Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội
Cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản cùng bức tranh toàn cảnh về truyền thống giáo dục và khoa cử của Thăng Long - Hà Nội thời phong kiến, trên nền cảnh giáo dục và khoa cử Nho học của các nước, thể hiện qua việc tổ chức học tập và khoa cử, qua các nhà khoa bảng (các vị Tiến sĩ, Hương cống - Cử nhân), phục vụ cho việc giáo dục truyền thống, nhất là việc tuyên truyền để kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Tác giả: PGS.TS Bùi Xuân Đính
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2010
Tổng số trang: 952 trang
Kích thước: 16x24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 4.00) Mời đọc một chương sách hay
Giới thiệu về sách:

- Trong hơn 900 năm tồn tại của chế độ phong kiến Đại Việt, giáo dục và khoa cử Nho học chiếm một vị trí rất quan trọng trên nhiều phương diện: đào tạo con người, tuyển bổ quan lại, hình thành đội ngũ trí thức và nền văn học bác học cùng nền hành chính của nước nhà v.v.  Trong gần 850 năm tồn tại của nền giáo dục và khoa cử Nho học, Thăng Long - Hà Nội với tính cách là trung tâm chính trị, văn hóa và trung tâm kinh tế lớn nhất luôn giữ vai trò là đầu mối. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản cùng bức tranh toàn cảnh về truyền thống giáo dục và khoa cử của Thăng Long - Hà Nội thời phong kiến, trên nền cảnh giáo dục và khoa cử Nho học của các nước, thể hiện qua việc tổ chức học tập và khoa cử, qua các nhà khoa bảng (các vị Tiến sĩ, Hương cống - Cử nhân), phục vụ cho việc giáo dục truyền thống, nhất là việc tuyên truyền để kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

- Từ việc nghiên cứu, giới thiệu về truyền thống giáo dục và khoa cử của Thăng Long - Hà Nội thời phong kiến qua các nội dung trên đây, rút ra những bài học kinh nghiệm của quá khứ vào việc đào tạo và sử dụng nhân tài cho Thủ đô, góp phần vào việc xây dựng Thủ đô giàu đẹp, hiện đại và văn minh, giữ gìn bản sắc dân tộc và bản sắc Hà Nội.

Sách cùng chuyên mục

Văn sách thi Đình Thăng Long - Hà Nội

Tập sách chuyên khảo chọn lọc các bài Văn sách Đình đối của các Trạng nguyên các khoa thi Thái học sinh và Tiến sĩ thời Trần, Lê, Mạc và người đỗ đầu các khoa thi Tiến sĩ thời Nguyễn của Thăng Long - Hà Nội. Ngoài ra có mở rộng thêm một số Trạng nguyên quê tỉnh khác nhưng có gắn bó đặc biệt với Thăng Long - Hà Nội thời Lý, Trần, Lê.
PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
1384 trang
16x24 cm

Những phẩm chất nhân cách đặc trưng của người Thăng Long - Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
GS.TS. Phạm Tất Dong (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
332 trang

Từ điển đường phố Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn hoá - Xã hội.
TS. Nguyễnn Viết Chức (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2009
1068 trang
16x24 cm

Giới thiệu sách Một vùng văn hóa Hà thành

Trải qua những biến thiên của lịch sử, mảnh đất Thăng Long - Hà Nội cũng có nhiều thay đổi qua mỗi thời kỳ. Đặc biệt từ ngày 1/8/2008, Hà Nội đã được mở rộng hơn về diện tích và dân số sau khi hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 04 xã của huyện Lương Sơn - Hòa Bình.  Đến hôm nay Hà Nội trở thành một trong mười thủ đô có diện tích tự nhiên thuộc vào hàng lớn nhất của thế giới.

Nguyễn Hòa Bình
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
280
14,5x20,5

Hoa đất Thăng Long

 Hà Nội là thủ đô, nơi hội tụ tinh hoa đất trời, thu hút hương nhụy của mọi miền đất nước. Ở đó là hồn thiêng sông núi mà bất cứ ai đi bốn phương trời đều hướng về Hà Nội. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều tự hào về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngàn năm văn hiến do các thế hệ người dân Việt Nam xây dựng và giữ gìn. 

Nguyễn Ngọc Phúc
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
328 trang
14,5x20,5 cm
Ý kiến bạn đọc
TS. Vũ Duy Mền (29/08/2011)
Sau khi đọc bản đề cương sách- Giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long- Hà Nội (1010-1919), do PGS. TS. Bùi Xuân Đính biên soạn; được Nhà xuất bản Hà Nội quyết định phê duyệt, cuốn sách thuộc tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”, trong chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long của Nhà nước và thủ đô Hà Nội; tôi có mấy ý kiến sau đây: 1. Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập hiện nay Đảng và Nhà nước chủ trương giáo dục là Quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để phát triển bền vững đất nước. Ngày kỷ niệm 1000 Thăng Long- Hà Nội đang đến gần, vì thế việc biên soạn và xuất bản cuốn sách “Giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long- Hà Nội (1010-1919)” sẽ cho chúng ta thấy được truyền thống và bài học rút ra từ giáo dục - khoa cử của Thăng Long- Hà Nội thực vô cùng hữu ích. 2. Với tên sách nêu trên và nội dung gồm III phần, có các chương mục được trình bày mới chỉ vẽ nên được bức tranh toàn cảnh về “khoa cử Nho học của Thăng Long- Hà Nội”, với những ông Nghè, ông Cống làm rạng danh Thăng Long – Hà Nội và đất nước. Phần về “Giáo dục Nho học..” hầu như chưa được làm rõ. Bởi vì chưa có chương mục nào trình bày trực tiếp về việc dạy và việc học tập; chế độ thi cử của các trường công lập – trường Quốc Tử Giám ở Thăng Long; các trường thuộc phủ, huyện của tỉnh Hà Nội; các trường tư thục (dân lập) từ thời Lý- Trần- Lê- Mạc..Trịnh- Nguyễn (thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX). Trong đó gồm một số trường tiêu biểu: + Trường Bái Ân của Lý Công Ẩn (thế kỷ XI) + Trường của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc (thế kỷ XIII) + Trường Huỳnh Cung của Chu Văn An (thế kỷ XIV) + Trường Hào Nam của Vũ Thạnh (thế kỷ XVII) + Trường của Phan Hội (thế kỷ XIX) + Trường Hồ Đình của Vũ Tông Phan (thế kỷ XIX) + Trường Phương Đình của Nguyễn Văn Siêu (thế kỷ XIX) + Trường Nguyễn Huy Đức (thế kỷ XIX) + Trường Cúc Hiên của Lê Đình Hiên (thế kỷ XIX) + Trường Đông Kinh Nghĩa Thục (tháng 3.1907- tháng 12.1907).. 3. Tuy nhiên, theo thiển nghĩ của tôi, tác giả nên cân nhắc để có thể thêm hai chữ “thành tựu”vào đầu đề sách- “Thành tựu giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long- Hà Nội (1010- 1919)”. Như thế sẽ hoàn chỉnh và phù hợp với các chương mục mà tác giả đã viết trong dự án; đảm bảo được tính mục đích và tính khả thi của dự án. Tôi hoàn toàn ủng hộ dự án này và tin tưởng cuốn sách sẽ sớm đến được tay bạn đọc.
