Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn học - nghệ thuật
Gương mặt văn học Thăng Long
Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn học - Nghệ thuật.
Tác giả: GS. Nguyễn Huệ Chi (Chủ biên)
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2010
Tổng số trang: 840 trang
Kích thước:
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00) Mời đọc một chương sách hay
Giới thiệu về sách:

- Năm 1994 GS. Huệ Chi đã cho xuất bản chuyên luận Gương mặt văn học, lần đầu tiên đưa ra một tiêu chí thật sự cởi mở và thuyết phục về khái niệm văn học Thăng Long. Lần xuất bản này các tác giả sẽ làm mới các bài viết trước bằng phương pháp tiếp cận mới mẻ với nhiều nguồn tư liệu mới bổ sung, dung lượng bộ sách được mở rộng.

- Công trình nhằm mục đích tìm hiểu, giới thiệu, phác họa lại một số gương mặt văn học Thăng Long tiêu biểu trong gần 1.000 năm lịch sử, góp phần vào việc soi tìm lại tinh hoa của quá khứ, giúp ích cho công cuộc xây dựng Thủ đô văn vật trên quá trình hội nhập với thế giới, cũng như phát huy truyền thống văn hóa mang bản sắc riêng biệt của dân tộc Việt Nam. Do đó, đây là công việc vừa có ý nghĩa tự thân của tiến trình nghiên cứu văn học cổ, vừa đáp ứng nhu cầu thực tiễn lâu dài của việc bồi dưỡng tiềm lực, nhân cách và bản lĩnh cho các thế hệ con người Việt Nam hiện đại.

Đặc biệt công trình sẽ là một đóng góp thiết thực vào chương trình xây dựng Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, góp một đầu sách không thể thiếu trong cẩm nang văn hóa nhiều mặt của Thủ đô nhân dịp kỷ niệm nghìn năm Thăng Long vào năm 2010.


Nhà xuất bản Hà Nội

Sách cùng chuyên mục

Nghìn năm sân khấu Thăng Long

Là đề tài nhánh của công trình “1000 năm văn hiến Thăng Long” do Thành uỷ và UBND thành phố phát động năm 1998. Đến nay, tác giả phát triển thành tác phẩm nghiên cứu tổng hợp các bộ môn sân khấu thủ đô.
NNC. Trần Việt Ngữ
Nhà xuất bản Hà Nội
2009
1500

Tuyển tiểu thuyết Thăng Long - Hà Nội

Là công trình tuyển chọn có tính hệ thống và đầy đủ, về thể loại tiểu thuyết Thăng Long - Hà Nội từ văn học chữ Hán đến nay. Bộ sách sẽ phác họa tiến trình phát triển của thể loại tiểu thuyết nói riêng cũng như văn học của Hà Nội và đất nước nói chung
Chủ trì tuyển chọn: Nhà văn Lê Minh Khuê
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
8808 trang

Thăng Long - Hà Nội qua hình ảnh

Giới nhiếp ảnh Thủ đô có vinh dự được cầm một dấu mốc lịch sử “Nhiếp ảnh Hà Nội là cái nôi của Nền Nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam” bởi chưng các sự kiện, niên đại chủ yếu về sự phát triển của nhiếp ảnh Việt Nam (từ 1869 đến hết 2009 (140 năm) phần lớn đều diễn ra tại Hà Nội.

NSNA. Hoàng Kim Đáng (Chủ trì tuyển chọn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2009
424 trang

Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Văn học - Nghệ thuật.
PGS.TS. Trần Lâm Biền; PGS.TS. Trịnh Sinh (Đồng chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
572 trang

VĂN HỌC - TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VÀ SUY NGHĨ LÝ LUẬN

 “Văn học - Tiếp nhận tác phẩm và suy nghĩ lý luận” là một công trình nằm trong bộ sách gồm 5 cuốn của GS.TS. Đinh Xuân Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương vừa được xuất bản, ra mắt bạn đọc vào tháng 7/2016. Cùng với bốn ấn phẩm còn lại, sự ra đời của cuốn sách được đánh giá là sự kiện đánh dấu mốc 50 năm gắn bó với công tác văn hóa - văn học nghệ thuật của GS.TS. Đinh Xuân Dũng.

