Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách địa lý
Atlas Thăng Long - Hà Nội
Atlas Hà Nội thể hiện một cách khái quát lịch sử hình thành, phát triển và các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội hiện nay của thủ đô Hà Nội. Atlas Hà Nội nhằm cung cấp thông tin nhiều mặt về thành phố Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến trong quá khứ và hiện tại cũng như tiềm năng để vươn tới những bước phát triển mới trong tương lai. Atlas có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập về Hà Nội, làm phương tiện để quảng bá và mở rộng hiểu biết về Hà Nội cho quảng đại quần chúng nhân dân và cho người nước ngoài quan tâm, tìm hiểu Hà Nội.
Tác giả: GS.TS Trương Quang Hải (Chủ biên)
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2010
Tổng số trang: 180 trang
Kích thước:
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 0.00) Mời đọc một chương sách hay
Giới thiệu về sách:

       Atlas sẽ là tài liệu trực quan sinh động giới thiệu về phạm vi lãnh thổ, đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và sự thay đổi không gian đô thị của thủ đô Hà Nội qua các thời kỳ, góp phần tích cực đối với quy hoạch và quản lý thủ đô Hà Nội.
       Atlas sẽ là tài liệu khoa học, cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội.
       Đông đảo bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về Thủ đô Hà Nội theo nhiều mục đích khác nhau..
       Việc xây dựng Atlas Hà Nội là rất cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Atlas Hà Nội được thành lập, nó sẽ là tài liệu trực quan rất có giá trị phục vụ năm kỷ niệm ngàn năm văn hiến Thăng Long Hà Nội, giới thiệu với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, là tài liệu có giá trị khoa học đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, quy hoạch, hoạch định khi nghiên cứu, quản lý về thủ đô Hà Nội. Là cơ sở khoa học rút ra những quy luật của các quá trình và hiện tượng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ Hà Nội, là cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp với đặc trưng của thủ đô Hà Nội, giúp khai thác có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của lãnh thổ, bảo đảm sự phát triển bền vững của thủ đô.
       Nội dung của Atlas Hà Nội bao gồm hệ thống bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, thuyết minh về Thủ đô Hà Nội ở các khía cạnh lịch sử phát triển, tự nhiên, kinh tế - xã hội. Atlat bao gồm các nội dung chính sau:
       Mở đầu (bao gồm bản đồ ảnh vệ tinh Hà Nội và bản đồ hành chính Hà Nội hiện nay, các bản đồ có bài viết và ảnh kèm theo);
       Thăng Long - Hà Nội trên bản đồ các thời kỳ (bao gồm các bản đồ cổ, các bản đồ thời nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc và những năm gần đây);
       Thăng Long - Hà Nội trong các công cuộc chống ngoại xâm, giành độc lập và bảo vệ đất nước (bao gồm các bản đồ về các sự kiện lịch sử, các di tích lịch sử từ thời chống quân xâm lược phương Bắc đến kháng chiến chống Mỹ);
       Hà Nội trong công cuộc đổi mới (bao gồm các nhóm bản đồ: dân cư và đô thị hóa, kinh tế , văn hóa, khoa học, giáo dục – đào tạo, y tế. Kèm theo bản đồ có các bài viết và ảnh minh họa);
       Hà Nội hướng tới năm 2020 (bao gồm các bản đồ, biểu đồ thể hiện kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội đến năm 2020).

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Sách cùng chuyên mục

Địa chí Hà Tây

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Địa lý.
PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí và Ông Đặng Văn Tu (Đồng chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
970 trang

Giới thiệu sách Sông, hồ Hà Nội

Trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề về sông hồ Hà Nội từ trước đến nay, chưa có một công trình nào về sông - hồ - đầm Hà Nội mang tầm tổng hợp, khái quát, phục vụ việc tra cứu thông tin cần thiết cho những nhu cầu sử dụng khác nhau. Trên cơ sở kế thừa và hệ thống nhiều tài liệu nghiên cứu về sông hồ Hà Nội từ trước đến nay, kết hợp những phương pháp nghiên địa chất địa mạo, PGS.TS. Đặng Văn Bào, GS. Đào Đình Bắc cùng các cộng sự đã biên soạn cuốn sách “Sông hồ Hà Nội”. Cuốn sách thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2019.

Đặng Văn Bào
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
356
16x24

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong định hướng phát triển không gian Thủ đô Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
TS. Đỗ Xuân Sâm (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
592 trang

Địa chí Cổ Loa

Cổ Loa có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn hoá Việt Nam nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng. Đây từng là kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương và của quốc gia độc lập thời Ngô Quyền với dấu vết còn lại đến ngày nay là một toà thành cổ có quy mô đồ sộ vào bậc nhất Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc; PGS.TS. Vũ Văn Quân (Đồng chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
832 trang
16x24cm

Hà Nội: Địa chất, địa mạo và các tài nguyên liên quan

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Địa lý.