PGS.TS. Đinh Khắc Thuân (29/08/2011)
1. Giáo dục và khoa cử Nho học có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam rất sớm, trong thời Bắc thuộc từ thế kỉ II SCN. Nhưng nền giáo dục độc lập của Việt Nam chính thức ra đời ở thời Lý từ thế kỉ XI, bằng việc xây dựng Văn Miếu năm 1070, mở khoa thi Nho học đầu tiên năm 1075, xây dựng Quốc tử giám năm 1076, xây đàn tế Nam giao năm 1154 và xây miếu riêng thờ Khổng Tử năm 1156 cùng ở phía nam Kinh thành Thăng Long. Kể từ khoa thi đầu tiên năm 1075 đến khoa thi Nho học cuối cùng năm 1919, lịch sử khoa cử Việt Nam đã có 844 năm tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong đó, Thăng Long- Hà Nội với vị trí là trung tâm chính trị, văn hoá và kinh tế của cả nước trong các thời kì lịch sử, nên giáo dục và khoa cử Nho học ở đây giữ vai trò hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu giáo dục và khoa cử Nho học ở Thăng Long Hà Nội cũng chính là nghiên cứu giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam trong lịch sử. Vì vậy việc biên soạn tập sách Giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội (1010-1919) là cần thiết. 2. Nội dung tập sách bao gồm 3 phần chính: Một là Những vấn đề chung về giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long-Hà Nội, Hai là Các vị Tiến sĩ Nho học của Thăng Long-Hà Nội qua các thời kỳ, Ba là Các vị Hương cống-Cử nhân của Thăng Long- Hà Nội qua các thời kỳ. Nội dung như vậy là rõ ràng và đầy đủ. 3. Tập sách dự kiến do PGS.TS Bùi Xuân Đính biên soạn hoàn toàn tin tưởng được, bởi tác giả đã có một số nghiên cứu có chất lượng liên quan đến vấn đề này, như Các làng khoa bảng Thăng Long-Hà Nội, Các vị Tiến sĩ Nho học Thăng Long-Hà Nội… Tôi hoàn toàn ủng hộ đề cương và tác giả biên soạn tập sách này. Trong khi biên soạn, xin lưu ý tác giả một số điều: 1. Đơn vị hành chính Hà Nội hiên nay là quá rộng, nên tập trung sâu ở các địa phương thuộc Thăng Long xưa, nhất là 4 quận nội thành và ngoại thành trước đây. 2. Nguồn tài liệu Hán Nôm về giáo dục và khoa cử Nho học ở Thăng Long -Hà Nội hiện còn khá nhiều chưa được khai thác. Cần khai thác nguồn tài liệu này, không nên chỉ viết chung chung như các sách đã viết về giáo dục và khoa cử Nho học.
GS. Đinh Xuân Lâm (24/08/2011)
1. Ý nghĩa của việc biên soạn sách: Đây là một đề tài hay, tiếc rằng trước đây chưa được giới khoa học chú ý nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện, mà mới chỉ mới lẻ tẻ có một số công trình nghiên cứu về chế độ thi cử, các nhà Nho học của Thăng Long - Hà Nội. Trong khi đó thì mọi người đều nhận thấy rằng giáo dục và khoa cử Nho học nói chung - giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội nói riêng, có một vai trò quan trọng về nhiều mặt của nhà nước phong kiến trước kia, và cả ngày nay vẫn có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và văn hoá, vẫn có thể chọn lọc và kế thừa phát triển trong điều kiện hiện nay. Nhất là trong khi tiến tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thì việc biên soạn và phát hành một công trình như vậy là một việc làm rất có ý nghĩa. 2. Mục đích, đối tượng và yêu cầu của sách: 2.1. Mục đích cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản và bức tranh toàn cảnh về giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào hoàn cảnh hiện nay là đúng đắn và cần thiết. 2.2. Đối tượng của sách là cán bộ, học sinh, sinh viên các ngành KHXH & NV cùng đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu và quản lí giáo dục, và toàn thể nhân dân Thủ đô, một đối tượng rộng rãi rất yêu mến và gắn bó với Hà Nội. 2.3. Các yêu cầu đề ra trong khi tiến hành biên soạn là: cần khai thác nguồn tư liệu phong phú về Thăng Long - Hà Nội (nguồn thành văn và nguồn thực địa), rồi vận dụng các nguồn tư liệu trên bảo đảm tính khoa học, tính trung thực khách quan, cốt làm sao khôi phục được lịch sử giáo dục và khoa cử Thăng Long - Hà Nội trước kia một cách chính xác và đúng đắn. Đề cương sách đã xác định đúng mục đích, đối tượng và yêu cầu biên soạn sách. Đó là một điều kiện thuận lợi để đi tới thành công. Cũng đã xác định đây là sách nghiên cứu. 3. Nội dung sách: Các phần cần có: Lời nói đầu, Thư mục tài liệu tham khảo, Phụ lục đều đủ. Đi vào cụ thể phần nội dung chính của sách, cách chia thành 3 phần là thích hợp. Phần I giới thiệu những vấn đề chung nên không cần chia thàn chương. Nhưng Phần II chia thành 2 chương, và Phần III chia thành 2 chương, toàn bộ sách có 4 chương, như vậy cũng hợp lí. Trong quá trình viết có thể điều chỉnh thêm bớt số chương điều đó có thể xảy ra, miễn sao bảo đảm nội dung cần có. Các đề mục nêu lên trong các chương hứa hẹn cung cấp những thông tin lý thú và bổ ích về các Tiến sĩ, hương cống - cử nhân và sự phân bố các vị đó theo địa lí, hành chính thủ đô hiện nay, nếu thực hiện được sẽ làm cho chất lượng, sách được bản đảm, và sẽ rất lôi cuốn người đọc. 4. Tuy nhiên, nếu như giới thiệu sâu được sự phát triển của giáo dục Thăng Long - Hà Nội qua sự hiện diện của các cơ sở đào tạo (cách trình học) nổi tiếng của Hà Nội, nhất là xung quanh khu Hồ Gươm, với những thầy giáo lỗi lão đã có công lớn đào tạo đội ngũ trí thức thời đó - những trí thức dân tộc - thì sách sẽ còn hay hơn. 5. Đánh giá chung đây là một bản đề cương tốt, có nhiều ý tốt để gợi ý cho tác giả khi biên soạn công trình. Có thể nghiệm thu.
