Tóm tắt nội dung:
- Thành tựu
nghiên cứu về hệ thống thành luỹ Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử, phản ánh vị
thế, tầm quan trọng cũng như tương xứng với bề dày của mảnh đất “ngàn năm văn
vật”. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào tập hợp những kết
quả nghiên cứu về lịch sử hệ thống thành luỹ Thăng Long - Hà Nội. Kết quả
nghiên cứu tuy nhiều, song chúng lại được trình bày rải rác ở nhiều nơi: trong
sách hoặc kỷ yếu khoa học, trên các tạp chí chuyên ngành, xuất bản ở trong và
ngoài nước… khiến việc tìm hiểu, nghiên cứu gặp không ít khó khăn. Đề tài
“Thành Thăng Long - Hà Nội” mong muốn tổng hợp kết quả nghiên cứu, khái quát
lịch sử hệ thống thành luỹ Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử.
-
Nội dung sách tập trung vào
đối tượng chủ yếu là thành Thăng Long và thành Hà Nội. Với các mục đích và yêu
cầu cụ thể:
1.1.
Sơ lược những thành lũy trên đất Thăng Long - Hà Nội: thành Vạn Xuân, thành cửa
sông Tô lịch thời Lý Nam Đế, trị sở Tống Bình thời Tùy, phủ thành Giao Châu/An
Nam, thành Đại La thời Đường...
1.2.
Quá trình xây dựng, mở mang, những đổi thay của thành Thăng Long từ khi vua Lý
Công Uẩn định đô tại Thăng Long năm 1010 qua các thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc,
Lê Trung hưng cho đến cuối thế kỷ XVIII. Kinh thành Thăng Long của nước Đại
Việt.
1.3.
Những đặc trưng nổi bật của thành Thăng Long: Cấu trúc tòa thành kết hợp với
điều kiện tự nhiên, cảnh quan, môi trường sinh thái. Chức năng của ba vòng
thành cùng một số kiến trúc quan trọng của Cấm thành, Hoàng thành, La thành qua
tư liệu thư tịch, bản đồ cổ và di tích còn lại trên mặt đất và trong lòng đất
đã được phát hiện.
1.4.
Thành Thăng Long/Hà Nội thời nhà Nguyễn thế kỷ XIX: Qui mô, cấu trúc và những
di tích quan trọng.
1.5.
Qua thành Thăng Long - Hà Nội cùng qui mô, cấu trúc, phương thức và kỹ thuật
xây thành, kiến trúc cung đình và văn hóa, mối quan hệ với địa hình, cảnh quan,
điều kiện giao thông, giao lưu văn hóa với bên ngoài... phân tích các đặc điểm,
giá trị lịch sử văn hóa của một di sản quý giá của Thủ đô và dân tộc.