PGS.TS Vũ Văn Phái (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
280 trang
16 x 24
Ý kiến bạn đọc
Bà Thế Thị Phương - NXB Bản đồ (25/08/2011)
Qua nghiên cứu nội dung và hình thức trình bày của Atlas Thăng Long Hà Nội, xin có một số ý kiến nhận xét như sau: 1. Nhận xét chung Nội dung bài viết và các trang bản đồ đáp ứng yêu cầu đặt ra của Atlas là giới thiệu khái quát về quá trình hình thành, phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội của Hà Nội. Đây là tập bản đồ đầu tiên đề cập tổng quát nhất về sự phát triển của Hà Nội trong những năm qua. 2. Về bố cục tập Hiện tập có: - Trang đầu mục các chương, bìa: 8 trang. - Trang bài viết: 53. - Trang bản đồ: o Trang đơn: 23. o Trang đôi: 37. Tỷ lệ bài viết so với số lượng bản đồ hơi nhiều. Bài viết chiếm khoảng 1/4 nội dung atlas là đủ. 3. Trình bày Nhìn chung tập bản đồ chưa được đầu tư về trình bày tổng thề từ đầu chương, các trang bài viết, các trang tiêu đề. Bố cục từng trang bài viết và tiêu đề chương chưa chặt chẽ. Cách chọn chữ và bố cục chữ của các trang đầu chương cần cân đối lại. Chữ đặt quá thấp và đơn điệu. Cần xem xét lại mầu sắc trình bày trên một số trang bản đồ cùng chỉ tiêu thể hiện màu khác nhau. Các trang bản đồ trình bày đạt yêu cầu. Tuy nhiên các co chữ chưa thống nhất trong các trang nhất là trong bản chú giải và các biểu đồ qua các năm. 4. Cơ sở toán học Xem lại số kinh vỹ độ cho các bản đồ tỷ lệ sau: - Tỷ lệ 1/220.000 số vỹ độ 20°55’ sai. Nên để mật độ mắt lưới qua 5’ thay vì 7’. - Tỷ lệ 1/ 65.000 số kinh độ lấy độ lẻ, vỹ độ lấy độ chẵn. Nên lấy thống nhất. 5. Bố cục các trang bài viết - Trang bìa: bố cục lại chữ, quá thấp. - Trang bìa lót: chữ mảnh nhỏ. - Trang chủ biên… nên bố cục thành 1 trang, cân 2 bên cho cột tên người thực hiện. - Mục lục: o Nên bố cục thành 2 trang. o Thêm cột tỷ lệ cho các bản đồ. - Trang mở đầu nên thu về 1 trang (cần biên tập lại câu chữ). - Trang ký hiệu: o Khoảng cách giữa các dòng không bằng nhau. o Ký hiệu nét quá mảnh (khó đọc), mmột số ký hiệu thiếu. - Trang đầu các chương: o Nên có ảnh hoặc hoa văn lót. o Tăng co chữ (chọn lại kiểu khác). o Dịch chữ lên trên cho cân đối. I. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG 1. Hà Nội trong lãnh thổ Việt Nam - Thiếu nhiều tên thành phố, thị xã. - Lực nét đường bờ nước mảnh. - Tên cửa sông (thể hiện không chọn lọc theo tiêu chuẩn: lớn, rộng, sông quan trọng v v…). - Tên vịnh Phan Rí - không đúng vị trí (cần cân nhắc tiêu chuẩn thể hiện). - Chữ Biển Đông quá to. 2. Bản đồ ảnh vệ tinh - Nên thêm ranh giới Hà Nội cũ. - Chất lượng ảnh không tốt (hình như chụp khi Hà Nội bị ngập lụt nên nền ảnh nhiều màu lơ (nước) do đó phản ánh không đúng địa hình của Hà Nội hiện nay. 3. Bản đồ hình thể - Cơ sở toán học sai (nếu khoảng cách giữa các vỹ tuyến = 7’ thì số 20°55’ phải là 20°54’). - Nên lấy khoảng cách giữa kinh vỹ tuyến qua 5’. - Hai dẻo cồn cát dọc quận Tây Hồ và dẻo bãi bồi xem lại (chỗ đó không thể có độ cao >10m). - Còn các lỗi trình bày: che số đường, ranh giới qua chữ. 4. Bản đồ các cơ quan quản lý hành chính - Cần có nét chỉ cho các biểu đồ dựng ngoài lãnh thổ quận. - Xem lại ký hiệu O và  => thể hiện cùng một chỉ tiêu là cơ quan. - Dòng cơ quan nên thêm chữ cơ quan cấp sở. - Biểu đồ cần xem lại: cùng 1 chỉ tiêu dùng 2 mầu ve và hồng. - Tên giải thích cho biểu đồ nên để ở chân biểu đồ. - Ký hiệu dẻ quạt nên để cân cho đẹp. - Thêm chữ và vào dòng “… Hiệp hội và Tôn giáo”. - Sở Văn hoá cần xếp dưới Sở Thông tin (theo A, B, C…). 5. Bản đồ hành chính - Bản đồ cần vẽ nội dung đến khung. - Tên các quận huyện nên để màu nâu giống trong nội dung bản đồ. - Tên đầu đề các bảng biểu nên cân thẳng dòng trên. - Tên sông sai kiểu chữ và thiếu nhiều tên. 6. Hà Nội trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - Quảng Ninh không nằm trong vùng kinh tế Bắc bộ. - Xem lại cách thể hiện dân cư: điểm có tên, điểm không có tên. - Có nên thêm ranh giới các vùng kinh tế, tên vùng nên bố trí vào giữa khu vực của vùng. - Dân số và thu nhập 2 chỉ tiêu khác nhau do đó nên lấy hình dạng biểu đồ khác nhau. - Cần giải thích quan hệ đối ngoại với ai (hướng mũi tên chỉ lên Trung Quốc vậy còn quan hệ với các nước khác như thế nào? không rõ nghĩa!). - Cần thống nhất khoảng thời gian cho biểu đồ ngoài bản đồ có năm 2005 hay không? 7. Bản đồ vùng Hà Nội - Tên bản đồ không rõ nghĩa (Hà Nội và vùng phụ cận?). - Các yếu tố nền không thể hiện theo quy định chung. II. CHƯƠNG LỊCH SỬ - HÀNH CHÍNH - Cần xem xét nền của bản đồ (nên chọn nền bản đồ cổ, không nên đưa sự kiện lịch sử năm 1426... lại thể hiện trên nền bản đồ hiện nay, nhất là các trang bản đồ nội thành với các tên danh nhân thời hiện tại như: Văn Cao, Nguyễn Chí Thanh...) - Lưu ý nền cho các trang: nội thành, toàn thành (các vùng lịch sử...). - Lỗi chính tả: o Đường - Đờng o Các chữ mất, chồng đè. III. CHƯƠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - Bản đồ nắng, nhiệt độ, mô đun dòng chảy... nên bỏ bớt đường giao thông cho đỡ rối nội dung chính. - Các số giải thích cho các đường đẳng trị cần quay đầu về vùng có chỉ số cao hơn. IV. CHƯƠNG DÂN CƯ - LAO ĐỘNG 1. Dân cư - Xem lại số liệu của biểu đồ quận Hoàng Mai và quận Long Biên (100% dân cư thành thị?) trong khi đó phần bản đồ sản xuất nông nghiệp lại có nội dung doanh thu cho chăn nuôi và trồng trọt... 2. Dân số - Quá nhiều biểu đồ to trên diện tích 1 quận, huyện; 2 quận thiếu đồ thị tỷ xuất di cư, nhập cư (quận Long Biên và Hai Bà Trưng). - 2 biểu đồ sinh tử, di cư nhập cư nên bố trí ở ngoài bản đồ chính. 