GS.TS. Đinh Xuân Dũng
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
388 trang
16 x 24 cm
Ý kiến bạn đọc
PGS. Trần Nghĩa (23/08/2011)
Tôi đã đọc tập bản thảo “Gương mặt văn học Thăng Long” do GS. Nguyễn Huệ Chi chủ biên. Sau đây là một vài ý kiến của tôi. A. Nhìn chung, tập bản thảo có những ưu điểm nổi bật sau đây: 1. Đã tiếp thu tốt một số ý kiến đóng góp của Hội đồng nghiệm thu đề cương chi tiết (họp ngày 01/8/2007 tại Nhà xuất bản Hà Nội). 2. Về kết cấu cũng như về nội dung bản thảo đều theo đúng tiêu chí của Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”. 3. Bài Dẫn luận, bài Thay lời kết và 40 bài thuộc phần chính văn của công trình đều được viết rất chắc tay, giàu tính thuyết phục. Bài Dẫn luận vừa có tầm bao quát, vừa chỉ ra những vấn đề cần đi sâu để làm rõ “Gương mặt văn học Thăng Long”; 40 bài viết đơn lẻ tiếp theo có thể xem như là một “phả” của bài Dẫn luận. Mối quan hệ giữa hệ thống và bộ phận ở tập bản thảo được vận hành rất tốt. 4. Các tác giả tập bản thảo, bên cạnh chính kiến riêng của mình, có kế thừa những thành tựu nghiên cứu liên quan của các thế hệ đi trước, điều này làm cho “Gương mặt văn học Thăng Long” trong chừng mực nào đó mang tính “tập đại thành”. 5. Phần lớn các tư liệu, thông tin… sử dụng trong bản thảo đều mang tính cập nhật. 6. Các trích dẫn tư liệu đều ghi rõ xuất xứ, với tinh thần “minh bạch”, tôn trọng “bản quyền tác giả”. B. Một số điểm nhỏ cần xem lại: 1. Tr.38: trong cụm từ “Đại Việt quốc quân thành chuyên” chữ “chuyên” (có bộ thạch) là “gạch”, chứ không phải “chuyên” trong từ “chuyên dùng” (không có bộ thạch bên cạnh chữ chuyên). 2. Tr.154 - 155: bài “Thiên Trường văn vọng” của Trần Nhân Tông, theo tôi, là được trình bày theo quan niệm thiền sau đây: 1. Có: câu thơ đầu 2. Không: câu thơ đầu 3. Vừa có vừa không: câu thơ thứ hai 4. Không có không không: câu thơ thứ ba và câu thơ thứ tư Cả bài thơ 4 câu hình thành “tứ cú” hay “4 mệnh đề phân biệt”, tức 4 trong số 5 cấp độ nhận thức theo Thiền học (cấp độ thứ 5 là “bất khả tư nghì”). 3. Tr.314: cách đọc tên tác giả sách “An Nam chí lược”. Ông Lê Mạnh Thát chủ trương nên đọc chữ □ là “Thực” (Thổ lực thiết) hoặc “Sực” (sĩ lực thiết) như cách phiên thiết của “Khang Hy tự điển”. Nhưng theo tôi, đây chỉ là 1 kênh thông tin thôi. Cần thấy có nhiều kênh/nguồn thông tin khác. Từ hải, bản in ảnh 1948, phiên thiết □ là “trát sắc thiết □ □ □”, âm trắc □”. Từ hải, bản in năm 2000 (súc bản), phiên âm là “zè”, đọc như chữ “□”, tức Trắc. Từ nguyên phiên thiết là “trát sắc thiết”, giống như Từ hải 1948. Vậy thì tên tác giả sách “An Nam chí lược” đọc là “Trắc”, “Lê Trắc” như lâu nay nhiều người vẫn đọc, có gì là sai? Ngay như chữ □, ngoài cách đọc là “tắc”, còn có cách đọc là “trắc” nữa là (xem “Khang Hy tự điển”). Chẳng phải các cụ ngày trước “vọng văn sinh nghĩa” đâu! Ông Lê Mạnh Thát biết còn ít đấy thôi! 4. Tr.324: Câu “sắc bản vô không, không bản vô sắc” của Trần Tung là bắt nguồn từ chủ thuyết “trung quán” (= Đại thừa, trung quán = Đại thừa không tông = Không tông). Vậy không thể nói là “định đề của một nhà Phật học thời Trần tên tuổi mà nhìn trên cây chữ lại là sự đối lập hai năm rõ mười với kinh điển Phật giáo”. Trên thực tế, chủ thuyết “trung quán” trên đây của Long Thọ, người sáng lập ra học phái Trung quán trong Phật giáo Đại thừa Ấn Độ, đến thế kỷ IV đã truyền vào Trung Quốc, có ảnh hưởng lớn đến nhiều học phái Phật giáo Trung Quốc, trong đó có Thiền tông. Điều này giải thích vì sao ở Trung Quốc, trong đám Thiền học, hiện tượng ăn nói “báng bổ” kiểu Tuệ Trung cũng xảy ra không ít. 5. Tr. 398: Hai bài từ của Đặng Trần Côn đều cần chỉnh lý thêm nữa về mặt văn bản. Điệu Mãn đình phương, thể chính thức, theo Từ phổ, gồm 95 chữ, phân làm 2 đoạn: đoạn trên 10 câu, 4 vần bằng; đoạn dưới 10 câu, 5 vần bằng. Điệu Vọng Giang Nam, thể chính thức, theo Từ phổ, gồm 54 chữ, phân làm 2 đoạn, mỗi đoạn đều có 5 câu, 3 vần bằng. Từ đó có thể thấy 2 bài từ hiện có của Đặng Trần Côn đều thiếu chữ, thiếu hoặc thừa câu, chưa được tách đoạn… 6. Mục 6 và 7 của bài Dẫn luận nay không cần thiết nữa, vì tập bản thảo đã dừng lại ở cái mốc năm 1990.
