính đến các điều kiện có hội đủ được hay không? 88 đề mục trong dự thảo đã rất phong phú và tốt. 3. Khổ sách và độ dày của sách là thích hợp. Dự thảo nêu ra là sách khoảng trên dưới 250 trang. Có trên 250 trang một ít cũng không sao. Phần trang phụ bản rất quý và chắc sẽ được đánh giá cao. 30 phụ bản là được rồi, thêm một ít càng quý. III. Về phần III: Biện pháp thực hiện Cả 5 ý đều đúng và cần. Nhận xét chung: 1. Đề cương rất tốt 2. Nhà văn hóa Hữu Ngọc về mọi mặt là người đích đáng nhất để làm cuốn sách này.
Ông Nguyễn Trung (22/08/2011)
Tôi chân thành cảm ơn Nhà Xuất bản Hà Nội có nhã ý mời tôi tham gia phản biện bản thảo cuốn sách “Chân dung Hà Nội, Thành phố Rồng 1000 năm” do nhà văn hóa Hữu Ngọc soạn thảo. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông Việt Phương vì yêu mến tôi nên đã giới thiệu tôi với NXB Hà Nội mời tham gia việc này. Là người Hà Nội, đối với tôi thật là một vinh dự được tham gia việc này, nhất là tác giả của cuốn sách này (bản thảo) - nhà văn hóa Hữu Ngọc - là người bạn lớn của tôi. Tôi đã đọc các ý kiến phản biện do NXB Hà Nội gửi cho, sau đó tôi đã đọc bản thảo. Xin mạnh dạn nêu một số ý kiến dưới đây của một người không chuyên nghiệp: Vì một thời gian dài trước đây “dính líu” với “Le courrier du Vietnam” và bây giờ thỉnh thoảng tôi được đọc “VietnamNews”, tôi hy vọng cảm nhận được phần nào “gou^t” người đọc nước ngoài ở phương Tây. Từ góc nhìn ấy, tôi đánh giá cao sự chọn lọc các bài và cách viết của nhà văn hóa Hữu Ngọc - đúng với tinh thần: “Chỉ nên mời khách những món ăn họ thưởng thức được và đủ mức giới thiệu được chủ nhà.” Đọc xong, tôi chia sẻ nhận xét của những người tham gia phản biện: Nhà văn hóa Hữu Ngọc là người được lựa chọn xứng đáng nhất để làm việc này – về nội dung, ngôn ngữ, cách viết. Tuy không được xem phần tranh ảnh phụ bản, tôi xin nhận xét: Cuốn sách (bản thảo) thực hiện được tốt chủ đích của NXB Hà Nội. Tôi tán thành ý kiến của nhà văn hóa Hữu Ngọc: Rất tiếc là NXB Hà Nội đặt vấn đề hơi muộn, nên khó cho tác giả có thể làm cho cuốn sách phong phú hơn nữa đúng với sở trường của tác giả - nhất là những gì liên quan đến giới thiệu Hà Nội đương thời, con người Hà Nội đương thời - cả cái hay và cái dở (phần “Mutations”). Thời gian không còn nữa, nên sẽ dành cho dịp khác vậy. Tôi chỉ xin đề nghị xem lại một chỗ trong bài “Divorce as seen in a District of Hanoi”, đoạn “Adoption of the free-market economy in late 1986 created economic effervescence and a hectic rat race.... ... husbands and wives.” Theo tôi đổ lỗi tất cả cho cơ chế kinh tế thị trường như thế thì oan uổng cho nó quá. Có bàn tay tham gia của cơ chế này, song đó không phải là bàn tay duy nhất. Những bàn tay khác là gì? Hoàn cảnh, bối cảnh?.. Xin đề nghị viết lại thế nào cho thỏa đáng và không gây hiểu lầm muốn phủ nhận cơ chế kinh tế thị trường. Suy nghĩ của tôi là: Nên viết thế nào để người đọc thấy được: cơ chế kinh tế thị trường và gìn giữ sự bền vững của gia đình là cả hai yếu tố phải được duy trì, nó cũng là một thách thức đang đặt ra cho xã hội Việt Nam đương thời của chúng ta.