3. Người lao động - Từ ngữ: nên sửa không có nhu cầu làm việc. - Màu sắc cho 1 chỉ tiêu cần giống nhau, trên bản đồ sử dụng màu vàng cho cả 3 chỉ tiêu (có việc, cao đẳng, dịch vụ), đỏ (nội trợ, trung cấp, xây dựng cơ bản) làm cho người đọc khó theo dõi và dễ nhầm lẫn. V. CHƯƠNG KINH TẾ 1. Kinh tế chung - Không nên kết hợp 2 phương pháp: biểu đồ bản đồ (theo diện) và ký hiệu (theo điểm) chung cho 1 diện tích quận , huyện. - Chỉ tiêu bản đồ nền không có tính thuyến phục: do đổi vị trí 3 từ: Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ. Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp . Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp. - Chọn lại màu cho “Số lao động” trong bản đồ chính. 2. Công nghiệp chung - Xem lại số liệu nền có chính xác không (giá trị công nghiệp toàn thành đã tách của trung ương ra chưa?). - Một số biểu đồ cơ cấu cộng lại không bằng 100%. 3. Sản xuất và phân phối điện 4. Thủ công nghiệp và làng nghề - Thêm địa danh tên các làng nghề. - Thay mầu cho tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm… 5. Các trung tâm và cơ sở công nghiệp - Cơ sở công nghiệp - nên chọn 1 kiểu ký hiệu khác để biểu thị. 6. Giao thông - Khoảng cách thể hiện không đúng kiểu, nhiều đoạn đường không có khoảng cách. - Cơ quan hàng không nên chọn ký hiệu khác. - Trong bản đồ chưa giải thích đường 2 nét. - Nên thêm điểm đầu cuối các tuyến xe buýt ra ngoại thành. 7. Giao thông nội thành - Không rõ các tuyến xe buýt chạy trong nội thành. - Đường 1 chiều không rõ mũi tên. - Cần làm rõ, nổicác điểm giao tuyến xe buýt. - Thiếu hướng đi tiếp của các tuyến xe ra ngoại thành. 8. Nông nghiệp - Các biểu đồ cơ cấu thống nhất bắt đầu từ góc 270° nên biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp cũng cần tuân theo quy định chung. - Có nên thêm dịch vụ vào cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp hay không? - Biểu đồ giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp màu sắc quá tối. 9. Chăn nuôi - Cần thống nhất màu cho cùng 1 chỉ tiêu. Ví dụ: lợn màu nâu. - Chỉ tiêu cho nền của bản đồ phụ lặp lại nội dung biểu đồ của các quận huyện trong bản đồ, ví dụ: Sóc Sơn > 1.000.000 con nhưng trên biểu đồ cộng lại < 1.000.000 con. - Khoảng cách giữa các năm trên biểu đồ không đều (lúc 3 năm lúc 4 năm). 10. 3 Bản đồ: Hiện trạng sử dụng đất 1993, 19 - Tên bản đồ thiếu dấu - Nền bản đồ sử dụng đất nên tổng hợp bớt các ao hồ nhỏ. - Các diện tích đất <2mm2 nên tổng hợp lại, tránh nội dung quá dày, gây khó đọc. - Các yếu tố nét và chữ chồng đè nhiều. - Chữ của bản đồ nền chưa xoá trong bản chú giải. 11. Ngân hàng và dịch vụ thương mại - Không nên kết hợp 2 phương pháp: biểu đồ bản đồ (theo diện) và ký hiệu (theo điểm) chung cho 1 diện tích quận, huyện. - Bổ sung thêm tên các ngân hàng, chợ, siêu thị,... - Một số ngân hàng chưa thể hiện trên bản đồ, ví dụ Sacombank, Dầu khí, Nông nghiệp... 12. Bưu chính – Viễn thông - Không nên kết hợp 2 phương pháp: biểu đồ bản đồ (theo diện) và ký hiệu (theo điểm) chung cho 1 diện tích quận, huyện. - Các biểu đồ thể hiện cùng một chỉ tiêu cần lấy màu sắc giống nhau (Nhà nước, ngoài nhà nước, có vốn nước ngoài). - Huyện Gia Lâm thiếu doanh thu. VI. GIÁO DỤC, KHOA HỌC, VĂN HÓA, Y TẾ, THỂ THAO 1. Giáo dục phổ thông - Cần thống nhất thể hiện màu sắc cho cùng 1 chỉ tiêu trên bản đồ chính, bản đồ phụ và biểu đồ. - Nên thay mầu thể hiện số liệu trường. - Một số biểu đồ cơ cấu cộng lại không bằng 100%. - Xem lại số liệu 2007 số lượng học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học thấp (86,57%). 2. Giáo dục đại học - Cần thống nhất thể hiện màu sắc cho cùng 1 chỉ tiêu trên bản đồ chính, bản đồ phụ và biểu đồ. - Số trường nên thay đổi lại kiểu ký hiệu. 3. Các viện – Trung tâm - Chỉ tiêu các viện nghiên cứu / km² không có ý nghĩa. 4. Du lịch - Các đền chùa chưa ghi hết ngày tổ chức lễ hội. - Thay mầu sắc cho “Doanh thu lữ hành...” - Chuyển ô giải thích Nhà nước lên trước ( theo thứ tự dựng biểu đồ). 5. Di tích và danh thắng - Nên phân biệt màu sắc ký hiệu theo các nhóm tiêu chí: o Các điểm du lịch. o Khu vui chơi giải trí. o Các điểm dịch vụ, thương mại... và sắp xếp theo thứ tự cho các nhóm cho khoa học hơn. VII. CHƯƠNG QUY HOẠCH Bản đồ quy hoạch các năm trước 2010 ảnh mờ không rõ nét. Bản đồ quy hoạch năm 2000-2010 không có tên địa danh. Trên đây là một số ý kiến nhận xét chung. Do điều kiện thời gian có hạn nên chưa kiểm tra các số liệu để dựng biểu đồ. Đề nghị khi in thật có thời gian kiểm tra xác suất một số số liệu trên bản đồ. Xin gửi tới Hội đồng biên tập bản nhận xét này.
PGS.TS. Phạm Quang Tuấn (21/08/2011)
Sau khi đọc kỹ đề cương thuyết minh tổng thể đề án Nghiên cứu thành lập Atlas Thăng Long - Hà Nội đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu đề cương, người đọc nhận xét có ý kiến như sau: + Đề án đã xác định phạm vi không gian của Thăng Long – Hà Nội tính đến tháng 6/2008. + Phần mở đầu đã bổ sung bản đồ Hà Nội trong lãnh thổ Việt Nam và bản đồ Hà Nội từ ngày 01/8/2008. + Đã cụ thể hóa tên các bản đồ ở mục 1.3 + Đưa bản đồ kinh tế chung lên đầu trong các bản đồ kinh tế. + Đã cụ thể hóa tên gọi các hồ sơ trong mục 3.4. + Bổ sung thêm vào Atlas các bản đồ: bản đồ giáo dục phổ thông, bản đồ phân bố công nghiệp. Như vậy, chủ nhiệm đề án đã tiếp thu và chỉnh sửa, bổ sung đề cương theo những ý kiến góp ý của hội đồng nghiệm thu. Kính đề nghị Ban Quản lý Dự án ký hợp đồng biên soạn với chủ nhiệm đề án.