GS. Đinh Xuân Lâm (24/08/2011)
1. Ý nghĩa của việc biên soạn sách: Đây là một đề tài hay, tiếc rằng trước đây chưa được giới khoa học chú ý nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện, mà mới chỉ mới lẻ tẻ có một số công trình nghiên cứu về chế độ thi cử, các nhà Nho học của Thăng Long - Hà Nội. Trong khi đó thì mọi người đều nhận thấy rằng giáo dục và khoa cử Nho học nói chung - giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội nói riêng, có một vai trò quan trọng về nhiều mặt của nhà nước phong kiến trước kia, và cả ngày nay vẫn có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và văn hoá, vẫn có thể chọn lọc và kế thừa phát triển trong điều kiện hiện nay. Nhất là trong khi tiến tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thì việc biên soạn và phát hành một công trình như vậy là một việc làm rất có ý nghĩa. 2. Mục đích, đối tượng và yêu cầu của sách: 2.1. Mục đích cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản và bức tranh toàn cảnh về giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào hoàn cảnh hiện nay là đúng đắn và cần thiết. 2.2. Đối tượng của sách là cán bộ, học sinh, sinh viên các ngành KHXH & NV cùng đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu và quản lí giáo dục, và toàn thể nhân dân Thủ đô, một đối tượng rộng rãi rất yêu mến và gắn bó với Hà Nội. 2.3. Các yêu cầu đề ra trong khi tiến hành biên soạn là: cần khai thác nguồn tư liệu phong phú về Thăng Long - Hà Nội (nguồn thành văn và nguồn thực địa), rồi vận dụng các nguồn tư liệu trên bảo đảm tính khoa học, tính trung thực khách quan, cốt làm sao khôi phục được lịch sử giáo dục và khoa cử Thăng Long - Hà Nội trước kia một cách chính xác và đúng đắn. Đề cương sách đã xác định đúng mục đích, đối tượng và yêu cầu biên soạn sách. Đó là một điều kiện thuận lợi để đi tới thành công. Cũng đã xác định đây là sách nghiên cứu. 3. Nội dung sách: Các phần cần có: Lời nói đầu, Thư mục tài liệu tham khảo, Phụ lục đều đủ. Đi vào cụ thể phần nội dung chính của sách, cách chia thành 3 phần là thích hợp. Phần I giới thiệu những vấn đề chung nên không cần chia thàn chương. Nhưng Phần II chia thành 2 chương, và Phần III chia thành 2 chương, toàn bộ sách có 4 chương, như vậy cũng hợp lí. Trong quá trình viết có thể điều chỉnh thêm bớt số chương điều đó có thể xảy ra, miễn sao bảo đảm nội dung cần có. Các đề mục nêu lên trong các chương hứa hẹn cung cấp những thông tin lý thú và bổ ích về các Tiến sĩ, hương cống - cử nhân và sự phân bố các vị đó theo địa lí, hành chính thủ đô hiện nay, nếu thực hiện được sẽ làm cho chất lượng, sách được bản đảm, và sẽ rất lôi cuốn người đọc. 4. Tuy nhiên, nếu như giới thiệu sâu được sự phát triển của giáo dục Thăng Long - Hà Nội qua sự hiện diện của các cơ sở đào tạo (cách trình học) nổi tiếng của Hà Nội, nhất là xung quanh khu Hồ Gươm, với những thầy giáo lỗi lão đã có công lớn đào tạo đội ngũ trí thức thời đó - những trí thức dân tộc - thì sách sẽ còn hay hơn. 5. Đánh giá chung đây là một bản đề cương tốt, có nhiều ý tốt để gợi ý cho tác giả khi biên soạn công trình. Có thể nghiệm thu.