GS. Lê Hồng Sâm (22/08/2011)
Những ưu điểm của cuốn sách đã được Lady Borton đề cập ngắn gọn mà đầy đủ trong bài Tựa: - Về tác dụng và ý nghĩa: cuốn sách ghi lại và giúp lưu giữ lâu dài những nét đặc trưng của Hà Nội ngay cả và nhất là khi một số nét đã và đang thay đổi hoặc dần biến mất. Bởi vậy, cùng với thời gian và những biến chuyển tất yếu, tác dụng của sách sẽ ngày càng lớn, ý nghĩa ngày càng sâu - Về giá trị: tính uyên bác, sự mực thước trong miêu tả và nhận định được thể hiện bằng một bút pháp uyển chuyển và linh hoạt, nhiều khi hóm hỉnh. Một số dẫn chứng cụ thể: - Những kiến thức thiết yếu được cung cấp, cùng với lời bình ngắn gọn, và hay. Thí dụ: trong Chiếu Dời Đô, điều Lý Thái Tổ chê trách các triều Đinh, Lê có phần bất công, hoặc bài Chiếu cho thấy tính biện chứng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa v.v. (Chương I). - Có những liên tưởng văn hóa hay và đúng chỗ, khiến không gian bài viết được mở rộng và sự lý giải hiện tượng có chiều sâu. Thí dụ: khi bàn về việc Tháp Rùa được yêu mến, nhắc đến Apollinaire với cầu Mirabeau, khi nói đến lá cờ Việt Nam trên đỉnh tháp trong thời gian Pháp chiếm đóng, nhắc tới sự “kết tinh trong tình cảm” gợi nhớ Stendhal (Chương II), bài về Nghĩa trang (Chương III) v.v. - Sử dụng hợp lý các đoạn dẫn của các tác giả lớn, tôn giá trị bài viết, thí dụ đoạn của Thạch Lam trong bài về Chợ Đồng Xuân, đoạn Hoàng Đạo Thúy viết về Tết v.v. (Chương II). - Đề xuất vấn đề, khơi gợi suy nghĩ: thí dụ về đê Hà Nội, về Mỵ Châu (Chương I), về Văn Miếu (Chương II) v.v. Một vài đề nghị: - Có những điểm nên cân nhắc thêm, thí dụ đoạn cuối bài The Scent of Jasmine, liệu có đúng là “From generation to generation, Hanoians tried to preserve the good manners of Trang An. Others migrating to the capital adopted these practices”? Bởi trong bài Giới thiệu Chương III đã đề cập một thực tế rõ ràng là “a “ruralizing” of Hà Nội” và sự thâm nhập của lối sống nông thôn. - Trong bài Fiction and History (Chương IV) cần nêu rõ xuất xứ cuốn sách L’Annam sanglant của Albert de Pourvourville, như đã làm với cuốn Architecture Francaise được dẫn trong chương V, hoặc cuốn Swedish Folk Art được dẫn trong Chương VI. Tóm lại, một cuốn sách đáng tin cậy và có giá trị.
Ông Phan Hồng Giang (22/08/2011)
Cuốn “Chân dung Hà Nội, Thành phố Rồng 1000 năm” phần lớn là tập hợp các bài viết lẻ của Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã từng được công bố rộng rãi trong nhiều năm qua. Sách phù hợp với đối tượng người nước ngoài. Nội dung phong phú đề cập từ lịch sử Thủ đô đến cảnh quan, cuộc sống ở phố phường và các làng ngoại thành. Tác giả không đi sâu giới thiệu Hà Nội một cách toàn diện. Ở đây chân dung Thủ đô hiện ra như những bức “ký họa” sinh động, đặc biệt hấp dẫn với khách nước ngoài. Tôi có ấn tượng rất tốt đẹp về cuốn sách này và xin chân thành chúc mừng Nhà văn hóa Hữu Ngọc cùng cộng sự của ông là nhà văn Lady Borton với thêm một tác phẩm mới nữa thành công. Chúc mừng NXB Hà Nội sắp có thêm một đầu sách hay.
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)