PGS. TS. Lê Huỳnh (21/08/2011)
- Bản thuyết minh tổng thể đề án nghiên cứu, biên soạn “Atlas Thăng Long - Hà Nội” phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã đáp ứng đầy đủ những yêu cầu và quyết nghị của Hội đồng thẩm định, cũng như những góp ý và kiến nghị của các thành viên Hội đồng. - Nội dung của đề cương chi tiết: phong phú, đề cập tới tất cả những khía cạnh chính về lịch sử phát triển, tự nhiên, kinh tế - xã hội, khái quát được chặng đường 1000 năm văn hiến của Thăng Long - Hà Nội, đáp ứng được những mục tiêu và ý nghĩa của đề tài đã đặt ra. - Với nội dung đã được cân nhắc lựa chọn chính xác, phù hợp với mục đích và yêu cầu, cùng với việc sử dụng đúng đắn các phương pháp nghiên cứu truyền thống và các phương pháp hiện đại, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học cả trong lĩnh vực bản đồ và chuyên ngành nên đề án xây dựng “Atlas Thăng Long -Hà Nội” có đầy đủ điều kiện khả thi, hoàn thành có chất lượng và đúng theo tiến độ đặt ra. - Còn một số lỗi kỹ thuật cần chú ý hoàn thiện: + Trang 1: tên đề án có lẽ chưa chính xác vì thiếu chữ “năm - 1000 năm” trong đoạn “… phục vụ kỷ niệm 1000 Thăng Long - Hà Nội”. + Trang 4 dòng 5 dưới lên: “… nội dung và các chủ trì của nó…” có lẽ phải thay từ “chủ trì” bằng từ “đề tài” + Trang 7 mục 12.2: Nội dung hợp tác: dòng 5 từ trên xuống: “… Thu thập dữ liệu, xây nền cơ sở địa lí chung….” cần sửa thành “…., xây dựng nền cơ sở địa lí chung…” (hay cụ thể là xây dựng bản đồ nền cơ sở địa lí) + Trang 7 mục 13 là: Đề cương chi tiết (ề cương…) + Trang 10 mục 2.5 “Thổ nhưỡng… dòng thứ 2 “trừ góc độ” đổi thành “từ góc độ”. + Trang 10, phần 3: Dân cư, kinh tế xã hội… mục bản đồ dân số cần thêm nội dung về đặc điểm cơ cấu dân số. Trang 12 dòng 8 từ trên xuống: “Bắc bộ Bản đồ vùng Hà Nội” - không tường minh theo nguyên tắc đặt tên bản đồ. - Tiếp sau đây chúng tôi hi vọng các tác giả sẽ xây dựng được một bản đề cương chi tiết mang tính khoa học với những yêu cầu cụ thể, tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc, phương pháp và nội dung của công tác thành lập Atlas cụ thể để tiến hành thực hiện đề tài.
TSKH. Phạm Hoàng Hải (21/08/2011)
I. Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ THẨM ĐỊNH SỬA CHỮA ĐỀ CƯƠNG THEO Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG VÀ NGƯỜI NHẬN XÉT 1. Về mục tiêu của đề án, ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn, có trùng với các đề tài, đề án đã và đang triển khai khác hay không (nếu có thì ở mức độ nào?) Như ở bản nhận xét đã gửi NXB Hà Nội, chúng tôi đã nêu và khẳng định, việc triển khai xây dựng “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”, đặc biệt trong đó dự kiến sẽ xây dựng và xuất bản tập Atlas Thăng Long - Hà Nội nhằm phổ biến rộng rãi, là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Đây là một công trình khoa học và lịch sử quan trọng có thể quảng bá rộng rãi không chỉ riêng cho nhân dân Thủ đô mà còn để nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế tham khảo, tìm hiểu, hiểu biết kỹ, cụ thể về Thủ đô của chúng ta nói riêng và đất nước ta nói chung. Bên cạnh đó tập Atlas còn là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học đối với công tác nghiên cứu, quản lý, xây dựng quy hoạch và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc trưng tiềm năng của Thủ đô, giúp khai thác một cách đúng đắn và có hiệu quả các thế mạnh tiềm năng, hạn chế những bất cập về thiên tai, môi trường cho phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội trong tương lai. Xuất phát từ những ý nghĩa đó, chúng tôi cho rằng đây là nhiệm vụ cần thiết, quan trọng, hết sức có ý nghĩa cả ở mặt khoa học và ứng dụng thực tiễn đối với Thủ đô trong giai đoạn hiện nay. Về mục tiêu của đề án như đã được thông qua và chúng tôi cũng hoàn toàn nhất trí là khá rõ ràng: "Atlas Hà Nội được xây dựng sẽ thể hiện một cách trực quan và khái quát về quá trình phát triển, về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội, cũng như sẽ cung cấp thông tin nhiều mặt về Thủ đô trong quá khứ, hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai". Các mục tiêu rất to lớn, cụ thể đó sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp tiếp cận nghiên cứu, khảo cứu cả về vấn đề lý luận, phương pháp luận và kinh nghiệm đã có cũng như xem xét rất kỹ, rất toàn diện từ khía cạnh lịch sử phát triển của Thủ đô chúng ta. Về các nội dung với các vấn đề chính bao gồm hệ thống các bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, thuyết minh về Thủ đô Hà Nội ở các khía cạnh lịch sử phát triển, tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt trong hệ thống các bản đồ dự kiên sthể hiện qua 4 nhóm ở các giai đonạ lịch sử khác nhau trùng với các giai đoạn lịch sử phát triển quan trọng của đất nước ( khoảng 45 bản đồ) và kèm theo là 50 hình ảnh, 30 - 40 biểu bảng, khoảng 50 trang thuyết minh theo chúng tôi sẽ hình thành được một tập Atlas khá hoành tráng và cũng rất đầy đủ, hoàn toàn tương xứng với giá trị nhiều mặt của Thủ đô của chúng ta. Trong hệ thống các bản đồ được xây dựng các tác giả đã điều chỉnh một số bản đồ lịch sử phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Thủ đô chúng tôi hoàn toàn nhất trí. Đặc biệt sẽ có một bản đồ giới thiệu không gian Thủ đô Hà Nội sau tháng 7/2008 là rất cần thiết và hợp lý. Như vậy xét cụ thể về mục tiêu, nội dung của đề án qua bản đề cương đã chỉnh sửa, chúng tôi cho rằng, đề án được đặt ra với các mục tiêu rất cụ thể, các nội dung trình bày khá toàn diện, có hàm lượng thông tin khoa học, lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội cao, do đó nó hết sức có ý nghĩa cả ở mặt khoa học và ứng dụng thực tiễn. Bản đề cương có tính hoàn thiện, đầy đủ cả về mặt nội dung và hình thức chung của tập Atlas sẽ xuất bản. Về việc kế thừa các kết quả nghiên cứu chúng tôi cũng thấy các tác giả đã cập nhật, bổ sung khá nhiều. Việc kế thừa, sử dụng một số bản đồ (đặc biệt