Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn học - nghệ thuật
Giới thiệu sách “Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội”

Tại giai đoạn I của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến ra mắt năm 2010, mảng sách Văn học - Nghệ thuật đã giới thiệu đến độc giả nhiều bộ sách có chất lượng tốt như: “Tuyển tiểu thuyết Thăng Long - Hà Nội” (8 tập), “Tuyển tập truyện ngắn Thăng Long - Hà Nội”(3 tập), “Tuyển tập ký - tản văn Thăng Long - Hà Nội” (3 tập), “Tuyển thơ Thăng Long - Hà Nội 10 thế kỷ” (2 tập), “Nghìn năm sân khấu Thăng Long”… Tuy nhiên vẫn còn thiếu một bộ môn nghệ thuật rất quan trọng, đó là mỹ thuật. Nhằm bổ khuyết cho sự trống vắng đó, ở giai đoạn II của Tủ sách, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn sách “Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội”. Cuốn sách do nhóm tác giả là những nhà nghiên cứu mỹ thuật chủ trì biên soạn gồm Nguyễn Đức Hòa (chủ biên), Trần Hậu Yên Thế và Nguyễn Đức Bình.

Tác giả: Nguyễn Đức Hòa
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 420
Kích thước: 20x30
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

Về kết cấu, cuốn sách bao gồm 4 phần chính:

Phần I. Mỹ thuật thờiTiền Thăng Long (từ sơ kỳ đồ đồng 2000 trước CN đến 1009 sau CN). Phần này có tính chất dẫn luận, giới thiệu mỹ thuật thời kỳ trước định đô qua các hiện vật khảo cổ khai quật được, có niên đại trước năm 1010.

Phần II. Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội giai đoạn 1010 - 1883

Nội dung phần này giới thiệu mỹ thuật trên đất Thăng Long kể từ thời lập đô năm 1010. Các tác phẩm mỹ thuật thể hiện qua các di vật khảo cổ, các di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, các sắc phong của triều đình... Trong phần này cũng giới thiệu các dòng tranh dân gian nổi tiếng một thời, đó là tranh Hàng Trống và Kim Hoàng. Tranh Kim Hoàng đã thất truyền cách đây khoảng 100 năm. Nhưng hiện nay đang có những dự án nhằm khôi phục dòng tranh độc đáo này. Ngoài ra, các tác giả còn giới thiệu một số tranh vẽ về Thăng Long của người phương Tây thế kỷ XVII, tiêu biểu là tranh của Samuel Baron, tái hiện sinh động những cảnh hoạt động và sinh hoạt cung đình thời Vua Lê, Chúa Trịnh.

Phần III. Mỹ thuật Hà Nội giai đoạn 1884 - 1945

Ở giai đoạn này, mỹ thuật Hà Nội đã có nhiều ảnh hưởng và tiếp thu từ nền mỹ thuật hiện đại phương Tây, cả về hình thức, thể loại và chất liệu thể hiện. Mỹ thuật thời kỳ này hết sức đa dạng, với tranh hội họa, các công trình điêu khắc ngoài trời, các kiến trúc hoa sắt trang trí… Trong phần này, các tác giả cũng giới thiệu một số tác phẩm hội họa tiêu biểu về Hà Nội của các họa sĩ người Pháp, được sáng tác vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đó là các tác phẩm “Tháp Hòa Phong bên hồ Gươm”, “Đến Ngọc Sơn” của Gaston Roullet (1885), “Hàng rong” của Charles Fouqueray (1921), “Khuê Văn Các” của Lesa Lafugie. Đặc biệt, sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1924 đã tạo ra nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư lừng danh như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Vũ Cao Đàm, Diệp Minh Châu… với những tác phẩm sống mãi với thời gian.

Trong nội dung giới thiệu về Trường Mỹ thuật Đông Dương có một chi tiết khá thú vị: trước đây các sách đã xuất bản thường giới thiệu năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương là 1925. Nhưng gần đây, giới nghiên cứu mỹ thuật đã phát hiện ra tư liệu khẳng định Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập chính xác là vào năm 1924.