GS. Đinh Xuân Lâm (22/08/2011)
1. Cấu trúc bản thảo: - Nhìn chung đã đề cập tới các vấn đề cần có cho nội dung đề tài. Nhưng đi vào cụ thể, có thể nói rằng cách sắp xếp các chương mục có chỗ không hợp lý. Như nên đưa chương III (Vị trí của Thăng Long - Hà Nội trong nền giáo dục và khoa cử Nho học Việt Nam) lên trên thành chương I, để giới thiệu những nét tiêu biểu về địa bàn sẽ diễn ra giáo dục và khoa cử. Nhưng ngay trong nội dung chương II, có lẽ cũng chỉ nên giới thiệu Thăng Long - Hà Nội cho tới năm 1919 khi khoa cử Nho học chấm dứt. Làm gì mà phải nói về những thay đổi hành chính của Hà Nội từ khi Thành phố Hà Nội được thành lập đến tận nay. - Chương I của cấu trúc cũ sẽ đưa xuống làm Chương II để giới thiệu sơ lược nền giáo dục Nho học Việt Nam và khoa cử Nho học Việt Nam qua các thời đại. - Từ Chương III trở đi thì cách chia chương như bản thảo là có thể chấp nhận. Nhưng có lẽ không nên dành một chương (Chương III) để bàn về mấy vấn đề về tiêu chí, mà chỉ nên lồng chung vào với mục: ‘Những nhân tố tác động đến sự thành công về học hành, khoa cử của người Thăng Long - Hà Nội”, và mục: “Đóng góp của các vị Tiến sĩ Nho học Thăng Long - Hà Nội” thành một Chương III. - Từ Chương IV thì đi thẳng vào giới thiệu: “Tình hình chung về các nhà khoa bảng Thăng Long - Hà Nội” qua các thời kỳ (triều đại). - Chương V: Giới thiệu các Tiến sĩ Nho học Thăng Long - Hà Nội phân phối theo các đơn vị quận, huyện hiện nay, từ đó có thể rút ra một số nhận xét về các làng, các dòng họ và gia đình có nhiều tiến sĩ, khoa bảng. Bảng tra các tiến sĩ Thăng Long - Hà Nội nên đưa xuống Phụ lục (cuối sách). - Chương VI: Các vị đỗ Hương cống thời lê phân bố theo các quận, huyện hiện nay. - Chương VII: Các vị đỗ Hương khoa thời Nguyễn phân bố theo các quận huyện hiện nay (Bảng tra các vị Hương cống, cử nhân nên đưa xuống Phụ lục cuối sách). - Phụ lục gồm luôn cả bản: “Một số từ, thuật ngữ liên quan đến các Tiến sĩ Nho học Thăng Long - Hà Nội”. Cuối cùng là thư mục tài liệu tham khảo; các bản thống kê của sách. 2. Về nội dung: Cũng có một số điểm cần bổ sung, như trường hợp Cử nhân Ngô Thúc Địch (tr797) có thể thêm thông tin cụ thể, như Cụ có hoạt động báo chí ở đầu thế kỷ XX; về năm sinh và năm mất của Cụ, có thể liên hệ với gia đình GS. Ngô Thúc Lanh (Đại học Sư phạm Hà Nội) để bổ sung. - Dịch một số câu Hán văn chưa sát nghĩa (như “Tích y phòng hàn”, không thể dịch “phòng” là “chống” (tr14); hay nói rằng thi cử thời phong kiến không có điều kiện ấn định số tuổi, có người phải trên 50 tuổi mới qua được kỳ thi Hương; nhưng có trường hợp Đoàn Tử Quang 80 tuổi mới đậu Cử nhân (tr22). - Chữ Pháp ở Thư mục tham khảo cuối sách sai nhiều (tr901). - Viết chính tả cũng sai nhiều: Tứ Thư, Ngũ Kinh (tr14); Ghềnh với Gành (tr103); Arập (Ả rập) (tr38). - Văn diễn đạt có khi còn luộm thuộm. Chữ dùng không đúng (Con nhà chèo hát (tr22); thi Điện (Điện thí) (tr23). - Đánh máy sai sót, thừa chữ. - Chấm, phẩy có khi đặt sai vị trí. - Đặc biệt là trong khi trình bày ý kiến, nên tránh xưng hô “tôi” mà nên diễn ý một cách khiêm tốn, tế nhị hơn. Trên đây là một số ý kiến nhân đọc bản thảo góp ý với tác giả. Đánh giá chung, có thể khẳng định đây là một bản thảo xây dựng công phu, có nhiều đóng góp về mặt tư liệu (cả thành văn lẫn thực địa). Trên cơ sở bản thảo này, có thể nâng cao, hoàn chỉnh hơn một bước chất lượng, đề tài để nghiệm thu chính thức.
TS. Vũ Duy Mền (22/08/2011)
Sau khi đọc xong bản thảo, xin được góp một vài ý kiến trao đổi với tác giả. Mục đích mà ý kiến nêu ra dưới đây không nằm ngoài việc bổ sung, góp ý để tác giả hoàn chỉnh và nâng cao hơn chất lượng của cuốn sách. 1. Sự bổ ích và cần thiết của cuốn sách Cuốn sách khá dày với 910 trang vi tính, khổ A4, cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản để tìm hiểu một cách khái quát về giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội mở rộng, trong gần một nghìn năm qua. Đồng thời “góp thêm những tư liệu để nghiên cứu về lịch sử giáo dục và khoa cử Việt Nam thời phong kiến... (đặc biệt) góp phần phục vụ việc giáo dục truyền thống, nhất là việc tuyên truyền để kỷ niệm Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội (sắp tới gần)... Điều quan trọng và thiết thực hơn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm của quá khứ vào việc đổi mới nền giáo dục và thi cử (hiện nay) để đào tạo được nguồn nhân lực đủ sức đáp ứng yêu cầu xây dựng thủ đô giàu đẹp, hiện đại và văn minh”- (Lời tác giả). Để cung cấp cho bạn đọc lượng thông tin khoa học vô cùng phong phú và đáng tin cậy trên, tác giả đã dựa vào các công trình của những thế hệ đi trước; bao gồm các bộ sách lịch sử, đăng khoa lục; các công trình khảo cứu chuyên ngành về giáo dục và khoa bảng Nho học Việt Nam và Thăng Long - Hà Nội trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó, trong nhiều năm qua tác giả đã tiến hành nhiều chuyến điền dã đến các làng quê thuộc địa bàn Hà Nội và Hà Tây cũ để đối chiếu, xác minh những điều còn nghi ngờ và thu thập thêm tư liệu, vừa bổ sung vừa cập nhật thông tin, đã trình bày trong bản thảo rất sinh động. Phải thấy rằng chính tinh thần lao động khoa học say sưa, nghiêm túc của tác giả đã đem lại cho công trình nhiều thông tin bổ ích. Nhiều vị khoa bảng đã được xác định lại đúng tính danh (họ và tên), quê quán, năm sinh, năm mất, quan hệ trong gia tộc; hoặc bổ sung thêm hành