Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Giới thiệu sách “Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội”

 Đã có rất nhiều công trình viết về mảnh đất, con người Thăng Long - Hà Nội với nhiều phương diện và từ những cách tiếp cận khác nhau. Từ góc độ của một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Kim Thản đã vận dụng những lý thuyết, cơ sở lý luận ngôn ngữ học để tìm hiểu về “lời ăn tiếng nói” hay nói cách khác là cách sử dụng lời nói - hình thức giao tiếp của người Hà Nội.

Tác giả: Nguyễn Kim Thản
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 152
Kích thước: 14,5x20,5
Bình chọn:
(Tổng số: 5 - Trung bình: 4.10)
Giới thiệu về sách:

Bên cạnh đó tác giả cũng rất kỳ công để khảo sát sự biến đổi của ngôn ngữ nói Hà Nội trong thực tế đời sống, tìm ra những nguyên nhân, lý giải những đặc trưng riêng của tiếng Hà Nội so với tiếng nói của những vùng miền khác trên đất nước Việt Nam. Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ nói của người Hà Nội, cuốn sách làm toát lên vẻ đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống của con người trên mảnh đất kinh kỳ thể hiện qua lời ăn tiếng nói, cách giao đãi, ứng xử hàng ngày.

Nội dung cuốn sách được trình bày qua bảy đề mục: Ngẩn ngơ nhớ cảnh nhớ người; Nói năng là một hành vi xã hội; Nói năng là một hành vi văn hóa; Tiếng Hà Nội; Trau dồi lời nói của chúng ta; Nói và làm; Lời nói gói vàng.

Với dung lượng ngắn gọn 152 trang, được chắp bút với một văn phong mạch lạc, dung dị, dễ hiểu, hy vọng đây sẽ là một món quà nhỏ nhắn nhưng đầy ý nghĩa đối với những bạn đọc mong muốn tìm hiểu về mảnh đất và con người Thăng Long - Hà Nội.

Công trình “Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội” của tác giả cố PGS.TS. Nguyễn Kim Thản được xuất bản trong hạng mục sách phổ thông của Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

  Hoàng Linh

Sách cùng chuyên mục

Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội

Thể loại sách: Tuyển chọn - Mảng sách: Văn hóa - Xã hội
GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc (Chủ trì tuyển chọn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2012
1564 trang
16 x 24 cm

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09
PGS.TS. Võ Quang Trọng (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
296 trang

Giới thiệu sách Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội

 Tiếp nối sự thành công của công trình Hà Nội trên đường hội nhập và phát triển thuộc  Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I, trong giai đoạn II, việc nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội” là điều cần thiết và có ý nghĩa sâu rộng. Trên tinh thần đó Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức biên soạn cuốn sách “Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội”. Cuốn sách do GS.TS. Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Quang Lân đồng chủ biên cùng đội ngũ tác giả nhiệt huyết trong nghiên cứu khoa học và có kinh nghiệm biên soạn.

Nguyễn Quang Lân - Tô Xuân Dân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
640
16x24

Câu đối Thăng Long - Hà Nội

Câu đối (Đối liên, doanh liên…): là một sản phẩm ngữ văn đặc biệt, một “thể loại văn học đặc biệt”, “một loại thơ ngắn”… Nó hội tụ đầy đủ đặc trưng giá trị về nội dung, hình thức của một tác phẩm văn học. Với hai vế đối liên nhau, câu đối đã ra đời sớm trong lịch sử văn học Trung Quốc và Việt Nam thời Trung đại. Câu đối được sáng tác bằng văn tự Hán và Nôm, rồi sau này người Việt còn sáng tác câu đối bằng chữ Quốc ngữ (trên thực tế âm của chữ Quốc ngữ là âm Nôm). Khả năng phản ánh về diễn đạt cuộc sống của câu đối cũng rất rộng và đa dạng.
PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
948 trang
16x24 cm

Giáo dục Thăng Long – Hà Nội: Quá trình, kinh nghiệm lịch sử và định hướng phát triển

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
476 trang
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)