PGS.TS. Vũ Tuấn Anh (23/08/2011)
I. Nhận xét về ý nghĩa và mục tiêu công trình - Đây là một công trình khoa học nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu, giới thiệu những khuôn mặt văn học Thăng Long tiêu biểu trong gần 1000 năm lịch sử, qua đó nhằm nhìn lại, đánh giá tinh hoa văn hóa và cốt cách Thăng Long thể hiện qua văn chương 10 thế kỷ, góp phần nhận diện văn hóa Thăng Long và phần nào tái hiện lịch sử, “cảnh và người” Thăng Long trong quá khứ. - Công trình này cũng là một đóng góp thiết thực vào chương trình xây dựng Tủ sách Thăng Long nghìn năm văn hiến và việc kỷ niệm nghìn năm Thăng Long vào năm 2010. - Công trình sẽ đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng, nhân cách và bản lĩnh cho các thế hệ con người Thủ đô và con người Việt Nam nói chung thời kỳ hiện đại.Nhằm tới những mục tiêu trên, công trình có ý nghĩa về nhiều phương diện và sẽ là một cuốn sách có vị trí không thể thiếu trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến đang được xây dựng. - Các cá nhân đứng tên và phụ trách bài viết là những cán bộ khoa học lâu năm và có uy tín. Quá trình nghiên cứu chuyên sâu của họ về văn học trung đại nói chung và chuyên sâu về các tác giả là một đảm bảo đáng tin cậy cho chất lượng công trình. II. Những ưu điểm và đóng góp của công trình 1. Đây là một công trình khoa học được chuẩn bị công phu, lâu dài. Công trình này đã có một “tiền thân”, có ý nghĩa như một điểm tựa khoa học và tư liệu để có thể tiếp tục nâng cao - đó là cuốn Gương mặt văn học Thăng Long cũng do GS Nguyễn Huệ Chi chủ biên, được xuất bản năm 1994 giới thiệu hơn 30 chân dung văn học Thăng Long và đã có tiếng vang trong dư luận. Qua những góp ý của Hội đồng nghiệm thu đề cương chi tiết, công trình đã được biên soạn với sự bổ sung sửa chữa công phu, kỹ lưỡng. Tầm vóc cuốn sách cũng được nâng cao, mở rộng so với Đề cương công trình. 2. Cách biên soạn của công trình là phù hợp với yêu cầu đặt ra, thể hiện ở các khâu: - Khai thác kỹ lưỡng tư liệu đã có và có những phát hiện tìm tòi mới về tư liệu; khảo sát tư liệu văn bản; chọn lựa những tác phẩm tiêu biểu nhất. Những tư liệu được dẫn, được khảo đính ở phần chú thích trong các bài viết cũng như phần Tài liệu tham khảo cuối sách chứng tỏ cách làm việc khoa học và đáng tin cậy về tư liệu. - Có sự chọn lọc kỹ lưỡng tác gia tiêu biểu; ở mỗi tác gia, tìm ra những điểm nổi bật, “điểm sáng” trong hành trạng và văn chương của họ để phân tích, giới thiệu. Nhìn chung, các bài viết trong sách đều có độ sâu, có văn phong khoa học chắc chắn và thể hiện được cảm thụ của người viết. Tính khoa học của công trình cũng thể hiện ở việc trao đổi, phản bác một số nhận định đã có hoặc đã trở nên quen thuộc (các bài về Phạm Thái, Cao Bá Nhạ, Cao Bá Quát...). 3. Về cấu trúc và nội dung cuốn sách. - Cách tổ chức 3 chương của cuốn sách là khoa học và hợp lý với các nội dung: Những gương mặt tiêu biểu qua các thời kỳ dựng nước đuổi giặc; Tài hoa, cốt cách Thăng Long; Cảnh và người Thăng Long trong con mắt xưa. Với 3 chương này, cuốn sách đã bao quát được những nội dung và vấn đề cơ bản nhất, vừa chú ý được tính lịch sử và tiến trình, vừa có được những điểm nhấn có tính đặc thù của văn học Thăng Long thông qua các gương mặt văn chương và những tác phẩm tiêu biểu. - Các bài viết trong các chương được sắp xếp hệ thống, làm nổi bật chủ đề chung. Sự lựa chọn tác gia, tác phẩm, vấn đề tỏ ra khoa học và tinh tế: mỗi tác giả và tác phẩm thường được gắn liền với một sự kiện, một giá trị tiêu biểu mang tính lịch sử và văn chương. - Bài Dẫn luận 30 trang khái quát toàn bộ tiến trình văn học Thăng Long, nêu những đặc trưng nội dung và hình thức của mảng văn học này là một bài viết có giá trị khoa học. Bài viết đã chú ý đến khái niệm “văn học Thăng Long" như một giới thuyết khoa học cần thiết. Nhấn mạnh sự thăng hoa về lượng và chất của văn học Thăng Long, bài viết cũng đã làm nổi bật những đặc trưng