Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954-2014)

Cuốn sách “60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954 – 2014)” là một ấn phẩm ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Ban Tuyên giáo Thành uỷ thực hiện. Với nội dung khá đầy đặn về toàn cảnh báo chí Hà Nội trong 60 năm qua, khi đọc cuốn sách, người đọc không chỉ nhận thấy sự lớn mạnh của hệ thống báo chí Thủ đô với số lượng các cơ quan báo chí ngày càng tăng, chất lượng ngày càng được nâng cao, đội ngũ người làm báo ngày càng lớn mạnh, xuất hiện ngày càng nhiều cây bút tài năng, tâm huyết với nghề; mà qua đó còn thấy rõ sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.

Tác giả: Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2014
Tổng số trang: 532 trang
Kích thước: 16 x 24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 4 - Trung bình: 1.38)
Giới thiệu về sách:

 

60 năm với bao biến thiên của lịch sử, Thủ đô Hà Nội đã phát triển và có những thành tựu đáng ghi nhận về tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội. Đạt được những thành tựu ấy, luôn có sự đóng góp xứng đáng của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, báo chí Hà Nội nói riêng. Cùng báo chí cả nước, báo chí Hà Nội luôn đồng hành cùng với những bước chuyển mình của Thủ đô, cổ vũ, động viên nhân dân Thủ đô nắm lấy cơ hội, vượt mọi khó khăn, thử thách, kiên định và sắc sảo trong cuộc đấu tranh với những quan điểm sai trái, các âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng làm nên những chiến công và thành quả to lớn của Thủ đô 60 năm qua. Báo chí Hà Nội trở thành một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời trong sự nghiệp phát triển kinh tế - chính trị - văn hoá – xã hội của Thủ đô.
 
Từ những năm đầu giải phóng, Thủ đô Hà Nội đã có đài Phát thanh - Truyền hình và tờ báo Hànộimới. 60 năm đã đi qua ghi nhận những đóng góp bền bỉ và hiệu quả của hai cơ quan báo chí này đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển của Thủ đô. 60 năm trước, khi đoàn quân giải phóng rầm rập tiến về, người Hà Nội thấy những chiếc xe ô tô gắn loa phóng thanh chạy khắp phố phường thông báo 8 điều của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đối với vùng mới giải phóng và 10 điều kỷ luật đối với cán bộ nhân viên chính phủ vào tiếp quản Thủ đô. Đó là những hoạt động phát thanh đầu tiên của Thành phố. Làng báo Thủ đô cũng khó có thể quên hình ảnh “một sáng thu nắng óng vàng, ở quanh Hồ Gươm, trên các ngả đường lớn và khắp các cửa ô xuất hiện những tấm áp phích khổ lớn vẽ một chú bé vừa chạy vừa rao báo”, đó là áp phích quảng cáo báo Thủ đô sẽ ra số 1 vào ngày 24/10/1957. Và rồi dần dần, trước sự lớn mạnh không ngừng của Thủ đô, trước nhu cầu thông tin ngày càng phong phú, đa dạng, các cơ quan báo chí khác của Hà Nội lần lượt ra đời. Đến nay, hệ thống báo chí Thủ đô đã có 1 đài phát thanh - truyền hình, 13 tờ báo và 10 tạp chí với gần 800 nhà báo. Báo chí Hà Nội ngày càng tạo lập được chỗ đứng vững chắc trong nền báo chí cách mạng Việt Nam.
 
60 năm đã trôi qua, Hà Nội đang chuyển mình từng ngày… Và đội ngũ báo chí Thủ đô vẫn bám sát mọi hoạt động của Thành phố, góp sức xây dựng Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, trật tự. Tự hào về chặng đường 60 năm qua, những người làm báo Thủ đô càng nhận thấy trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô cũng như cả nước trong tình hình mới. Mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo vẫn không ngừng rèn luyện bản lĩnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần phục vụ đất nước và nhân dân, xứng đáng là những chiến sỹ cầm bút trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
 
Với ý nghĩa đó, Ban Tuyên giáo Thành uỷ tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách “60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954 – 2014)”. Cuốn sách gồm 3 phần với những tác phẩm báo chí ấn tượng và hình ảnh sinh động về Thủ đô với những mốc son lịch sử trong suốt chặng đường 60 năm phát triển. Cùng với đó là những gương mặt nhà báo tâm huyết với nghề, có nhiều đóng góp đáng trân trọng đối với sự nghiệp báo chí Thủ đô. Cuốn sách đã phần nào phản ánh được quá trình hình thành, phát triển đầy sức sống của báo chí Hà Nội trong 60 năm lịch sử oanh liệt, tự hào. Qua đó, người đọc thấy được sự cống hiến tận tâm, tận lực cùng tình yêu thiết tha với Thủ đô của giới báo chí Hà Nội.
 
