Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Kiến trúc Thăng Long – Hà Nội

Kể từ định đô, kiến trúc Thăng Long - Hà Nội đã biết bao đổi thay phát triển. Theo mỗi bước chuyển mình ấy là trí tuệ, mồ hôi và cả sức mạnh từ hào khí Thăng Long, trong vận mệnh của dân tộc và thời đại. Đến hôm nay sức sống ấy vẫn căng đầy và lan tỏa.“Kiến trúc Thăng Long – Hà Nội” là một đề tài thuộc mảng sách Văn học - nghệ thuật của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2019. Đây là cuốn sách chuyên khảo về kiến trúc Thăng Long - Hà Nội mang tính tổng hợp trong quá trình hình thành và phát triển của Hà Nội qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, trải qua các triều đại phong kiến, chế độ thực dân và giai đoạn phát triển độc lập.

Tác giả: Lê Văn Lân
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 484
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

          Tiếp cận cuốn sách bạn đọc có những hình dung về bức tranh kiến trúc Thăng Long - Hà Nội, hiểu được quá trình hình thành diện mạo kiến trúc Thăng Long từ những tụ cư bên sông Hồng tới Đại La, định đô Thăng Long và diện mạo ban đầu, Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ, Thăng Long thời Lê - Mạc - Tây Sơn, Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn; những xây dựng đầu tiên của Pháp ở Hà Nội, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, cấu trúc không gian đô thị thời Pháp thuộc. Bên cạnh đó là diện mạo kiến trúc Hà Nội từ hoà bình trở lại đến những năm đổi mới, những hình ảnh quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội năm 2011 và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Vùng Thủ đô; kiến trúc Hà Nội thời kỳ mới hội nhập, thời kỳ của kỹ thuật công nghệ mới và biến động của kinh tế - xã hội, kiến trúc Hà Nội nhìn về phía trước.

          Có kết cấu gồm 5 chương cuốn sách trình bày bố cục theo 3 phần nội dung:

          * Các giai đoạn phát triển kiến trúc của Thăng Long - Hà Nội

          ChươngI. Kiến trúc Thăng Long từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX;

          Chương II. Kiến trúc Hà Nội cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX;

          Chương III. Kiến trúc Hà Nội nửa sau thế kỷ XX;

          Chương IV. Kiến trúc Hà Nội bước vào thế kỷ XXI.

          * Những yếu tố chủ yếu tạo nên bản sắc kiến trúc Thăng Long - Hà Nội

          Chương V. Di sản và bản sắc kiến trúc Thăng Long – Hà Nội)

          * Kiến trúc Hà Nội nhìn về phía trước

          Chương VI. Kiến trúc Thăng Long – Hà Nội vận hội và xu thế.

          Cuốn sách thể hiện rõ 3 giá trị lớn: giá trị lịch sử, giá trị thông tin và giá trị học thuật, đồng thời có phân tích các giá trị nghệ thuật kiến trúc.

       Cuốn sách được Kiến trúc sư Lê Văn Lân, tác giả của nhiều công trình kiến trúc quen biết, cũng là nhà nghiên cứu tâm huyết với Hà Nội chủ biên, cùng với các đồng nghiệp: cố PGS.KTS. Trần Hùng, PGS.KTS. Nguyễn Quốc Thông, PGS.KTS. Đặng Thái Hoàng, ThS.KTS. Đỗ Viết Chiến, TS.KTS. Nguyễn Văn Hải, TS.KTS. Tô Thị Toàn chung sức hoàn thành, rất đáng trân trọng. Ở từng giai đoạn, các tác giả đã phân tích ngữ cảnh xã hội, những biến đổi về quy hoạch - kiến trúc, những công trình tiêu biểu cả về nhà ở, nhà công cộng, kiến trúc công nghiệp và nông thôn. Trong quá trình thực hiện đề tài, những người làm sách đã khắc phục những khó khăn trong biên soạn, tuyển chọn ảnh, dày công sưu tập, phân tích, đánh giá khách quan, khoa học khi sắp xếp, trình bày nội dung, hình ảnh một cách hệ thống, logic giúp người đọc dễ theo dõi và dễ hiểu trước khối lượng tư liệu ảnh lớn, thông tin kiến thức tổng hợp về quá trình phát triển kiến trúc Thăng Long - Hà Nội.