của "khu vực" văn chương này: sự bồi đắp yếu tố cổ truyền bằng yếu tố hiện đại, khả năng thu hút và kết tinh, tính chính thống - quan phương đi kèm với việc dung nạp những yếu tố trái ngược và đa chiều, tính trí tuệ và tính trữ tình đằm thắm... Bài cuối sách cũng là một cách tổng kết các vấn đề và nội dung cơ bản của cuốn sách, giúp người đọc nắm được những vấn đề cơ bản của công trình. III. Góp ý thêm - Bài về Trương Hán Siêu và trận thủy chiến Bạch Đằng xếp đầu tiên vào phần Cảnh và người Thăng Long có vẻ không thích hợp. - Việc trình bày lịch sử, một số vấn đề khác chung quanh tác giả và tác phẩm là cần thiết, nhưng có chỗ hơi dài, có thể làm loãng trọng tâm của bài viết. - Cân nhắc thêm một số nhận định, từ ngữ ở bài Dẫn luận (phần Văn học hiện đại), chẳng hạn như về Nguyễn Đình Thi. - Một số bài không ghi tên tác giả (bài Trần Thái Tông, Nguyễn Thượng Hiền...). - Lỗi chính tả, morat ở các trang 208, 213, 233, 239, 240, 436, 496, 499, 570, 723, 728, 737, 664... IV. Kết luận Đây là một công trình tốt, có giá trị cao về nhiều mặt: chất lượng khoa học, ý nghĩa của công trình trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
PGS.TS. Vũ Tuấn Anh (23/08/2011)
I. Nhận xét về ý nghĩa và mục tiêu công trình - Đây là một công trình khoa học nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu, giới thiệu những khuôn mặt văn học Thăng Long tiêu biểu trong gần 1000 năm lịch sử, qua đó nhằm nhìn lại, đánh giá tinh hoa văn hóa và cốt cách Thăng Long thể hiện qua văn chương 10 thế kỷ, góp phần nhận diện văn hóa Thăng Long và phần nào tái hiện lịch sử, “cảnh và người” Thăng Long trong quá khứ. - Công trình này cũng là một đóng góp thiết thực vào chương trình xây dựng Tủ sách Thăng Long nghìn năm văn hiến và việc kỷ niệm nghìn năm Thăng Long vào năm 2010. - Công trình sẽ đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng, nhân cách và bản lĩnh cho các thế hệ con người Thủ đô và con người Việt Nam nói chung thời kỳ hiện đại.Nhằm tới những mục tiêu trên, công trình có ý nghĩa về nhiều phương diện và sẽ là một cuốn sách có vị trí không thể thiếu trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến đang được xây dựng. - Các cá nhân đứng tên và phụ trách bài viết là những cán bộ khoa học lâu năm và có uy tín. Quá trình nghiên cứu chuyên sâu của họ về văn học trung đại nói chung và chuyên sâu về các tác giả là một đảm bảo đáng tin cậy cho chất lượng công trình. II. Những ưu điểm và đóng góp của công trình 1. Đây là một công trình khoa học được chuẩn bị công phu, lâu dài. Công trình này đã có một “tiền thân”, có ý nghĩa như một điểm tựa khoa học và tư liệu để có thể tiếp tục nâng cao - đó là cuốn Gương mặt văn học Thăng Long cũng do GS Nguyễn Huệ Chi chủ biên, được xuất bản năm 1994 giới thiệu hơn 30 chân dung văn học Thăng Long và đã có tiếng vang trong dư luận. Qua những góp ý của Hội đồng nghiệm thu đề cương chi tiết, công trình đã được biên soạn với sự bổ sung sửa chữa công phu, kỹ lưỡng. Tầm vóc cuốn sách cũng được nâng cao, mở rộng so với Đề cương công trình. 2. Cách biên soạn của công trình là phù hợp với yêu cầu đặt ra, thể hiện ở các khâu: - Khai thác kỹ lưỡng tư liệu đã có và có những phát hiện tìm tòi mới về tư liệu; khảo sát tư liệu văn bản; chọn lựa những tác phẩm tiêu biểu nhất. Những tư liệu được dẫn, được khảo đính ở phần chú thích trong các bài viết cũng như phần Tài liệu tham khảo cuối sách chứng tỏ cách làm việc khoa học và đáng tin cậy về tư liệu. - Có sự chọn lọc kỹ lưỡng tác gia tiêu biểu; ở mỗi tác gia, tìm ra những điểm nổi bật, “điểm sáng” trong hành trạng và văn chương của họ để phân tích, giới thiệu. Nhìn chung, các bài viết trong sách đều có độ sâu, có văn phong khoa học chắc chắn và thể hiện được cảm thụ của người viết. Tính khoa học của công trình cũng thể hiện ở việc trao đổi, phản bác một số nhận định đã có hoặc đã trở nên quen thuộc (các bài về Phạm Thái, Cao Bá Nhạ, Cao Bá Quát...). 