Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
“Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản văn hoá thế giới”

Cuốn sách “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản văn hoá thế giới” là cuốn sách ảnh song ngữ Việt Anh do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội biên soạn được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2014. Cuốn sách sẽ giới thiệu và cung cấp đến bạn đọc một tư liệu có hệ thống mang tính phổ cập cho khách tham quan và những ai muốn hiểu về di sản quý giá của Hà Nội, của đất nước và của nhân loại: khu di tích khảo cổ học và trục trung tâm thành cổ Hà Nội tạo thành Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội mang tính đại diện và tiêu biểu rất đặc trưng của lịch sử và văn hoá Thăng Long – Hà Nội trong 13 thế kỷ liên tục từ thời Đại La qua thời Thăng Long đến thời Hà Nội hiện nay.

Tác giả: Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2014
Tổng số trang: 148 trang
Kích thước: 20 x25 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 4 - Trung bình: 2.13)
Giới thiệu về sách:
 
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu bởi nơi đây, liên tục trong hơn một thiên niên kỷ là nơi giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan hết sức độc đáo. Đây là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một ngàn năm lịch sử và là minh chứng có một không hai về sự tiến hoá của nền văn minh dân tộc Việt Nam trong lịch sử phát triển của nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là nơi ghi đậm dấu ấn những giá trị biểu đạt văn hoá và những sự kiện mang tầm vóc ý nghĩa toàn cầu. Những giá trị nổi bật toàn cầu đó không chỉ thể hiện ở các di tích di vật hiện hữu được phát lộ mà còn lắng đọng ở chiều sâu văn hoá phi vật thể và những giá trị tinh thần vô giá, được bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử.
 
Trên hành trình khám phá và nhận thức, mở rộng các nguồn sử liệu là yêu cầu có tính cơ sở và càng ngày càng đạt nhiều thành tựu đáng mừng. Trong các nguồn sử liệu chữ viết, từ các bộ sử, địa chí cổ đã được mở rộng phạm vi khai thác sang các nguồn lưu trữ, các văn bia, địa bạ, gia phả, các tư liệu người nước ngoài viết về Hà Nội. Các di tích trên mặt đất cũng được điều tra khảo sát, những nhát cuốc của các nhà khảo cổ học đã làm phát lộ một quần thể di tích vô cùng phong phú và đa dạng từ thời Tiền Thăng Long với di tích thành Đại La thế kỷ VII-IX, di tích thời Đinh - Tiền Lê thế kỷ X cho đến toàn bộ thời Thăng Long thế kỷ XI đến cuối XVIII và cả thời Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Các tầng văn hoá chồng xếp, đan xen nhau với các di tích kiến trúc, các giếng nước, cống thoát nước, tường bao các cung điện và một khối lượng di vật khổng lồ gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm sứ, vật dụng cung đình, vũ khí, tiền đồng và cả dấu tích cảnh quan như “ngự hà”, hồ nước qua các thời kỳ lịch sử. Khu di tích và các tầng văn hoá mở ra trước mặt mọi người như một bộ sử bằng di tích, di vật rất cụ thể, đa dạng, giàu tính biểu đạt của một vùng trung tâm của Cấm thành Thăng Long trong suốt quá trình lịch sử tồn tại.
 
Khu di tích có một diện tích rất khiêm nhường chỉ có 18,395 ha nhưng lại chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hoá rất lớn lao. Về mặt nghiên cứu, khu di tích là một không gian hội tụ đầy đủ nhất ba cơ sở sử liệu về nhận thức Thăng Long – Hà Nội: tư liệu thư tịch, di tích trên mặt đất và di tích khảo cổ học trong lòng đất. Từ những giá trị trên, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đã được xếp hạng Di tích quốc gia năm 2007, Di tích quốc gia đặc biệt năm 2009 và năm 2010 đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
 
Trở thành di sản văn hoá thế giới, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là niềm tự hào của nhân dân thủ đô Hà Nội và cả nước, là sự vinh danh những giá trị văn hoá, truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Hà Nội, đồng thời mở ra những cơ hội mới trong hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị cho di sản. Tài sản vô giá của cha ông để lại sẽ được bảo vệ, gìn giữ cho muôn đời con cháu mai sau.
 
Để tuyên truyền quảng bá giá trị khu di sản, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, xuất bản cuốn sách “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản văn hoá thế giới”. Cuốn sách được biên soạn trên Hồ sơ khoa học đề cử di sản văn hoá thế giới, đệ trình Uỷ ban di sản thế giới năm 2009 nhưng được viết gọn lược hơn và bổ sung thêm một số phát hiện gần đây. Cuốn sách thực sự là cuốn tư liệu hữu ích với những hình ảnh và di vật giá trị sẽ góp phần quảng bá giá trị khu di sản và đáp ứng yêu cầu tìm hiểu của khách du lịch, bạn đọc trong nước và quốc tế.
 
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách!

 

Sách cùng chuyên mục

Di tích Tây Hồ

 Cuốn Di tích Tây Hồ do UBND quận Tây Hồ phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, xuất bản năm 2016. Cuốn sách giới thiệu tất cả 66 di tích, trong đó 37 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố để người dân sinh sống xung quanh Hồ Tây cũng như đông đảo người dân Thủ đô và cả nước biết bên cạnh một thắng cảnh phong thuỷ hữu tình con người hiền hậu, xung quanh Hồ Tây còn là nơi hội tụ nhiều điểm di tích lịch sử - văn hoá và di tích cách mạng.

Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
384
14.5 x 20.5 cm

Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội

Cuốn sách “Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội” do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2016. Cuốn sách ra đời góp phần bảo tồn một dòng tranh quý, khẳng định giá trị và vị trí quan trọng của nó trong kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu về tranh Hàng Trống của đông đảo bạn đọc.

Phan Ngọc Khuê
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
572 trang
16 x 24 cm

Gia phả dòng tộc

 Cội rễ, gốc gác với nhiều người Việt Nam thật đơn giản mà ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với gốc đa, giếng nước, sân đình, những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam, cội rễ với đa phần người Việt còn là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ qua những bộ gia phả. 

Mai Hoa (sưu tầm, biên soạn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
216 trang
20,5 x 29,5 cm

Di tích Bắc Giang

 Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã khẳng định: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”. Trên tinh thần đó, Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang đã phố hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, xuất bản cuốn sách Di tích Bắc Giang, tập 3. Cuốn sách được ấn hành quý IV năm 2016.

 

Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
380
14,5x20,5cm

Tiến sĩ Phạm Quang Nghị và cuốn sách “Xin chữ”

 Nhà xuất bản Hà Nội vừa xuất bản cuốn sách “Xin chữ” - TS. Phạm Quang Nghị với 535 trang viết đầy tâm huyết của tác giả về những bài đã đăng, đã công bố cùng những bài TS. Phạm Quang Nghị vừa viết gần đây.

TS. Phạm Quang Nghị
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
535
16x24cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)