
Sách văn học - nghệ thuật
Tục ngữ, ca dao, dân ca Hà Nội
Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất ngàn năm văn hiến. Việc sưu tập, tuyển chọn, giới thiệu một cách có hệ thống ca dao, tục ngữ của Thăng Long, Hà Nội và viết về Thăng Long - Hà Nội là cần thiết và kết quả của đề tài sẽ đóng góp đáng kể cho Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của Thăng Long - Hà Nội.
Tác giả:
ThS. Nguyễn Thuý Loan (Chủ biên)
Nhà xuất bản:
Nhà Xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản:
2010
Tổng số trang:
1076
Kích thước:
16 x 24 cm
Giới thiệu về sách:
Thăng Long - Hà Nội là một vùng đất cổ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, nơi hội tụ và lan tỏa văn hóa bốn phương, nơi còn lưu giữ một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng.
Theo yêu cầu của Ban chủ nhiệm Chương trình KX.09 và đề tài Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Thăng Long - Hà Nội, KX.09.10. Hơn nữa, Thăng Long -Hà Nội có một kho tàng ca dao, tục ngữ hết sức phong phú và có giá trị. Đã có nhiều cuốn sách phần nào phản ánh được diện mạo của các loại hình văn học dân gian này: Ca dao ngoại thành, không đề tên soạn giả, H., Sở Văn hóa xb, 1976, 168 trang; Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, Triều Dương, Phạm Hòa, Tảo Trang, Chu Hà, in lần thứ hai, H. Hội Văn nghệ Hà Nội xb, 1972, 207; Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, Chu Hà, Trần Lê Văn, Nguyễn Vinh Phúc, Hà Nội, Hội Văn nghệ Hà Nội xb, 1981, 1981, tập II, 63 trang… Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết thì chưa có công trình nào phản ánh được một cách đầy đủ và toàn diện về thể loại văn học dân gian này của Hà Nội.
Kế thừa và phát huy những thành tựu của các soạn giả đi trước, nhóm biên soạn chúng tôi bước đầu tập hợp khối lượng ca dao, tục ngữ trong các sách sưu tầm trước đây vào một công trình, nhằm giới thiệu với bạn đọc một sưu tầm tương đối đầy đủ về ca dao tục ngữ Hà Nội. Cuốn sách không chỉ nhằm mục đích phục vụ bạn đọc rộng rãi trong việc thưởng thức, tìm hiểu thơ ca dân gian, chúng tôi còn mong muốn đây là cuốn sách công cụ nhằm cung cấp tư liệu cho các nhà nghiên cứu khoa học xã hội.
 Sách cùng chuyên mục
Tuyển tập ký - tản văn Thăng Long - Hà Nội
Trong suốt 10 thế kỷ với biết bao biến thiên, đổi thay của đất nước, của Thủ đô thì những bài ký, tản văn - với vai trò “được ghi chép” hay nói đúng hơn là mang dấu ấn trực tiếp của “sự kiện” đã thể hiện một bức tranh khá sinh động, chân thực và khá đầy đủ về cuộc sống xã hội, con người, văn hoá, lối sống phong tục truyền thống của kinh thành Thăng Long xưa (từ năm 1010) trải qua bao biến thiên lịch sử cho đến Hà Nội ngày nay.
Chủ trì tuyển chọn: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp (Chủ trì tuyển chọn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
2184 trang
Giới thiệu sách “Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội”
Tại giai đoạn I của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến ra mắt năm 2010, mảng sách Văn học - Nghệ thuật đã giới thiệu đến độc giả nhiều bộ sách có chất lượng tốt như: “Tuyển tiểu thuyết Thăng Long - Hà Nội” (8 tập), “Tuyển tập truyện ngắn Thăng Long - Hà Nội”(3 tập), “Tuyển tập ký - tản văn Thăng Long - Hà Nội” (3 tập), “Tuyển thơ Thăng Long - Hà Nội 10 thế kỷ” (2 tập), “Nghìn năm sân khấu Thăng Long”… Tuy nhiên vẫn còn thiếu một bộ môn nghệ thuật rất quan trọng, đó là mỹ thuật. Nhằm bổ khuyết cho sự trống vắng đó, ở giai đoạn II của Tủ sách, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn sách “Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội”. Cuốn sách do nhóm tác giả là những nhà nghiên cứu mỹ thuật chủ trì biên soạn gồm Nguyễn Đức Hòa (chủ biên), Trần Hậu Yên Thế và Nguyễn Đức Bình.
Nguyễn Đức Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
420
20x30
Ca trù Hà Nội trong lịch sử và hiện tại
Hà Nội là địa phương có truyền thuyết về tổ quê ca trù (truyền thuyết ca trù Lỗ Khê) và là nơi có ca trù phát triển lâu đời nhất. Nếu căn cứ vào văn bản còn được lưu truyền hiện nay thì có thể khẳng định rằng Hà Nội có lịch sử ca trù dài nhất, có thời điểm ca trù Hà Nội thịnh hành nhất Việt Nam.
TS. Nguyễn Đức Mậu
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
728 trang
16x24cm
Người Thăng Long
Trong nền văn học Việt Nam, nhà văn Hà Ân xứng danh là cây đại thụ trong các nhà văn đương đại viết về lịch sử. Đọc tiểu thuyết lịch sử của ông, người đọc không cảm thấy sự khô khan, trúc trắc bởi các sự kiện lịch sử đã đi vào nội tâm nhân vật, lý giải vấn đề lịch sử bằng cái nhìn của ngày nay, cùng với sự tưởng tượng của nhà văn. Tất nhiên ông vẫn là tôn trọng chính sử, coi chính sử là cái mốc thời gian để trên đó hư cấu theo ý đồ của mình nêu lên những ý nghĩa nhân văn và đạo đức cao cả. Nhắc đến Hà Ân là nhắc đến một con người uyên bác, kiến văn sâu rộng, và ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế. Với những tiểu thuyết lịch sử viết về Thăng Long - Hà Nội đặc biệt là tiểu thuyết “Người Thăng Long”, Hà Ân không chỉ tái hiện một thời đoạn oai hùng nhất của lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, vương triều Trần, mà ông còn làm sống dậy những anh hùng, hào kiệt mang hào khí Đông A. Dù chỉ tái hiện lịch sử trong một lát cắt là cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai, nhưng ở đó khung cảnh, đất và người Thăng Long lại được tạo dựng một cách oai hùng, lắng đọng và đi vào chiều sâu từ chính những điều bình thường nhất đó là lối sống, là nếp nghĩ, cách ứng xử, nếp sinh hoạt tinh tế, khéo léo và thanh lịch của người Tràng An.
Hà Ân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
380
14,5x20,5
|
|
|