các bản đồ lịch sử) theo chúng tôi là cần thiết và được phép. Tuy vậy đánh giá chung chúng tôi cho rằng đây là một đề án mới và hoàn toàn không trùng lặp với bất kỳ đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu nào khác đã và đang triển khai, đề án có tầm quan trọng, tính thời sự bức thiết và có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn rất cao. 2. Về điều kiện khả thi để triển khai đề tài, phương pháp tiến hành nghiên cứu và tổ chức thực hiện đề tài. Về điều kiện khả thi và tổ chức thực hiện chúng tôi giữ ngueyen những nhận xét của mình và khẳng định rằng đề án mang tính tổng hợp rất cao và được thực hiện bởi nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu sâu về bản đồ học cũng như của các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác về tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội với sự tham gia góp ý kiến của các nhà quản lý và các chuyên gia về Hà Nội học… Với phương pháp nghiên cứu và cách thức tổ chức phù hợp cộng với năng lực, kinh nghiệm của chủ nhiệm đề án cũng như của tập thể tác giả - các cộng tác viên như đã đề xuất trong bản đề cương, chúng tôi cho rằng đề án hoàn toàn có điều kiện khả thi để triển khai hiệu quả và có chất lượng cao. 3. Về dự toán kinh phí (có phù hợp với nhiệm vụ của đề án không?) Về kinh phí dự kiến theo chúng tôi là một lượng kinh phí vừa phải, phù hợp. Các khoản dự toán chi tiết mà các tác giả đã lập trong bản đề cương theo chúng tôi đánh giá là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng thực hiện các nội dung đặt ra. 4. Về kết quả dự kiến (các công trình sẽ công bố, kết quả phục vụ đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ) Các kết quả đạt được của đề tài theo chúng tôi là rất lớn, gồm hệ thống các bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, thuyết minh về Thủ đô Hà Nội ở các khía cạnh lịch sử phát triển, tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các kết quả dự kiến đạt được theo chúng tôi là rất tốt và có thể đáp ứng yêu cầu chung về mục tiêu và nhiệm vụ cảu đề án "Xây dựng Atlas Thăng Long – Hà Nội" như chúng tôi đã phân tích, đánh giá và trình bày ở trên. II. ĐÁNH GIÁ CHUNG (có nên triển khai đề án hay không, cần thay đổi, bổ sung, sửa chữ gì?) Đánh giá chung chúng tôi cho rằng đề án “Xây dựng Atlas Thăng Long – Hà Nội” được đặt ra và được các tác giả thuộc Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đăng ký chủ trì thực hiện là một công trình nghiên cứu rất quan trọng, có tính cấp thiết và có ý nghĩa khoa học cũng như ứng dụng thực tiễn thiết thực đối với Thủ đô của chúng ta trong giai đoạn hiện nay và do đó cần được cho phép triển khai thực hiện. Các nội dung nghiên cứu, các kết quả dự kiến đạt được trong bản đề cương đã được các tác giả chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng theo chúng tôi hoàn toàn đáp ứng yêu cầu và có tính khả thi rất cao. Qua phân tích về tầm quan trọng, tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn của đề án như nên trên, chúng tôi cho rằng đây là một đề án rất có giá trị và kiến nghị Nhà xuất bản Hà Nội phê duyệt và cho phép tập thể tác giả sớm triển khai thực hiện.
GS.TS Đỗ Thị Minh Đức (21/08/2011)
1. Về tính cấp thiết của công trình này: Atlas về Thủ đô là cần thiết, điều này rất dễ có sự đồng thuận. Và đây là dịp hiếm có để có thể có được một Atlas Thăng Long - Hà Nội có tầm cỡ và chất lượng xứng đáng với mong mỏi là một công trình văn hóa tiêu biểu của Thủ đô: - Đã có sự tích lũy các kết quả nghiên cứu cơ bản làm nền tảng cho các bản đồ chuyên đề trong Atlas (từ lịch sử, tự nhiên đến dân cư, kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch phát triển Thủ đô). - Các chuyên gia về các chuyên ngành sâu và các chuyên gia bản đồ được tập hợp lại và thống nhất về cách tiếp cận, tổ chức triển khai. - Công nghệ làm Atlas hiện đại được áp dụng. - Quyết tâm của Thành phố và có sự đầu tư thích đáng về tài chính. Về phía chủ nhiệm đề tài, GS.TS Trương Quang Hải, đã tham gia hoặc chủ trì các tập bản đồ tỉ lệ trung bình và tỉ lệ lớn. 2. Về cách tiếp cận ghi trong Đề cương: Cách tiếp cận hệ thống là rất đúng. Tuy nhiên, trong trường hợp của Thủ đô Hà Nội, cách tiếp cận hệ thống (nhất là về KT - XH) đòi hỏi phải làm nổi bật vị thế và vai trò là Thủ đô cả nước. Hà Nội hôm nay khác rất nhiều so với Hà Nội đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, khi tập Atlas Hà Nội (trích tập) được biên soạn, như là kết quả của công tác điều tra cơ bản cho đến thời điểm bấy giờ. Vì vậy, trong khi thiết kế chi tiết hơn cho Atlas Thăng Long - Hà Nội, cần lưu ý có các biểu đồ phụ, bản đồ phụ bên cạnh bản đồ chính để làm nổi bật điều này. Quan điểm hệ thống có yêu cầu mà theo chúng tôi, các tác giả nên cân nhắc mức độ đáp ứng vừa phải, bởi vì có những hoàn cảnh khách quan, chúng ta phải chấp nhận, không cầu toàn được. - Tính so sánh được về nội dung, các chỉ tiêu lựa chọn và cách thể hiện bản đồ chuyên đề. Do các bản đồ chuyên đề là sản phẩm của công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản của các chuyên ngành sâu, nên sự so sánh được giữacác bản đồ chỉ nên quan niệm một cách tương đối. - Mức độ nghiên cứu sâu sắc khác nhau giữa các chủ đề cũng như giữa các bộ phận lãnh thổ. Điều này sẽ phản ánh ở mức độ sâu sắc khác nhau của các bản đồ chuyên đề. Vì vậy, rất có thể phải có trích mảnh bản đồ cho những không gian và thời gian tiêu biểu, thay cho việc trình bày toàn vẹn lãnh thổ. Cách tiếp cận hệ thống có liên quan chặt chẽ với cách tiếp cận hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh ở đây thể hiện trước hết ở sự lựa chọn cấu trúc Atlas sao cho phù hợp nhất, cân đối về nội dung, chủ đề phản ánh và tính logic trong trình bày. Tuy nhiên, ở đây tôi có băn khoăn về cách đặt vấn đề về "hợp nhất một cách hợp lí nhiều chủ đề trên một bản đồ". Điều này là hết sức khó khăn vì tên bản đồ chuyên đề sẽ phản ánh chủ đề. Chỉ có một chủ đề chính, còn lại