3. Về cấu trúc và nội dung cuốn sách. - Cách tổ chức 3 chương của cuốn sách là khoa học và hợp lý với các nội dung: Những gương mặt tiêu biểu qua các thời kỳ dựng nước đuổi giặc; Tài hoa, cốt cách Thăng Long; Cảnh và người Thăng Long trong con mắt xưa. Với 3 chương này, cuốn sách đã bao quát được những nội dung và vấn đề cơ bản nhất, vừa chú ý được tính lịch sử và tiến trình, vừa có được những điểm nhấn có tính đặc thù của văn học Thăng Long thông qua các gương mặt văn chương và những tác phẩm tiêu biểu. - Các bài viết trong các chương được sắp xếp hệ thống, làm nổi bật chủ đề chung. Sự lựa chọn tác gia, tác phẩm, vấn đề tỏ ra khoa học và tinh tế: mỗi tác giả và tác phẩm thường được gắn liền với một sự kiện, một giá trị tiêu biểu mang tính lịch sử và văn chương. - Bài Dẫn luận 30 trang khái quát toàn bộ tiến trình văn học Thăng Long, nêu những đặc trưng nội dung và hình thức của mảng văn học này là một bài viết có giá trị khoa học. Bài viết đã chú ý đến khái niệm “văn học Thăng Long" như một giới thuyết khoa học cần thiết. Nhấn mạnh sự thăng hoa về lượng và chất của văn học Thăng Long, bài viết cũng đã làm nổi bật những đặc trưng của "khu vực" văn chương này: sự bồi đắp yếu tố cổ truyền bằng yếu tố hiện đại, khả năng thu hút và kết tinh, tính chính thống - quan phương đi kèm với việc dung nạp những yếu tố trái ngược và đa chiều, tính trí tuệ và tính trữ tình đằm thắm... Bài cuối sách cũng là một cách tổng kết các vấn đề và nội dung cơ bản của cuốn sách, giúp người đọc nắm được những vấn đề cơ bản của công trình. III. Góp ý thêm - Bài về Trương Hán Siêu và trận thủy chiến Bạch Đằng xếp đầu tiên vào phần Cảnh và người Thăng Long có vẻ không thích hợp. - Việc trình bày lịch sử, một số vấn đề khác chung quanh tác giả và tác phẩm là cần thiết, nhưng có chỗ hơi dài, có thể làm loãng trọng tâm của bài viết. - Cân nhắc thêm một số nhận định, từ ngữ ở bài Dẫn luận (phần Văn học hiện đại), chẳng hạn như về Nguyễn Đình Thi. - Một số bài không ghi tên tác giả (bài Trần Thái Tông, Nguyễn Thượng Hiền...). - Lỗi chính tả, morat ở các trang 208, 213, 233, 239, 240, 436, 496, 499, 570, 723, 728, 737, 664... IV. Kết luận Đây là một công trình tốt, có giá trị cao về nhiều mặt: chất lượng khoa học, ý nghĩa của công trình trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
GS. Lương Duy Thứ (23/08/2011)
1. Dùng tiêu đề Gương mặt văn học Thăng Long là thích hợp, không nên dùng Văn học Thăng Long vì không có ranh giới giữa văn học Thăng Long và văn học Việt Nam. Cũng không nên dùng dòng văn học Thăng Long vì nó nằm gọn trong dòng chảy văn học dân tộc, không phát triển ra ngoài, cũng không riêng rẽ, cô lập. 2. Công trình biên khảo Gương mặt văn học Thăng Long bao gồm một Dẫn luận và 3 chương chính: - Những gương mặt tiêu biểu; - Tài hoa cốt cách Thăng Long; - Hình tượng Thăng Long trong con mắt văn nhân Kết cấu công trình nhìn chung là ổn định nhưng phải chăng chương 3 nên gộp thêm phần sự tỏa sáng của Thăng Long trong văn học thời hiện đại (từ 1945 – 2010) lấy một tên chung là Âm vang Thăng Long. 3. Cầm trong tay một tập sách đồ sộ hơn 800 trang với 42 gương mặt nổi tiếng của văn học 1000 năm Thăng Long cũng là các tác giả xuất sắc của văn học dân tộc, được dậy hương trong dịp 1000 năm Thủ đô reo vui. Mặc dù là một công trình “hoán thai cốt đột” (GS. Vũ Tuấn Anh) nhưng tôi nghĩ đây là một sáng kiến, một hành động văn hóa kịp thời và đáng khen ngợi. Tất nhiên cần lưu ý ý kiến của GS. Phong Lê, phải chỉ rõ những phần bổ sung, những phần gạt bớt và đổi mới. Bài tổng quan của GS. Huệ Chi thể hiện tư thế của một nhạc trưởng có tâm và có tầm (tôi có làm việc với anh Huệ Chi một vài công trình như: Từ điển Văn học, Nhật ký trong tù…). Có thể có người có ý kiến chỗ này chỗ khác nhưng tôi nghĩ Hà Nội ta nên khai thác những kho kiến thức Hán Nôm, Pháp ngữ còn có để khôi phục cho nhanh diện mạo văn hóa dân tộc trong thời buổi thời cơ đến, thách thức cũng đến, để sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ dạy. E rằng: Không lâu nữa chỉ có người giỏi tiếng Anh. (Nhân đây tôi cũng xin mở vòng đề đạt một ý kiến: Ông nội tôi, cha tôi: Lương Duy Tân - Thầy dạy Hán Nôm ở Hà Nội (1966-1980) đều dạy chữ Nho, tôi lại được lưu học rồi sau đó nghiên cứu ở Trung Quốc khá lâu, tôi biết Việt Nam nhất là thời Hán - Tống có khá nhiều tài liệu, hiện vật bị trưng thu cướp về và tồn kho ở thư viện đá dưới thập tam lăng. Nay Trung Quốc tuyên bố phương châm 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, đoàn kết lâu dài, hướng tới tương lai…” lại bổ sung thêm: “Bạn bè tốt, đối tác tốt, đồng chí tốt”, nghĩa là coi Việt Nam là bạn bè, là đồng chí. Vậy giới văn hóa, nhất là văn hóa Nho học Việt Nam nên đồng thanh đề nghị Trung Quốc giao lại cho Việt Nam các tư liệu quý viết bằng chữ Hán của Việt Nam để nghiên cứu củng cố thêm tình bằng hữu “tuyệt hảo” đó). Về nghiên cứu khoa học tôi được điều vào Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và cử làm Trưởng khoa Trung Quốc (tên cụ thể là Khoa Ngữ văn Trung Quốc nằm trong Đại học KHXH&NV, một trong tám đại học của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh). Tôi phụ trách giảng dạy: “Khái luận văn học Trung Quốc và giao lưu văn hóa Việt Trung, nhưng có một số vấn đề không giải quyết được. Có phải Triết học âm dương Trung Quốc là ải biên từ thuyết Đặc rỗng của Giao Chỉ (một linh mục ở Sài Gòn có đề cập và GS.TS. Trần Ngọc Thêm có in lại trong sách Tìm về bản sắn văn hóa Việt Nam). 4. Trở lại với bộ biên khảo: Dựng dậy được một bộ Gương mặt văn học Thăng Long đồ sộ, có bản sắc riêng là một cống hiến. Thủ đô nước Việt Nam bao phen chống giặc phải “vườn không, nhà trống”, phải “Lấy đức hy sinh để tự bảo tồn” và âm vang của quyết sách, mai phục chờ thời cơ còn in đậm trong câu nói ân cần của Bác Hồ - Nhà văn vĩ đại của Thăng Long đầu thế kỷ XX: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bộ sách là tấm bia kỷ niệm Thăng Long có nền khắc chìm là tháp rùa và màu hoa sữa là màu nổi. 5. Tôi rất trân trọng các nhà lý luận phê bình có đầu óc thẩm văn và có năng khiếu sáng tác để thể hiện những xúc cảm khoa học. Theo tôi tác giả Huệ Chi có năng lực ấy nhưng có lẽ văn phong cũng cần kìm nén bớt để thích hợp với bộ chuyên khảo. 6. Tôi đồng ý với các ý kiến thẩm định khác: Làm sao cân đối các phần về khối lượng và cả chất lượng, làm sao văn phong toàn tập sách toát lên cái sang trọng, tao nhã, lịch lãm của tâm hồn Tràng An. Hoan nghênh tập biên khảo: Gương mặt văn học Thăng Long, đề nghị Nhà xuất bản tìm cách quảng bá rộng rãi cho bà con cả nước vốn: Nghìn năm yêu quý đất Thăng Long được thưởng thức.
PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp (23/08/2011)
Đây là công trình khoa học công phu trên cơ sở làm mới, bổ sung, nâng cao công trình Gương mặt Thăng Long do GS. Nguyễn Huệ Chi là chủ biên cách đây hơn mười năm về trước. Vì thế, đối tượng nghiên cứu khá quen thuộc. Điều đáng quý là ở chỗ, đội ngũ biên soạn đã cập nhật kịp thời những tri thức mới, tiếp cận và xử lý vấn đề trên tinh thần đổi mới, mang tính khoa học cao. Tôi đánh giá cao nỗ lực của các soạn giả khi thực hiện đề tài này. Sau đây là nhận xét của tôi với tư cách là ủy viên hội đồng: 1. Về bài Tổng quan: Bài tổng quan do chủ biên trực tiếp viết. Bài viết công phu, nêu được đặc trưng cơ bản của văn học Thăng Long - Hà Nội và diễn trình của nó qua 7 lát cắt (tương ứng với 7 thời kỳ phát triển của văn học Thăng Long - Hà Nội). Các đánh giá, nhận định sắc sảo, hợp lý. Người viết đã phân tích kỹ lưỡng tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, nhìn thấy sự tương tác giữa các hệ giá trị như là một ưu điểm quan trọng tạo nên màu sắc riêng của văn hóa, văn học Thăng Long trong chiều dài nghìn năm lịch sử. Tôi xin có vài lưu ý nhỏ: Trong bài có sử dụng khái niệm “cổ đại”. Liệu vào thời đó văn học Thăng Long đã đủ dày dặn để trở thành đơn vị khảo sát thuyết phục? Ở trang 30: tu trí lực đánh vi tính thành tru trí lực. Trong phần điểm tên tuổi các nhà văn tiêu biểu, chú ý: Đỗ Hoàng Diệu sinh năm 1976, vì thế nhà văn này xuất hiện trên văn đàn đầu thế kỷ XXI chứ không phải cuối thế kỷ XX. 2. Về nội dung: - Chương I: Những