trạng, trước tác mà trước đó còn chưa rõ. Đồng thời tác giả còn chỉ ra sự nhầm lẫn liên quan đến các nhà khoa bảng mà trong một vài công trình trước đó mắc phải và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Chính vì thế giúp hậu duệ của các vị khoa bảng Nho học có thể hiểu rõ hơn về hành trạng, tấm gương hiếu học, trung nghĩa, với nhiều đóng góp của họ cho dòng họ, quê hương và đất nước trước đây. Đối với bạn đọc có thể tìm thấy trong cuốn sách những bài học thiết thực, bổ ích về việc học và thi của người xưa, cả những thành công và thất bại.. Tuy nhiên việc đánh giá giá trị của cuốn sách sau này xin để dành quyền cho bạn đọc. 2. Mấy điều trao đổi với tác giả Tác giả từng có nhiều kinh nghiệm làm sách và đã chuẩn bị bản thảo cuốn sách này rất công phu. Nhưng vì khối lượng công việc nhiều, bản thảo hoàn thành trong 2 năm 2007- 2008, nên không tránh khỏi sai sót. Điều này rất dễ thông cảm với tác giả. Những lỗi vi tính tôi đã sửa, hoặc đánh dấu ở bản thảo để tác giả sửa tiếp. a. Một số nhận định tác giả nên xem lại: Tr10 viết: “Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, văn tự của người Hán đã được truyền bá tại Việt Nam”. Đúng là vào năm 179 trước Công nguyên, sau thất bại của An Dương Vương nước ta đã bị Triệu Đà gộp vào nước Nam Việt. Song chưa có chứng cứ để cho rằng văn tự của người Hán đã được truyền bá tại Việt Nam. Đến cuối thế kỷ thứ II sau Công nguyên Sĩ Nhiếp mới mở trường dạy chữ Hán ở Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Sử sách truyền gọi là Sĩ vương, hay Nam Giao học tổ - Nam Giao học hiệu. Trên thực tế Sĩ Nhiếp dạy chữ Hán như thế nào còn chưa rõ. Tr88 viết: “ Phần nhiều các bi ký, thơ văn, câu đối ở các đình chùa Hà Nội thời bấy giờ đều do ông (Lê Đình Diên 1819- 1878) soạn”. Đối với Hà Nội trước khi mở rộng (tháng 8 năm 2008) có hơn 300 ngôi chùa, chưa kể số đình cũng gần tương đương. Vậy có bao nhiêu đình, chùa trong số đó có bi ký, thơ văn, câu đối của Lê Đình Diên soạn? b. Trong khi biên soạn tác giả chưa sử dụng tối đa kỹ thuật chuyên môn. Chẳng hạn có tới hàng trăm làng xã liên quan đến quán chỉ của các vị khoa bảng, trong đó có những làng như Đông Ngạc, Tây Mỗ, Thượng Yên Quyết, Đại Áng, Tả Thanh Oai… có rất nhiều người đỗ đạt; mỗi người đó đều được ghi đầy đủ tên làng (thôn), xã và huyện. Việc lặp đi, lại quá nhiều lần tên quê quán như vậy lãng phí vừa không cần thiết. Nên viết gọn lại - ví dụ Bảng nhãn Phạm Quang Trạch, người làng Đông Ngạc (đã nêu - đn). Vì trước đó đã ghi về Phan Phu Tiên - người làng Đông Ngạc, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm.. Nhìn chung về quê quán của các vị khoa bảng ở cùng một làng nên ghi ngắn gọn như trên. Có một số vị Hương cống - Cử nhân sau đó đã thi đỗ đại khoa, không nên nhắc lại năm đỗ đại khoa nữa. Nếu muốn biết có thể tra bảng theo họ tên Tiến sĩ, hoặc tra theo mã số Tiến sĩ sẽ biết được thông tin cần thiết.. c. Khi biên soạn tác giả đã rất nhiều lần dẫn ra rất nhiều tên sách, hoặc cùng một tên sách - (Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Quốc triều hương khoa lục…, tên tư liệu (Từ Liêm đăng khoa lục, Bạch Liên khảo ký, tư liệu điền dã..), tuy không sai; nhưng nên đưa chúng vào bảng chữ viết tắt sẽ khoa học hơn. d. Về cơ cấu nội dung và tên sách - Cơ cấu nội dung sách vốn gồm hai phần, 9 chương (chính văn). Theo tôi nên thêm phụ lục gồm 109 bảng về các vị Đại khoa, Trung khoa phân theo các quận huyện Hà Nội nay và bảng tra các vị Hương cống - Cử nhân thời Nguyễn của Thăng Long- Hà Nội; Một số từ thuật ngữ liên quan đến các Tiến sĩ Nho học Thăng Long - Hà Nội . Việc thêm vào phụ lục sẽ tiện cho việc tra cứu; khiến người đọc sẽ bớt được cảm giác nặng nề, khô khan. - Về tên sách Căn cứ vào cơ cấu nội dung sách cho thấy: Phần thứ nhất- những vấn đề chung về giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội, gồm 2 chương 91tr. Trong đó giới thiệu tổng quát sự hình thành, phát triển nền giáo dục Nho học Việt Nam; Sự đổi thay đơn vị hành chính Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ; đề cập trực tiếp đến giáo dục, khoa cử Thăng Long 36tr. Với dung lượng khiêm tốn như vậy, nên việc trình bày về giáo dục Nho học Thăng Long - Hà Nội còn quá sơ lược. Phần thứ hai - Sự thành đạt về khoa cử Nho học của Thăng Long - Hà Nội với 7 chương hơn 800tr. Đây là trọng tâm, phần nổi bật với nhiều đóng góp có giá trị của cuốn sách. Trong đó khảo cứu, giới thiệu về họ, tên, tuổi, quán chỉ, học vị, sự nghiệp (vắn tắt) của 662 vị Đại khoa và hàng trăm các vị Trung khoa của các địa phương thuộc địa bàn Hà Nội mở rộng hiện nay. Chính dựa vào cơ cấu và nội dung sách đã phân tích trên, theo tôi nên chỉnh lại tên sách là - Các nhà khoa bảng Nho học Thăng Long - Hà Nội. Như thế sẽ phản ánh đúng nội dung thực của cuốn sách. mà tác giả đã dày công nghiên cứu. 3. Kết luận. Đây là một cuốn sách dày dặn, mang lại nhiều kiến thức bổ ích, giúp cho việc tìm hiểu giáo dục và đặc biệt là khoa bảng Nho học Thăng Long- Hà Nội trong gần 1000 năm qua. Sau khi tác giả xem lại và sửa chữa hoàn chỉnh, đề nghị Ban quản lý Dự án - Nhà xuất bản Hà Nội sớm cho xuất bản, để tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến“có thêm cuốn sách - Các nhà khoa bảng Nho học Thăng Long - Hà Nội của Bùi Xuân Đính. Coi đây như một món quà vô giá để mừng tặng Thủ đô Thăng Long - Hà Nội của chúng ta nhân dịp tròn 1000 tuổi.