Chặng đường 60 năm không phải là dài so với bề dày lịch sử phát triển của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Nhưng 60 năm qua đã ghi dấu những đổi thay to lớn, sâu sắc của Hà Nội trong tiến trình dựng xây, phát triển và hội nhập mà cơ hội và thách thức luôn đan xen nhau. Hòa bình, chiến tranh, khắc phục nghèo nàn lạc hậu, đổi mới để vươn lên phát triển…Tất cả đều hiện diện, đều rõ nét, có những thành công và cả những điều trăn trở. Nhưng hơn hết là niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết, về ý chí và bản lĩnh của người Hà Nội trước mọi gian nan, thử thách; về sự lãnh đạo của Đảng, vai trò điều hành của Chính quyền cùng sự chung sức đồng lòng của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể trong Thành phố, cùng góp phần làm nên biết bao thành tựu đáng tự hào trong 60 năm qua.
 
Hòa vào dòng chảy sôi động ấy của Thủ đô, với vai trò nòng cốt trong công tác thông tin, tuyên truyền, báo chí Hà Nội trong suốt 6 thập kỷ qua đã luôn đồng hành, luôn bám sát và gắn bó với tiến trình đấu tranh, xây dựng và phát triển của Thành phố; cổ vũ, động viên cán bộ và nhân dân vượt qua mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ và nghĩa vụ của mình; đồng thời là một mũi nhọn trong cuộc đấu tranh với những tư tưởng và việc làm sai trái, lạc hậu…, góp phần tích cực làm nên những chiến công và thành quả to lớn của Thủ đô 60 năm qua.
 
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách “60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954 – 2014)”. Cuốn sách được ấn hành đúng dịp Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014) là một món quà ý nghĩa đối với những người làm báo Thủ đô, nhìn lại 60 năm một chặng đường phát triển của báo chí Hà Nội từ sau ngày giải phóng Thủ đô đến nay.

 

Sách cùng chuyên mục

Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Nộn (1930 - 2017)

 

Xã Xuân Nộn nằm ở vị trí phía bắc của huyện Đông Anh, là vùng đất ven sông Cà Lồ - phân lưu của sông Hồng, do vậy vùng đất này đã được chọn là địa bàn quần cư, sinh sống của cư dân Việt cổ từ rất sớm.

Xuân Nộn gồm có 5 làng cổ: Lương Quy (Kim Lớn), Đường Yên (Kim Con), Xuân Nộn (Bẽ), Đình Trung (Nhạn Đình), Đường Nhạn (Nhạn Đường), Kim Tiên (Tươn) và khu dân cư mới chợ Kim.

Huyện Đông Anh thành phố Hà Nội - Đảng ủy - HĐND - UBND xã Xuân Nộn
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
412 trang
14,5 x 20,5 cm

Suy ngẫm đầu tuần

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc của dân tộc . Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, nền văn hóa Việt Nam không ngừng được bồi đắp và kết tinh, tạo nên sức sống mãnh liệt , giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió, phát triển và lớn mạnh.

Báo Hà Nội Mới
Nhà xuất bản Hà Nội
2012
218 trang
15 x 22 cm

Gia phả dòng tộc

 Cội rễ, gốc gác với nhiều người Việt Nam thật đơn giản mà ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với gốc đa, giếng nước, sân đình, những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam, cội rễ với đa phần người Việt còn là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ qua những bộ gia phả. 

Mai Hoa (sưu tầm, biên soạn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
216 trang
20,5 x 29,5 cm

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm

Kể chuyện Ba sẵn sàng

 “Kể chuyện Ba sẵn sàng” tái hiện bức tranh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ những ngày tháng gian khổ, ác liệt nhất. Nghe theo tiếng gọi của phong trào “Ba sẵn sàng” khởi xướng từ Đoàn Thanh niên Thành phố Hà Nội ngày 09/8/1964, hàng triệu thanh niên đã hăng hái tham gia quân đội và lực lượng thanh niên xung phong lên đường bảo vệ Tổ quốc, với tinh thần «quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. 

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Thành phố Hà Nội và đồng chí Vũ Hữu Loan
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
172 trang
15x22cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)