gương mặt tiêu biểu thời kỳ dựng nước đuổi giặc: - Chương II: Tài hoa cốt cách Thăng Long - Chương III: Cảnh và người trong con mắt xưa Ưu điểm: - Kết cấu hợp lý, phong cách viết vừa đảm bảo tính nghiêm túc hàn lâm, vừa mềm mại. Phần lớn các bài viết đều nêu lên được những đóng góp to lớn và chất Thăng Long trong sáng tạo văn học, văn hóa của các tác giả tiêu biểu được chọn lựa. - Phần kết luận do chủ biên viết hấp dẫn, làm nổi bật được tinh thần chung của công trình. - Tài liệu tham khảo phong phú, chứng tỏ sự làm việc nghiêm túc, công phu, cẩn trọng cùa đội ngũ biên soạn. Vài điểm cần trao đổi thêm: - Hai bài về Trần Thái Tông, Nguyễn Thượng Hìên chưa thấy ghi tên soạn giả. - Bài viết về Trần Quang Khải trang 136 dòng 1 nên thay đơn giản bằng giản dị. - Vẫn còn khá nhiều lỗi vi tính. Cần soát lại kỹ hơn. Đánh giá tổng quát: Đây là công trình đạt chất lượng khoa học cao, thể hiện sự tâm huyết và say mê cảu tập thể tác giả với văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Đề nghị Hội đồng thông qua bản thảo và sớm cho xuất bản.
GS. Phong Lê (19/08/2011)
1. Đây là công trình tiếp tục công trình có cùng tên chung là Gương mặt văn học Thăng Long (Tập 1) do Nguyễn Huệ Chi chủ biên, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội ấn hành năm 1994; với cấu trúc 3 chương cũng có cùng tên chung, gồm 33 bài, 620 trang. Lần nay công trình do Nhà xuất bản Hà Nội chủ trì, thuộc chương trình Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến nhằm hưởng ứng sự kiện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long của nhà nước và Thủ đô, vào năm 2010. Xét tên chung của sách và tên 3 chương thì đây là sự tiếp tục công trình cũ - cách đây 13 năm. Để cho công trình thực sự có một chất lượng mới, thậm chí là “hoán cột đột thai”, để không còn là sự tái bản - bổ sung như thường lệ - chắc chắn tập thể tác giả và người chủ biên phải đầu tư vào đây một công sức lớn trên tất cả các phương diện của nội dung, cấu trúc và hình thức trình bày. Nếu chỉ nhìn qua Đề cương thì cũng đã thấy có sự thay đổi: - từ 33 bài (mục) lên 40 bài - từ 620 trang sách lên 848 trang vi tính… và hẳn chắc: dẫu có giữ nguyên tên chương và tên bài thì mỗi tác giả vẫn cần phải bổ sung và nâng cao chất lượng các bản thảo, sau độ lùi 13 năm, trong bối cảnh mới của thời cuộc 2. Tôi tán thành toàn bộ cách đặt vấn đề về nội dung và yêu cầu đặt ra cho bộ sách như chủ biên và trình bày trong phần Thông tin chung về đề tài (từ trang 2 đến trang 5), và thấy là hợp lý cấu trúc 3 chương cùng trật tự thực lục, với 40 mục được nghiên cứu; nếu việc chọn lựa tác giả là dựa vào 3 tiêu chí - như được ghi ở trang 5. Nếu có một yêu cầu cần bổ sung thì đó là Mục 9 - ở trang 2: Cần nói rõ thêm cái thật sự mới, cái cần bổ sung và mở rộng để làm nên quy mô và chất lượng cho công trình này, so với công trình cũ cùng tên, năm 1994. Cần giải trình thêm để thấy công trình này không phải là sự tái bản - bổ sung cho một cuốn sách đã in. 3. Công trình mang tên Gương mặt văn học Thăng Long nói đúng và đủ đó là Gương mặt văn học Thăng Long (thời) trung đại. Vậy là còn một khu vực cần tiếp tục khảo sát - đó là Gương mặt văn học Thăng Long hiện đại, tức văn học Quốc ngữ - Thế kỷ XX. Đây cũng là một khu vực văn học lớn mà sự phong phú và hấp dẫn của nó cũng không kém gì thời trung đại. Phải chăng đó cũng từng là ý đồ nhe nhắm của nhóm công trình năm 1994, khi đặt tên cho công trình là Gương mặt văn học Thăng Long (tập 1). Là một công dân, một độc giả của Hà Nội, tôi thấy sự cần thiết có một công trình như thế, trong tính hoàn chỉnh của nó, gồm cả hai khu vực: trung đại và hiện đại. Nếu dịp này chưa thực hiện được thì nên có sự giải thích trong Lời nói đầu của công trình. Kết luận. Với đội ngũ gồm 14 chuyên gia như được trình bày trong Đề cương; với vai trò chủ biên là GS. Nguyễn Huệ Chi; lại được thừa hưởng một kết quả nghiên cứu nghiêm túc cách đây 13 năm, tôi tin ở thành công của cuốn sách.
PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp (19/08/2011)