là các yếu tố phụ, yếu tố cơ sở làm nổi bật chủ đề chính. Tôi đồng ý với nhóm tác giả về việc lựa chọn phép chiếu hợp lí. Tuy nhiên, điều này không phải là khó khăn đối với bản đồ một tỉnh. Cái khó là ở việc chọn tỉ lệ bản đồ (bản đồ chính, bản đồ phụ), mà trong bản thuyết minh này chưa đề cập đến một cách cụ thể (tỉ lệ bản đồ có ảnh hưởng khá quyết định đến việc lựa chọn nội dung với các mức độ chi tiết cần thiết, và đương nhiên là cả chi phí cho thành lập bản đồ). Tỉ lệ của một số bản đồ nguồn cho việc xây dựng Atlas cũng nên nêu rõ (nếu có thể). Cách tiếp cận theo quan điểm lịch sử là hết sức đáng hoan nghênh. Trong chừng mực có thể, cần lựa chọn các mốc lịch sử tiêu biểu cho sự phát triển của Thủ đô trong quá khứ, cũng như dự báo xu hướng phát triển trong tương lai. 3. Về phương pháp nghiên cứu Tôi thống nhất với các tác giả. Trên thực tế, ở đây bao gồm cả các phương pháp trong nghiên cứu điều tra cơ bản (có tính chất bổ sung) và phương pháp thành lập các bản đồ chuyên đề của Atlas. Chỗ này nên làm rõ, để các cơ quan cấp kinh phí hiểu được sự công phu trong thành lập atlas này. Chúng tôi cũng đề nghị không cần trình bày quá sâu về các phương pháp, vì ở đây, tác giả của các bản đồ chuyên đề (thuộc các chuyên môn khác nhau) sẽ đảm nhiệm, sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành. 4. Về kết cấu của Atlas Trước hết, cách trình bày Atlas bao gồm bản đồ, các bài viết và ảnh kèm theo là một cấu trúc hiện đại. Tôi rất đồng tình với cách lựa chọn này. Tuy nhiên, tôi muốn các tác giả làm rõ: các bài viết ở đây chính là các bài thuyết minh (bổ sung) cho bản đồ, để người đọc thưởng thức dễ hơn, nhất là công chúng không phải là các chuyên gia của các chuyên ngành này có thể hiểu được sâu sắc hơn nhưng phân tích, tổng hợp rút ra từ bản đồ. Cấu trúc chung gồm 3 phần như dự kiến là hợp lí. 5. Về kinh phí Tôi cho rằng tổng kinh phí thực hiện như Chủ nhiệm đề án đề xuất là hợp lí. Tuy nhiên, việc quy định mức tiền cụ thể cho các loại bản đồ A, B, C, D chỉ là tương đối, có thể phải có điều chỉnh với một số bản đồ có ý nghĩa đặc biết với Atlas và lại là loại khó trong điều tra, xử lí tài liệu cũng như trong thẩm định tài liệu. 6. Nhận xét về những thay đổi của bản đề cương chi tiết theo tinh thần cuộc họp nghiệm thu đề cương ngày 24/6/2008 Đề cương đã có những thay đổi hợp lí, theo hướng hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu, với thời gian thực hiện Dự án. Đề cương cũng có những kế hoạch cụ thể trong việc phân chia các trang, các cán bộ thực hiện từng hiện từng phần việc đều có sự phân công rõ ràng. Tuy nhiên với kinh phí rất có hạn, nên thu bớt số trang ở các mục 3.2 và mục 3.3. 7. Kết luận: Tôi hoàn toàn ủng hộ Đề án “Atlat Thăng Long - Hà Nội” do GS.TS Trương Quang Hải là chủ đề án. Đề nghị Hội đồng nghiệm thu thông qua và Đề án sớm được triển khai để kịp chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
GS.TS Đỗ Thị Minh Đức (19/08/2011)
Tôi rất hân hạnh được đọc đề cương bản thảo"Atlas Thăng Long - Hà Nội" do GS.TS Trương Quang Hải chủ biên. Dưới đây là các nhận xét của tôi về bản thuyết minh trên. 1. Về tính cấp thiết của công trình này Atlas về Thủ đô là cần thiết, điều này rất dễ có sự đồng thuận. Và đây là dịp hiếm có để có thể có được một “Atlas Thăng Long - Hà Nội” có tầm cỡ và chất lượng xứng đáng với mong mỏi là một công trình văn hóa tiêu biểu của Thủ đô: - Đã có sự tích lũy các kết quả nghiên cứu cơ bản làm nền tảng cho các bản đồ chuyên đề trong Atlas (từ lịch sử, tự nhiên đến dân cư, kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch phát triển Thủ đô). - Các chuyên gia về các chuyên ngành sâu và các chuyên gia bản đồ được tập hợp lại và thống nhất về cách tiếp cận, tổ chức triển khai. - Công nghệ làm Atlas hiện đại được áp dụng. - Quyết tâm của Thành phố và có sự đầu tư thích đáng về tài chính. Về phía chủ nhiệm đề tài, GS.TS Trương Quang Hải đã tham gia hoặc chủ trì các tập bản đồ tỉ lệ trung bình và tỉ lệ lớn. 2. Về cách tiếp cận ghi trong Đề cương Cách tiếp cận hệ thống là rất đúng. Tuy nhiên, trong trường hợp của Thủ đô Hà Nội, cách tiếp cận hệ thống (nhất là về KT-XH) đòi hỏi phải làm nổi bật vị thế và vai trò là Thủ đô cả nước. Hà Nội hôm nay khác rất nhiều so với Hà Nội đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, khi tập Atlas Hà Nội (trích tập) được biên soạn, như là kết quả của công tác điều tra cơ bản cho đến thời điểm bấy giờ . Vì vậy, trong khi thiết kế chi tiết hơn cho “Atlas Thăng Long - Hà Nội”, cần lưu ý có các biểu đồ phụ, bản đồ phụ bên cạnh bản đồ chính để làm nổi bật điều này. Quan điểm hệ thống có yêu cầu mà theo chúng tôi, các tác giả nên cân nhắc mức độ đáp ứng vừa phải, bởi vì có những hoàn cảnh khách quan, chúng ta phải chấp nhận, không cầu toàn được. - Tính so sánh được về nội dung, các chỉ tiêu lựa chọn và cách thể hiện bản đồ chuyên đề. Do các bản đồ chuyên đề là sản phẩm của công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản của các chuyên ngành sâu, nên sự so sánh được giữa các bản đồ chỉ nên quan niệm một cách tương đối. - Mức độ nghiên cứu sâu sắc khác nhau giữa các chủ đề cũng như giữa các bộ phận lãnh thổ. Điều này sẽ phản ánh ở mức độ sâu sắc khác nhau của các bản đồ chuyên đề. Vì vậy, rất có thể phải có trích mảnh bản đồ cho những không gian và thời gian tiêu biểu, thay cho việc trình bày toàn vẹn lãnh thổ. Cách tiếp cận hệ thống có liên quan chặt chẽ với cách tiếp cận hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh ở đây thể hiện trước hết ở sự lựa chọn cấu trúc Atlas sao cho phù hợp nhất, cân đối về nội dung, chủ đề phản ánh và tính logic trong trình bày. Tuy nhiên, ở đây tôi có băn khoăn về cách đặt vấn đề về “hợp nhất một cách hợp lí nhiều chủ đề trên một bản đồ". Điều này là hết sức khó khăn vì tên bản đồ chuyên đề sẽ phản ánh chủ đề. Chỉ có một chủ đề chính, còn lại là các yếu tố phụ, yếu tố cơ sở làm nổi bật chủ đề chính. Tôi đồng ý