Phần IV. Mỹ thuật Hà Nội từ 1945 đến nay

Nội dung phần này giới thiệu sự phát triển và những thành tựu của mỹ thuật Hà Nội từ ngày ra đời nhà nước dân chủ nhân dân. Cùng với hoạt động mỹ thuật ở thủ đô kháng chiến trên chiến khu, các tác giả cũng giới thiệu hoạt động mỹ thuật trong lòng Hà Nội thời tạm chiếm (1947 - 1954) với một số gương mặt tiêu biểu là các họa sĩ Nam Sơn, Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Tiến Chung, Hoàng Lập Ngôn... Ngoài các thể loại mỹ thuật đương đại, sách còn giới thiệu một số dòng tranh bình dân như tranh truyền thần, tranh Tết và tranh phổ biến, tranh Bờ Hồ… Tuy đây không phải là dòng tranh nghệ thuật đích thực, nhưng những dòng tranh này cũng hiện diện rộng rãi trong đời sống xã hội một thời. Do tính chất sâu, rộng của đề tài nghiên cứu cùng nguồn tư liệu, cuốn sách được biên soạn và xuất bản lần này không có tham vọng xây dựng một cuốn sách chuyên khảo đầy đủ, có hệ thống, thể hiện toàn diện về lịch sử mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội.

Ở lần xuất bản này, cuốn sách chỉ là sơ thảo về lịch sử mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội, được trình bày dưới dạng sách tranh, tái hiện các hình ảnh tiêu biểu về mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ với các bài viết ngắn gọn, súc tích mang tính tổng quan. Chính vì vậy, chắc chắn sách không tránh khỏi còn những hạn chế. Mặc dù vậy, với sự làm việc nghiêm cẩn, cộng với sự lao động miệt mài, thể hiện ở khối lượng tư liệu phong phú, đặc sắc được trình bày, chắc chắn cuốn sách “Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội” sẽ có ích cho các nhà nghiên cứu cùng các độc giả quan tâm đến mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội, trong lúc chờ có những cuốn sách toàn diện hơn, hệ thống hơn về nền mỹ thuật Thủ đô.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này cùng bạn đọc.

Quốc Tuấn

Sách cùng chuyên mục

Tướng Vương Thừa Vũ – một người con Hà Nội

Trung tướng Vương Thừa Vũ là một trong những danh tướng tài ba mà tên tuổi và sự nghiệp của ông đã gắn liền với những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm của Quân đội nhân dân Việt Nam như một huyền thoại. Trân trọng những đóng góp to lớn trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Thủ đô của Trung tướng Vương Thừa Vũ - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội tái bản trong mảng sách phố thông của Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến cuốn sách “Tướng Vương Thừa Vũ - Một người Hà Nội” của Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác, người đã gắn bó với tướng Vũ suốt một đời binh nghiệp.

Nguyễn Chu Phác
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
224
14,5x20,5

Tục ngữ, ca dao, dân ca Hà Nội

Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất ngàn năm văn hiến. Việc sưu tập, tuyển chọn, giới thiệu một cách có hệ thống ca dao, tục ngữ của Thăng Long, Hà Nội và viết về Thăng Long - Hà Nội là cần thiết và kết quả của đề tài sẽ đóng góp đáng kể cho Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của Thăng Long - Hà Nội.

ThS. Nguyễn Thuý Loan (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
1076
16 x 24 cm

Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long

Thể loại sách: Sưu tầm, Tuyển chọn. Mảng sách: Văn học - Nghệ thuật.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
952 trang

Truyện kể dân gian Hà Nội

Tác phẩm này sẽ tập hợp, tuyển chọn toàn bộ những truyền thuyết, truyện cổ tích, giai thoại, truyện cười về Thăng Long - Hà Nội, hoặc lưu truyền ở Hà Nội; nhằm phản ánh giá trị của truyện kể dân gian Thăng Long - Hà Nội làm tư liệu tra cứu cho các nhà nghiên cứu.
PGS.TS. Võ Quang Trọng (Chủ trì tuyển chọn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
1076 trang

Tuyển truyện ngắn Thăng Long - Hà Nội

Là tác phẩm đại diện cho tinh hoa truyện ngắn về Thăng Long - Hà Nội. Thể hiện tinh thần, tư tưởng, tâm hồn, phong thái, cốt cách, lối suy nghĩ cũng như sự nghiệp chiến công của người Thăng Long - Hà Nội. Nhóm biên soạn đã căn cứ vào tiến trình lịch sử của sự vận động và phát triển của thể loại truyện ngắn để cung cấp cho người đọc một cái nhìn mang tính lịch đại, nêu được những thành tựu nổi trội của từng giai đoạn, thời kỳ.
Nhà văn Lê Minh Khuê
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
16x24cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)