Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn học - nghệ thuật
Giới thiệu cuốn sách “Cái kiểu người Hà Nội”

Nhận định về những sáng tác của nhà văn Ngọc Giao, Giáo sư Phong Lê viết: Phấn hương (1939) và Cô gái làng Sơn Hạ (1942) là hai tập truyện đủ đưa Ngọc Giao vào hàng ngũ thành danh trước năm 1945, giống như Thạch Lam với Gió đầu mùa, Nắng trong vườn; Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời; Tô Hoài với O Chuột, Nhà nghèo... Ngọc Giao phải được xem là một tác giả quen thuộc viết về Hà Nội, để có vị trí xứng đáng bên cạnh Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài... (Kiến thức ngày nay, số 472).

Tác giả: Ngọc Giao
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 332
Kích thước: 14,5x20,5
Bình chọn:
(Tổng số: 6 - Trung bình: 4.00)
Giới thiệu về sách:

Nhà văn Ngọc Giao (1911 - 1997) được độc giả Hà thành chú ý từ những năm đầu của thập niên ba mươi thế kỷ trước với tư cách thư ký tòa soạn Tiểu thuyết thứ bảy, ra hàng tuần - gần như số nào cũng có truyện của ông. Là nhà văn của cuộc sống Việt Nam nhưng Ngọc Giao rất chịu khó đọc và tiếp thu những giá trị văn hóa trong văn chương châu Âu. Cái xã hội thuộc địa đầy nghịch cảnh của buổi đầu đô thị hóa - một không gian mang nét đặc trưng của Hà Nội đương thời - gắn liền với thế giới nhân vật, số phận, tính cách nhiều khổ đau, chua xót - diễn ra hàng ngày trước mắt ông. Đọc Ngọc Giao, qua những nhân vật thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội bị số phận xô đẩy đến bước đường cùng, mất hết nhân cách thì người ta vẫn thấy toát lên niềm khát khao một cuộc sống trong sạch và lương thiện cho mỗi người và cho xã hội con người.

Bên cạnh những dấu ấn văn hóa truyền thống, một Hà Nội văn minh náo nhiệt đang vận động trên con đường đô thị hóa giữ vai trò quan trọng trong tâm hồn nhà văn. Những không gian như những chứng tích, như đồng hành, nơi trải lòng, tô đậm thêm tâm trạng là ký ức mãi trường tồn trong tâm thức người Hà Nội. Với tài năng nắm bắt tâm lý nhân vật, Ngọc Giao viết nhiều nhất về những kiểu người chỉ Hà Nội mới có. Đó là Lâm cà phê - chuyên sưu tầm tranh và chữ ký của các nghệ sĩ; đó là “Tiên ông” Vũ Đình Long - nhà văn, nhà báo kiêm chủ nhà xuất bản Tân Dân; đó là nhà văn đường rừng Lan Khai với niềm đam mê sách kỳ khu; đó là Tam Lang Vũ Đình Chí với nỗi vinh nhục của nghề làm báo; đó là hồi ức về nhà thơ Nguyễn Bính, về Lê Văn Trương, là “Chiêu niệm Vũ Trọng Phụng”...

Bằng giọng văn trữ tình hết sức tinh tế, Ngọc Giao viết rất nhiều bài ký - tản văn về cuộc sống và con người nơi Hà thành như những đặc sản riêng có của Hà Nội. Điều này được thể hiện rõ trong cuốn “Cái kiểu người Hà Nội”. Nhớ lại cảnh cũ người xưa cũng là cách để hôm nay ta sống tốt hơn, đẹp hơn và thêm yêu hơn Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, Thủ đô anh hùng.

Trong Dự án của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, Nhà xuất bản Hà Nội xin trân trọng giới thiệu cuốn “Cái kiểu người Hà Nội” của nhà văn Hà Nội Ngọc Giao đến đông đảo bạn đọc.

Châu Minh

Sách cùng chuyên mục

Tục ngữ, ca dao, dân ca Hà Nội

Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất ngàn năm văn hiến. Việc sưu tập, tuyển chọn, giới thiệu một cách có hệ thống ca dao, tục ngữ của Thăng Long, Hà Nội và viết về Thăng Long - Hà Nội là cần thiết và kết quả của đề tài sẽ đóng góp đáng kể cho Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của Thăng Long - Hà Nội.

ThS. Nguyễn Thuý Loan (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
1076
16 x 24 cm

VĂN HỌC - TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VÀ SUY NGHĨ LÝ LUẬN

 “Văn học - Tiếp nhận tác phẩm và suy nghĩ lý luận” là một công trình nằm trong bộ sách gồm 5 cuốn của GS.TS. Đinh Xuân Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương vừa được xuất bản, ra mắt bạn đọc vào tháng 7/2016. Cùng với bốn ấn phẩm còn lại, sự ra đời của cuốn sách được đánh giá là sự kiện đánh dấu mốc 50 năm gắn bó với công tác văn hóa - văn học nghệ thuật của GS.TS. Đinh Xuân Dũng.

GS.TS. Đinh Xuân Dũng
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
388 trang
16 x 24 cm

Giới thiệu cuốn sách “Hà Nội ngày ấy”

Sống gần trọn một thế kỷ giữa lòng Hà Nội, tận mắt chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố từ khi còn là thuộc địa của thực dân Pháp - Rồi Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Sau đó là thành phố tạm chiếm - Rồi thành phố ngập tràn cờ hoa trong ngày giải phóng 10/10/1954, tác giả Nguyễn Bá Đạm đã lặng thầm quan sát, ghi chép về cảnh quan và con người nơi đây.

Nguyễn Bá Đạm
Nhà xuất bản Hà Nội
2013
280
14,5x20,5

Thơ văn Cao Bá Quát

Thể loại sách: Sưu tầm, tuyển chọn. Mảng sách: Văn học - Nghệ thuật.
GS. Vũ Khiêu (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
1056 trang

Tuyển tập Ngô gia văn phái

“Tuyển tập Ngô gia văn phái” là công trình được đầu tư nghiên cứu từ nhiều năm nay, được đánh giá là thành tựu lớn nhất trong dòng văn học đương đại cả về số lượng và chất lượng.
PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
1664 trang
16 x 24 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)