với nhóm tác giả về việc lựa chọn phép chiếu hợp lí. Tuy nhiên, điều này không phải là khó khăn đối với bản đồ một tỉnh. Cái khó là ở việc chọn tỉ lệ bản đồ (bản đồ chính, bản đồ phụ), mà trong bản thuyết minh này chưa đề cập đến một cách cụ thể (tỉ lệ bản đồ có ảnh hưởng khá quyết định đến việc lựa chọn nội dung với các mức độ chi tiết cần thiết, và đương nhiên là cả chi phí cho thành lập bản đồ). Tỉ lệ của một số bản đồ nguồn cho việc xây dựng Atlas cũng nên nêu rõ (nếu có thể). Cách tiếp cận theo quan điểm lịch sử là hết sức đáng hoan nghênh. Trong chừng mực có thể, cần lựa chọn các mốc lịch sử tiêu biểu cho sự phát triển của Thủ đô trong quá khứ, cũng như dự báo xu hướng phát triển trong tương lai. 3. Về phương pháp nghiên cứu Tôi thống nhất với các tác giả. Trên thực tế, ở đây bao gồm cả các phương pháp trong nghiên cứu điều tra cơ bản (có tính chất bổ sung) và phương pháp thành lập các bản đồ chuyên đề của Atlas. Chỗ này nên làm rõ, để các cơ quan cấp kinh phí hiểu được sự công phu trong thành lập Atlas này. Chúng tôi cũng đề nghị không cần trình bày quá sâu về các phương pháp, vì ở đây, tác giả của các bản đồ chuyên đề (thuộc các chuyên môn khác nhau) sẽ đảm nhiệm, sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành. 4. Về kết cấu của Atlas Trước hết, cách trình bày Atlas bao gồm bản đồ, các bài viết và ảnh kèm theo là một cấu trúc hiện đại. Tôi rất đồng tình với cách lựa chọn này. Tuy nhiên, tôi muốn các tác giả làm rõ: các bài viết ở đây chính là các bài thuyết minh (bổ sung) cho bản đồ, để người đọc thưởng thức dễ hơn, nhất là công chúng không phải là các chuyên gia của các chuyên ngành này có thể hiểu được sâu sắc hơn những phân tích, tổng hợp rút ra từ bản đồ. Cấu trúc chung gồm 3 phần như dự kiến là hợp lí. Tuy nhiên, tôi có một góp ý nhỏ: Mục 2.3. Thổ nhưỡng và tài nguyên đất (thuộc Phần 2: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên) lại bao gồm Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Bản đồ biến động sử dụng đất, theo tôi là không phù hợp. Đây là hai bản đồ về sử dụng lãnh thổ. Trong điều kiện của Hà Nội, với sự mở rộng nhanh diện tích đất chuyên dùng và đất ở, thì mối liên hệ với Bản đồ thổ nhưỡng là hết sức hạn chế. Hai bản đồ này cần ở nhóm riêng. Đối với bản đồ toàn thành phố, có thể đưa vào với nhóm 3.2.4 Nông lâm nghiệp. Đối với khu vực nội thành và phụ cận, có thể gắn với phần 3.4 Quy hoạch phát triển không gian Hà Nội. Tóm lại, vị trí đặt hai bản đồ này là điều cần cân nhắc kĩ hơn. 5. Về kinh phí Tôi cho rằng tổng kinh phí thực hiện như Chủ nhiệm đề án đề xuất là hợp lí. Tuy nhiên, việc quy định mức tiền cụ thể cho các loại bản đồ A, B, C, D chỉ là tương đối, có thể phải có điều chỉnh với một số bản đồ có ý nghĩa đặc biết với Atlas và lại là loại khó trong điều tra, xử lí tài liệu cũng như trong thẩm định tài liệu. 6. Kết luận Tôi hoàn toàn ủng hộ Đề án “Atlat Thăng Long - Hà Nội” do GS.TS Trương Quang Hải là chủ đề án. Đề nghị Hội đồng nghiệm thu thông qua và Đề án sớm được triển khai để kịp chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
PGS.TS. Phạm Quang Tuấn - Khoa Địa lý (19/08/2011)
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của việc thành lập Atlas Thăng Long - Hà Nội Hà Nội là trái tim của cả nước, thủ đô nghìn năm văn hiến, nhu cầu hiểu biết lịch sử, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thủ đô của người dân và bạn bè quốc tế là rất lớn. Tuy nhiên, các tài liệu hiện nay chủ yếu trích dẫn hoặc diễn giải bằng lời, thiếu các tài liệu trực quan mang tính chất tổng hợp về Thủ đô. Atlas Hà Nội (thành lập năm 1984) và Atlas Quốc gia Việt Nam (thành lập năm 2000) là hai tài liệu bản đồ thể hiện rõ ràng và đầy đủ về Thủ đô Hà Nội. Mặc dù vậy, các tài liệu này được xây dựng ở tỷ lệ nhỏ và nội dung không còn phù hợp với thực trạng phát triển Kinh tế - xã hội của Hà Nội ngày nay. Nhu cầu thành lập Atlas thể hiện tổng hợp các điều kiện lịch sử, tự nhiên, kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu tra cứu, dễ dàng cập nhật và hoạch định phát triển của Thủ đô trong tương lai là thực sự cấp thiết. Đề án thành lập Atlas Thăng Long - Hà Nội được tập thể tác giả do GS.TS Trương Quang Hải làm chủ nhiệm đề xuất thực hiện bao gồm 1 xêry bản đồ đi từ lịch sử đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, dân cư, văn hoá, xã hội đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trên. Đồng thời có ý nghĩa đặc biệt to lớn, phục vụ đông đảo bạn đọc trong nước và quốc tế, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô. Đây là công trình khoa học có giá trị, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô Hà Nội. 2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, tập thể tác giả đã lựa chọn cách tiếp cận hệ thống, tiếp cận hoàn chỉnh và tiếp cận lịch sử. Đây là các cách tiếp cận truyền thống và phù hợp với đối tượng nghiên cứu đã đặt ra. Hệ phương pháp được sủ dụng bao gồm phương pháp thống kê và phân tích hệ thống, phương pháp điều tra tổng hợp, phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý, và phương pháp chuyên gia. Đây là các phương pháp vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại, đã được áp dụng thành công trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, địa lý, đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác cao cho các nội dung nghiên cứu của đề án. Đặc biệt, phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý là phương pháp mới, hiện đại cho phép mô hình hoá không gian lãnh thổ, lưu trữ, xử lý, chỉnh sửa và cập nhật thông tin dễ dàng. 3. Nội dung nghiên cứu của đề án Nội dung Atlas bao gồm hệ thống bản đồ, sơ đồ, hình ảnh thuyết minh về Thủ đô Hà Nội từ lịch sử phát triển đến các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Nội dung của đề án bao gồm 3 phần chính: Phần 1: Lịch sử Hà Nội qua hệ thống bản đồ Hệ thống bản đồ được xây dựng nhằm tái hiện lại hình ảnh Thăng Long - Hà Nội trước