TS. Nguyễn Thị Lâm (22/08/2011)
Lịch sử giáo dục và khoa cử Việt Nam kéo dài từ khoa thi Minh kinh bác sĩ và thi Nho học tam trường được tổ chức lần đầu tiên vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 triều Lý Nhân Tông (1075) đến khoa thi Hội cuối cùng vào năm Kỷ Mùi đời vua Khải Định (1919). Trong gần 850 năm tồn tại nó đã có một vai trò to lớn trong việc đào tạo một đội ngũ trí thức góp phần đắc lực vào công cuộc giữ gìn, củng cố và xây dựng đất nước. Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn có thức coi trọng việc giáo dục khoa cử, lấy đó làm cơ sở để kén chọn nhân tài. Trong tờ chiếu ban hành năm Thiệu Bình thứ nhất (1434), vua Lê Thái Tông đã chỉ rõ: “Muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học. Phép chọn người có học thì thi cử là đầu”. Thủ đô Thăng Long Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị mà còn là trung tâm văn hóa giáo dục của cả nước, cũng là nơi tổ chức 137/144 kỳ thi Hội với số người đỗ đạt thành danh không phải ít thật đáng để cho các học giả phải lưu ý. Tuy nhiên, cho đến nay, những sách chuyên khảo về giáo dục khoa cử riêng của Hà Nội thì hầu như vẫn còn thưa thớt, và cũng chưa có một công trình nào giới thiệu đầy đủ về các nhà khoa bảng, các vị Hương cống, Cử nhân của vùng đất này theo các làng xã phường thuộc các quận huyện hiện tại. Vì vậy, cần phải có những công trình nghiên cứu mới, xứng đáng với tầm vóc của Thủ đô mở rộng và để tiến tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Công trình Giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long Hà Nội của PGS. TS Bùi Xuân Đính chính là một sự bù đắp cho khoảng trống vắng đó. Tác giả cuốn sách vốn là một nhà nghiên cứu về làng xã lâu năm, rất quan tâm đến vấn đề giáo dục và truyền thống khoa bảng, đã từng công bố một số tác phẩm như: Các nhà khoa bảng Thăng Long Hà Nội (Đồng tác giả, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004), Tiến sĩ Nho học Thăng Long Hà Nội (Chủ biên, Nxb Thanh Niên 2005). Có thể coi đây là một quá trình chuẩn bị rất tích cực trước khi bắt tay vào thực hiện công trình này. Với đề tài Giáo dục và khoa cử Thăng Long Hà Nội, tác giả đã xác định rõ được mục đích, đối tượng nghiên cứu. Danh mục Tài liệu tham khảo bao gồm trên 150 đầu sách các loại cho thấy tác giả đã bao quát được hầu hết các nguồn tư liệu cần thiết cho việc thực hiện đề tài. Sách có độ dày 906 trang với bố cục 9 chương hợp lí. Qua từng phần, từng chương, đề tài đã được triển khai một cách có bài bản. Chương I có thể coi là một chương dẫn nhập, cung cấp cho người đọc những hiểu biết về sự hình thành và phát triển của nền giáo dục và khoa cử Nho học Việt Nam, về các trường học nổi tiếng của Thăng Long Hà Nội trước đây, về chương trình học, các lối văn cử nghiệp, các kỳ thi và các bậc học vị... rất cần thiết trước khi đi sâu vào nội dung chính của đề tài. Nội dung chính bắt đầu từ chương II đến chương IX. Trong mỗi phần, mỗi chương đều nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể. Vấn đề “Thăng Long Hà Nội với những thay đổi về địa lí hành chính từ thời Lý đến nay (1010-2088)” được trình bày ngắn gọn, đầy đủ thông qua hàng loạt những Quyết định, Nghị định, Nghị quyết đưa lại cho người đọc những thông tin xác thực, đáng tin cậy. Sự thay đổi về diên cách của mỗi quận huyện qua các thời kỳ được trình bày rõ ràng. Trong việc xác định thế nào là “Nhà khoa bảng Thăng Long Hà Nội”, tác giả cũng đã phân tích, cân nhắc và nêu ra được tiêu chí tương đối thỏa đáng (tr 96-97), qua đó đã tiến hành xem xét lại một số nhà khoa bảng “cần được coi là người Thăng Long - Hà Nội” và “không được coi là người Thăng Long - Hà Nội”. Từ chương IV đến chương VI, tác giả lần lượt tìm hiểu, thống kê và lập danh sách các nhà khoa bảng qua các giai đoạn lịch sử, các vương triều, các khoa thi, và danh sách phân theo các đơn vị quận huyện trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Mỗi vị đỗ đạt đều được trình bày theo những thông tin ngắn gọn, nhất quán về tên tuổi, năm sinh năm mất, quê quán, khoa thi, mức đỗ, tuổi đỗ, hành trạng. Ngoài ra, tác giả còn đi sâu tìm hiều về các làng khoa bảng, các gia đình và dòng họ khoa bảng, sự đóng góp của các nhà khoa bảng đối với đất nước, những nhân tố tác động đến sự thành công về học tập thi cử của người Thăng Long - Hà Nội, cung cấp cho người đọc những thông tin bổ ích. Tuy là một công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức nhưng đây thực sự là những chương viết rất tốt. Các chương VII, VIII, IX trình bày về các vị Hương cống, Cử nhân từ thời Lê đến thời Nguyễn cũng tương đối đầy đủ dựa trên những nguồn tài liệu phong phú, cập nhật. Để thực hiện công trình, tác giả đã phải vận dụng rất nhiều tri thức liên ngành, nhất là những hiểu biết về đăng khoa lục, lịch sử, diên cách địa lí, dân tộc học, nắm vững tiểu sử các nhà khoa bảng… Những nhận định, nhận xét mà tác giả đưa ra đều có cơ sở khoa học. Kết quả tập hợp tư liệu thể hiện qua 110 biểu bảng thống kê rất có căn cứ. Tác giả cũng không chỉ dựa vào những cứ liệu được ghi chép trong sách vở mà còn chú trọng điều tra thực địa, phát hiện những sai sót của người đi trước để tìm cách khắc phục, những điều chưa xác định được một cách chắc chắn thì để tồn nghi. Như thế là thận trọng. Những bảng tra tên người đỗ đạt theo tự mẫu A,B,C, mục giải thích những từ ngữ, thuật ngữ liên quan đến các Tiến sĩ Nho học cũng rất thuận lợi cho việc tra cứu. Tuy nhiên, trong sách cũng có một đôi chỗ nho nhỏ chúng tôi muốn được trao đổi thêm với tác giả như sau: -Tr 25 b Bảng 1: Các kỳ thi và các bậc học vị của trường thi phong kiến được tác giả xếp theo thứ tự từ 3 đến 1, từ bậc cao xuống bậc thấp (thi Đình, thi Hội, thi Hương), nhưng thực tế thì phải thi từ bậc thấp đến bậc cao, vậy theo chúng tôi nên đảo ngược lại theo thứ tự 1, 2. 