          Cuốn sách “Kiến trúc Thăng Long – Hà Nội” khái quát được những vấn đề cơ bản, tuy chưa thật đầy đủ nhưng các nội dung này có giá trị tốt phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và góp phần nâng cao nhận thức cho mọi người về kiến trúc của Thủ đô. Hy vọng cuốn sách sẽ là một tư liệu quý cho những nhà nghiên cứu, nhà quản lý đô thị, những người làm công tác nghệ thuật, kiến trúc sư, sinh viên kiến trúc xây dựng, cùng nhiều độc giả quan tâm khác.

Nhà xuất bản trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI

Sách cùng chuyên mục

Tìm hiểu lễ hội ở Hà Nội

Từ trước đã có nhiều tác phẩm viết về đề tài này (kể cả kịch bản “10 lễ hội tiêu biểu của Hà Nội” do PGS Phan Khanh xây dựng), tuy nhiên đây là một đề tài được biên soạn lại trên cơ sở những nghiên cứu, tích luỹ của tác giả trong nhiều năm qua. Đề tài đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về lễ hội ở Hà Nội, tìm ra những nét đặc trưng, những vấn đề lịch sử và vai trò của lễ hội trong đời sống chính trị, văn hoá, tâm linh của người Hà Nội.
PGS.TS Lê Hồng Lý
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
400 trang
16x24 cm

LÀNG CỔ HÀ NỘI

 Thành phố Hà Nội hiện nay gồm 17 huyện, 12 quận và 1 thị xã. Với nông thôn rộng và vùng ven nội (huyện chuyển thành quận) còn sản xuất nông nghiệp, nên ở Hà Nội có nhiều địa danh mang tên làng, trong đó một số địa phương còn bảo tồn được các làng cổ. Là đề tài thuộc mảng sách Kinh tế, văn hoá, xã hội của Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”, bộ sách Làng cổ Hà Nội được giới thiệu do Tiến sĩ Lưu Minh Trị - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội chủ trì việc tổ chức biên soạn.

Lưu Minh Trị
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1: 636, Tập 2: 620
16x24

Tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội những nét đẹp truyền thống và hiện đại

Quá trình hình thành và phát triển những bản sắc và tính cách của con người Thăng Long - Hà Nội gắn liền với những đóng góp của các thế hệ của những người trẻ tuổi. Thế hệ trẻ Thăng Long - Hà Nội, từ đời này sang đời khác luôn là những người đi tiên phong trong lao động sáng tạo, chiến đấu, chống ngoại xâm, giữ gìn và phát triển những phẩm chất tốt đẹp rất đặc trưng của “con người Tràng An”. Những người trẻ tuổi vừa bảo vệ các giá trị truyền thống vừa mang đến cho cuộc sống và văn hoá sự trẻ trung sôi nổi nhưng cũng đầy tinh tế của Thăng Long - Hà Nội.
GS.TS Đặng Cảnh Khanh (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
336 trang
16x24 cm

Di văn thời Tây Sơn trên đất Thăng Long - Hà Nội

Phong trào Tây Sơn là một hiện tượng kỳ diệu trong lịch sử dân tộc. Đáng tiếc là nó tồn tại trong thời gian quá ngắn, lại bị triều Nguyễn sau đó tìm mọi cách xuyên tạc, lấp xoá các dấu vết, khiến ngày nay chúng ta có quá ít tài liệu để nghiên cứu. Công trình là một nỗ lực sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu các di văn ra đời trên vùng đất “nghìn năm văn hiến” dưới hai triều Quang Trung và Quang Toản, nhằm góp phần làm sống lại nhiều giá trị đã bị mai một của một phong trào nông dân khởi nghĩa lớn nhất nước ta cuối thế kỷ XVIII.
PGS. Trần Nghĩa (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
860 trang
16x24cm

Giới thiệu sách “Sương phố bóng người”

 “Sương phố bóng người” là cuốn sách tuyển chọn, tập hợp các tác phẩm tạp văn và truyện ngắn được nhà văn Trần Chiến chắp bút từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước đến nay. Tác phẩm được xuất bản trong hạng mục sách phổ thông của Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

Trần Chiến
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
360
14,5x20,5
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)