Tính khoa học và tính khả thi của công trình 1. Đây là đề tài có ý nghĩa thiết thực nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trên cơ sở giới thiệu, phân tích đánh giá những gương mặt văn học tiêu biểu, công trình sẽ giúp người đọc hiểu sâu hơn tinh hoa của văn học quá khứ, giúp ích cho công cuộc xây dựng Thủ đô trên con đường hội nhập với nhân loại cũng như phát huy truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc. Đề tài có tính khả thi bởi đây là công trình kế tiếp và mở rộng, nâng cao hơn hướng nghiên cứu mà nhóm tác giả đã từng triển khai trước đây (Năm 1994 chuyên luận Gương mặt văn học Thăng Long do GS. Nguyễn Huệ Chi đã xuất bản, giới thiệu khoảng 30 tác giả). 2. Cấu trúc công trình nhìn chung hợp lý. Việc lựa chọn 42 tác giả là hoàn toàn chấp nhận được vì đây là những tác giả gắn bó sâu sắc với Thăng Long và có những đóng góp thực sự cho văn hóa Thăng Long phát triển rực rỡ trong suốt chiều dài lịch sử. Ba chương của công trình đã bao quát được các phương diện khác nhau về lịch sử văn hóa cũng như cốt cách, tâm hồn người Hà Nội. 3. Việc đưa vào công trình một số trang, ảnh, bản đồ... sẽ làm cho công trình sinh động và hấp dẫn hơn. Một số trao đổi thêm: - Tên sách là Gương mặt văn học Thăng Long nhưng những gương mặt văn học hiện đại không xuất hiện trong quyển sách này. Nếu không tìm hiểu các nhà văn hiện đại, có lẽ nên có giới thuyết cụ thể hơn về phạm vi nghiên cứu để người đọc dễ nhận thấy khu vực khảo sát, nghiên cứu của công trình chủ yếu thuộc văn học trung đại. - Định hướng nghiên cứu cho từng tác giả như đã nêu trong bản thuyết minh đề tài là hợp lý. Tuy nhiên, trong quá trình viết, cần chú ý thích đáng đến vẻ đẹp tài hoa, cốt cách Thăng Long thể hiện trong văn thơ của họ để vừa bảo đảm tính đa dạng nhưng đồng thời vẫn giữ được tính nhất quán như định hướng nghiên cứu mà công trình đã đặt ra. - Có cố gắng chọn những ảnh vừa giầu tính nghệ thuật vừa có ý nghĩa lịch sử để nâng cao giá trị công trình. Kết luận. Đây là công trình thể hiện tâm huyết của nhóm nghiên cứu, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, giúp cho người đọc hiểu hơn chiều sâu văn hóa Thăng Long và tâm hồn người Thăng Long qua những gương mặt văn học Thăng Long tiêu biểu nhất.
GS. Đặng Đức Siêu (19/08/2011)
1. Cách đây hơn 10 năm, sách Gương mặt văn học Thăng Long do Nguyễn Huệ Chi chủ biên đã được bạn đọc hồ hởi đón nhận nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội, vì vậy, tôi tin rằng việc lựa chọn Gương mặt văn học Thăng Long (có hiệu chỉnh bổ sung cũng do GS. Nguyễn Huệ Chi chủ biên với sự cộng tác của nhiều nhà nghiên cứu khác) để đưa vào Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến là một sự lựa chọn đúng hướng sẽ góp phần làm tăng thêm ý nghĩa văn hóa - học thuật cho đợt kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sắp tới. 2. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ bản đề cương và đối chiếu với Gương mặt văn học Thăng Long đã xuất bản (1994), tôi muốn đề xuất với các soạn giả một vài ý kiến như sau: a - Trang 4 của bản đề cương đã nhấn mạnh vào phương pháp lịch sử, và thực tế cũng cho thấy nội dung sách này muốn giới thiệu “một chặng đường dài của lịch sử văn học trung đại Việt Nam” qua các tác giả tiêu biểu, vì vậy có nên chia chương với các tiêu đề như đã ghi trong đề cương hay không? b - Chia chương với các tiêu đề như trên, theo tôi sẽ gặp lúng túng trong việc xếp đặt các tác gia vào cái khuôn (Chương và tiêu đề) có phần cứng nhắc, vì các tác gia tiêu biểu vốn “đa tài, đa sắc” và cũng “đa đoan” “đa cảnh ngộ” nữa. c - 42 tác giả được lựa chọn nhìn chung là khá tiêu biểu, nhưng tôi cũng tán thành như đề cương đã ghi là “có thể thêm bớt”, và nhân đây tôi cũng hơi ngạc nhiên vì sao một trong “An Nam ngũ tuyệt” - Nguyễn Hành một nho sỹ, nhà thơ rất Hà Nội (vốn là dân cư ngụ khá lâu tại phường Đồng Xuân và ít nhất là có vài chục bài thơ nói về cảnh, tình và người đất Thăng Long - Hà Nội) lại không được giới thiệu.
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)