3 thì thuận hơn. - Công trình đã thống kê được 663 vị đỗ đại khoa nhưng có những chỗ lại ghi 662 vị (vd tr 150). - Tr 124: Thăng Long là kinh đô của 5 vương triều? Trong khi chỉ ghi có 4 là: Lý, Trần, Lê và Mạc. - Tr 132: Phải chăng nên gộp hai thời kỳ 4 và 5 lại, bởi thời Lê Trung Hưng hay thời Lê Trịnh cũng là một, từ đó có thể chia ra hai giai đoạn (1533-1592) và (1593 - 1789) cũng được. - Tr 812-813: Trong bảng Các vị Hương cống, Cử nhân thời Nguyễn của quận Tây Hồ, tác giả đã xếp 4 người là Lý Văn Phức, Lý Văn Hảo đỗ khoa Kỷ Mão (1819), Lý Văn Loát đỗ khoa Tân Tỵ (1821), Lý Văn Nhuận đỗ khoa Bính Ngọ (1906) vào mục Quê quán ở Hồ Khẩu (Bưởi) thì e chưa thật chính xác. Gần đây, công trình Địa chí Thăng Long Hà Nội trong thư tịch Hán Nôm (Nguyễn Thúy Nga - Nguyễn Văn Nguyên chủ biên, Nxb Thế giới 2007) có dẫn các sách Thăng Long cổ tích khảo tịnh hội đồ và Đại Nam nhất thống chí đều ghi: “Phường Hà Khẩu tục gọi Hàng Buồm, người Thanh và người Việt ở xen kẽ, bày bán sách vở, thuốc và tạp hóa” (tr 396), hoặc: “Phố Hà Khẩu ở địa phận huyện Thọ Xương, nhà buôn nước ta cùng người Thanh ở lẫn lộn, bày hàng bán các thứ như sách vở, hóa vật, dược liệu phương Bắc, có tên nữa là Hàng Buồm” (tr 588). Theo Sổ tay địa danh của Đinh Xuân Vịnh (Nxb Lao Động 1996), tr 212 thì: “Hà Khẩu xưa gọi là Giang Khẩu, Trịnh Giang vì kiêng tên mình mới đổi là Hồ Khẩu. Đời Hậu Lê cho người Trung Quốc tới đó buôn bán. Nay là phố Hàng Buồm, quê của Lý Văn Phức”. Như vậy thì Hà Khẩu và Hồ Khẩu xưa là một, nay thuộc phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Vì vậy, theo chúng tôi, nên “trả” 4 vị Hương cống, Cử nhân nói trên về quận Hoàn Kiếm thì hợp lí hơn. - Cuối cùng, tác giả nên rà xét lại từng trang để chữa lỗi chính tả. Những điều chúng tôi nêu trên đây chỉ là những hạt sạn nhỏ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Nhìn chung, PGS.TS Bùi Xuân Đính đã thực hiện đề tài của mình một cách công phu, nghiêm túc, đảm bảo tính khoa học, có nhiều đóng góp mới cho việc tìm hiểu về truyền thống giáo dục khoa cử của Thăng Long Hà Nội. Chúng tôi mong muốn công trình này sớm được ra mắt bạn đọc.
PGS.TS Đinh Khắc Thuân (17/05/2009)
1. Giáo dục và khoa cử Nho học có nguồn gốc từ Trung Quốc, đ¬ược du nhập vào Việt Nam rất sớm, trong thời Bắc thuộc từ thế kỉ II SCN. Nh¬ng nền giáo dục độc lập của Việt Nam chính thức ra đời ở thời Lý từ thế kỉ XI, bằng việc xây dựng Văn Miếu năm 1070, mở khoa thi Nho học đầu tiên năm 1075, xây dựng Quốc Tử Giám năm 1076, xây đàn tế Nam Giao năm 1154 và xây miếu riêng thờ Khổng Tử năm 1156 cùng ở phía nam Kinh thành Thăng Long. Kể từ khoa thi đầu tiên năm 1075 đến khoa thi Nho học cuối cùng năm 1919, lịch sử khoa cử Việt Nam đã có 844 năm tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong đó, Thăng Long - Hà Nội với vị trí là trung tâm chính trị, văn hoá và kinh tế của cả n¬ước trong các thời kì lịch sử, nên giáo dục và khoa cử Nho học ở đây giữ vai trò hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu giáo dục và khoa cử Nho học ở Thăng Long Hà Nội cũng chính là nghiên cứu giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam trong lịch sử. Vì vậy việc biên soạn tập sách Giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội (1010 -1919) là cần thiết. 2. Nội dung tập sách bao gồm 3 phần chính: Một là Những vấn đề chung về giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội, Hai là Các vị Tiến sĩ Nho học của Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ, Ba là Các vị H¬ương cống - Cử nhân của Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ. Nội dung như¬ vậy là rõ ràng và đầy đủ. 3. Tập sách dự kiến do PGS.TS Bùi Xuân Đính biên soạn hoàn toàn tin tưởng đư¬ợc, bởi tác giả đã có một số nghiên cứu có chất l¬ượng liên quan đến vấn đề này, nh¬ư Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội, Các vị Tiến sĩ Nho học Thăng Long - Hà Nội… Tôi hoàn toàn ủng hộ đề c¬ơng và tác giả biên soạn tập sách này. Trong khi biên soạn, xin l¬uư ý tác giả một số điều: 1. Đơn vị hành chính Hà Nội hiện nay là quá rộng, nên tập trung sâu ở các địa ph¬ương thuộc Thăng Long x¬a, nhất là 4 quận nội thành và ngoại thành trư¬ớc đây. 2. Nguồn tài liệu Hán Nôm về giáo dục và khoa cử Nho học ở Thăng Long - Hà Nội hiện còn khá nhiều ch¬ưa đ¬ược khai thác. Cần khai thác nguồn tài liệu này, không nên chỉ viết chung chung nh¬ư các sách đã viết về giáo dục và khoa cử Nho học.
GS. Đinh Xuân Lâm (17/05/2009)
1. Ý nghĩa của việc biên soạn sách: Đây là một đề tài hay, tiếc rằng trước đây chưa được giới khoa học chú ý nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện, mà mới chỉ mới lẻ tẻ có một số công trình nghiên cứu về chế độ thi cử, các nhà Nho học của Thăng Long - Hà Nội. Trong khi đó thì mọi người đều nhận thấy rằng giáo dục và khoa cử Nho học nói chung - giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội nói riêng, có một vai trò quan trọng về nhiều mặt của nhà nước phong kiến trước kia, và cả ngày nay vẫn có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và văn hoá, vẫn có thể chọn lọc và kế thừa phát triển trong điều kiện hiện nay. Nhất là trong khi tiến tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thì việc biên soạn và phát hành một công trình như vậy là một việc làm rất có ý nghĩa. 2. Mục đích, đối tượng và yêu cầu của sách: 2.1. Mục đích cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản và bức tranh toàn cảnh về giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào hoàn cảnh hiện nay là đúng đắn và cần thiết. 2.2. Đối tượng của sách là cán bộ, học sinh, sinh viên các ngành KHXH & NV cùng đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu và quản lí giáo dục, và toàn thể nhân dân Thủ đô, một đối tượng rộng rãi rất yêu mến và gắn bó với Hà Nội. 2.3. Các yêu cầu đề ra trong khi tiến hành biên soạn là: cần khai thác nguồn tư liệu phong phú về Thăng Long - Hà Nội (nguồn thành văn và nguồn thực địa), rồi vận dụng các nguồn tư liệu trên bảo đảm tính khoa học, tính trung thực khách quan, cốt làm sao khôi phục được lịch sử giáo dục và khoa cử Thăng Long - Hà Nội trước kia một cách chính xác và đúng đắn. Đề cương sách đã xác định đúng mục đích, đối tượng và yêu cầu biên soạn sách. Đó là một điều kiện thuận lợi để đi tới thành công. Cũng đã xác định đây là sách nghiên cứu. 3. Nội dung sách: Các phần cần có: Lời nói đầu, Thư mục tài liệu tham khảo, Phụ lục đều đủ. Đi vào cụ thể phần nội dung chính của sách, cách chia thành 3 phần là thích hợp. Phần I giới thiệu những vấn đề chung nên không cần chia thàn chương. Nhưng Phần II chia thành 2 chương, và Phần III chia thành 2 chương, toàn bộ sách có 4 chương, như vậy cũng hợp lí. Trong quá trình viết có thể điều chỉnh thêm bớt số chương điều đó có thể xảy ra, miễn sao bảo đảm nội dung cần có. Các đề mục nêu lên trong các chương hứa hẹn cung cấp những thông tin lý thú và bổ ích về các Tiến sĩ, hương cống - cử nhân và sự phân bố các vị đó theo địa lí, hành chính thủ đô hiện nay, nếu thực hiện được sẽ làm cho chất lượng, sách được bản đảm, và sẽ rất lôi cuốn người đọc. 4. Tuy nhiên, nếu như giới thiệu sâu được sự phát triển của giáo dục Thăng Long - Hà Nội qua sự hiện diện của các cơ sở đào tạo (cách trình học) nổi tiếng của Hà Nội, nhất là xung quanh khu Hồ Gươm, với những thầy giáo lỗi lão đã có công lớn đào tạo đội ngũ trí thức thời đó - những trí thức dân tộc - thì sách sẽ còn hay hơn. 5. Đánh giá chung đây là một bản đề cương tốt, có nhiều ý tốt để gợi ý cho tác giả khi biên soạn công trình. Có thể nghiệm thu.
TS. Vũ Duy Mền - Viện Sử học (17/05/2009)
Sau khi đọc bản đề cương sách - Giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long- Hà Nội (1010-1919), do PGS.TS. Bùi Xuân Đính biên soạn; được Nhà xuất bản Hà Nội quyết định phê duyệt, cuốn sách thuộc Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”, trong chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long của Nhà nước và thủ đô Hà Nội; tôi có mấy ý kiến sau đây: - Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập hiện nay Đảng và Nhà nước chủ trương giáo dục là Quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để phát triển bền vững đất nước. Ngày kỷ niệm 1000 Thăng Long - Hà Nội đang đến gần, vì thế việc biên soạn và xuất bản cuốn sách “Giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội (1010-1919)” sẽ cho chúng ta thấy được truyền thống và bài học rút ra từ giáo dục - khoa cử của Thăng Long - Hà Nội thực vô cùng hữu ích. - Với tên sách nêu trên và nội dung gồm III phần, có các chương mục được trình bày mới chỉ vẽ nên được bức tranh toàn cảnh về “khoa cử Nho học của Thăng Long - Hà Nội”, với những ông Nghè, ông Cống làm rạng danh Thăng Long - Hà Nội và đất nước. Phần về “Giáo dục Nho học..” hầu như chưa được làm rõ. Bởi vì chưa có chương mục nào trình bày trực tiếp về việc dạy và việc học tập; chế độ thi cử của các trường công lập - trường Quốc Tử Giám ở Thăng Long; các trường thuộc phủ, huyện của tỉnh Hà Nội; các trường tư thục (dân lập) từ thời Lý- Trần- Lê- Mạc..Trịnh - Nguyễn (thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX). Trong đó gồm một số trường tiêu biểu: + Trường Bái Ân của Lý Công Ẩn (thế kỷ XI) + Trường của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc (thế kỷ XIII) + Trường Huỳnh Cung của Chu Văn An (thế kỷ XIV) + Trường Hào Nam của Vũ Thạnh (thế kỷ XVII) + Trường của Phan Hội (thế kỷ XIX) + Trường Hồ Đình của Vũ Tông Phan (thế kỷ XIX) + Trường Phương Đình của Nguyễn Văn Siêu (thế kỷ XIX) + Trường Nguyễn Huy Đức (thế kỷ XIX) + Trường Cúc Hiên của Lê Đình Hiên (thế kỷ XIX) + Trường Đông Kinh Nghĩa Thục (tháng 3.1907- tháng 12.1907).. - Tuy nhiên, theo thiển nghĩ của tôi, tác giả nên cân nhắc để có thể thêm hai chữ “thành tựu”vào đầu đề sách - “Thành tựu giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội (1010- 1919)”. Như thế sẽ hoàn chỉnh và phù hợp với các chương mục mà tác giả đã viết trong dự án; đảm bảo được tính mục đích và tính khả thi của dự án. Tôi hoàn toàn ủng hộ dự án này và tin tưởng cuốn sách sẽ sớm đến được tay bạn đọc.
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)