năm 1955 (qua các thời kỳ lịch sử đời Lý - Trần, đến cuối đời Nguyễn và thời Pháp thuộc) và thời kỳ từ 1955 đến nay. Để tái hiện lại lịch sử vẻ vang, bất khuất của người dân Hà Nội trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập và bảo vệ Thủ đô, nên chăng tập thể tác giả cần cụ thể hoá các bản đồ được xây dựng. Phần 2: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Hệ thống bản đồ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Hà Nội được tập thể tác giả đề xuất xây dựng đã phản ánh đầy đủ các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Hà Nội. tên gọi của các bản đồ trong Atlas Thăng Long - Hà Nội là hoàn toàn chuẩn xác với nội dung thể hiện của bản đồ. Điểm nổi bật của tập Atlas là đã xây dựng được bản đồ cảnh quan và phân vùng địa lý tự nhiên, chứng tỏ rõ quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu thành lập bản đồ. Các bản đồ này thể hiện sự phân bố các tổng thể lãnh thổ, có ý nghĩa cho viêc hoạch định không gian phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội trong tương lai. Tập thể tác giả đều là các nhà khoa học có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong nghiên cứu địa lý tự nhiên cho nhiều vùng lãnh thổ của đất nước. Chính vì vậy, chúng tôi tin tưởng rằng các sản phẩm bản đồ được thành lập trong nội dung này đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy, khoa học và thực tiễn cao. Phần 3: Dân cư, kinh tế, xã hội Các bản đồ được tập thể tác giả đề xuất xây dựng trong nội dung này đã phản ánh đầy đủ các khía cạnh về thực trạng dân cư, kinh tế, xã hội của thủ đô Hà Nội. Ở nội dung này các tác giả đã cụ thể các loại và tên gọi chính xác của các bản đồ được thành lập. Đặc biệt, trong phần này các tác giả đã thể hiện lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội qua các thời kỳ qua các bản đồ và biểu đồ thể hiện các chỉ tiêu phát triển về mọi mặt. đây là tài liệu rất hữu ích cho các nhà quy hoạch, phân tích chính sách, nhà khoa học và người dân quan tâm đến sự phát triển của không gian đô thị Hà Nội. 4. Tính khả thi của đề án Đề án được thực hiện trong 2 năm từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 là tương đối ngắn, đòi hỏi tập thể tác giả phải rất nỗ lực và tập trung cao. Tuy nhiên, với đội ngũ các nhà khoa học có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong các lĩnh vực địa lý - lịch sử, văn hoá, người đọc tin tưởng đề án sẽ được hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo nội dung khoa học và thực tiễn cao, đáp ứng được mục tiêu và nội dung đã đề ra. Kinh phí thực hiện đề án được tập thể tác giả đề xuất là 1.410 triệu đồng để thu thập bản đồ, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay… cho việc thành lập 45 bản đồ kết quả chính. Đây thực sự là công trình đồ sộ đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian và kinh phí thực hiện. Theo người đọc, kinh phí được tập thể tác giả đề xuất cho thực hiện đề án còn quá khiêm tốn. Ban Quản lý Dự án cần xem xét và bổ sung thêm nguồn kinh phí cho việc thực hiện các nội dung của đề án. 5. Đánh giá chung Đề án nghiên cứu thành lập Atlas Thăng Long - Hà Nội do GS.TS Trương Quang Hải chủ trì thực hiện là công trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đặc biệt quan trọng với thủ đô, góp phần hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô Hà Nội. Các nội dung và kết quả dự kiến đạt được hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu và có tính khả thi cao. Ngày 29/5/2008, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1/8/2008. Diện tích Hà Nội sẽ mở rộng từ 921 km2 lên 3.324, 92 km2, tức là mở rộng diện tích gấp 3,6 lần. Theo chúng tôi được biết, lượng kinh phí theo dự toán được áp dụng cho lãnh thổ Hà Nội trước 1/8/2008. Theo người đọc, từ nay đến nagỳ kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội chỉ còn dưới 3 năm, do đó chỉ nên giới hạn không gian nghiên cứu của đề án trong phạm vi không gian chính thức của Thủ đô trước ngày 01/8. Bên cạnh đó, sẽ là rất tốt nếu đề án bổ sung thêm bản đồ hành chính của Thủ đô mới theo Nghị quyết đã được Quốc hội phê duyệt. Chúng tôi đánh giá cao những nội dung, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án và đánh giá bản đề cương nghiên cứu xếp loại tốt. Đề nghị cơ quan chủ quản phê duyệt và sớm cho tập thể tác giả triển khai thực hiện.
TS Lê Phước Dũng (19/08/2011)
I. Về nội dung bản thuyết minh Về cơ bản tác giả đã nêu được khái quát về nội dung của tập Atlas Thăng Long - Hà Nội và các phương pháp thu thập số liệu và thành lập các trang bản đồ và thuyết minh cho tập. Tuy nhiên trong bản thuyết minh còn thiếu các vấn đề sau: 1. Chưa đến cập đến loại hình của sản phẩm: Atlas điện tử hay Atlas in trên giấy, kích thước của tập. 2. Mục 9.3 của phần thuyết minh còn chưa đề cập đến các tập Atlas do Nhà xuất bản Bản đồ đã xuất bản trước đây: Tập bản đồ Vệ tinh Thành phố Hà Nội, Tập bản đồ Dân số, gia đình và trẻ em, Tập bản đồ Đường phố Hà Nội. 3. Mục 12.1 Họ của người hợp tác tại dòng 9 là sai. Mục 12.2 Nội dung hợp tác nên chỉnh lại từ ngữ cho sát nghĩa như: phân bố các bộ phận (quận, huyện, xã, phường); phân bổ nội dung cho từng bản đồ; quy định khái quát hoá thống nhất… 4. Mục 13.1 Nên thay chữ các ảnh kèm theo bằng ảnh minh hoạ; kháng chiến chống Mỹ bằng kháng chiến chống Đế quốc Mỹ. Mục 13.2 Kết cấu: nên nêu rõ cấu trúc của tập bản đồ với: - Thứ tự các chương, các trang. - Chủ đề từng bản đồ với các thông số: các chủ đề chính; chủ đề phụ. - Tỷ lệ bản đồ chính, bản đồ phụ. - Kích thước tờ bản đồ, bài viết và hình ảnh minh hoạ. - vv… Vì nếu chỉ nêu chung chung như trong Đề án sau này không có cơ sở để nghiệm thu đề tài. 5. Mục 16.1 Thiếu tỷ lệ cụ thể cho các loại bản đồ A, B, C, D vì trên cơ sở tỷ lệ và chủ đề của bản đồ mới áp được giá biên tập từng trang bản đồ cụ thể. Mục 16.4 Đơn giá ảnh vệ tinh quá đắt: 10.000.000đ/ 1trang bản đồ vệ tinh. Mục 16.7 Cột 2 Chi phí cho Ban biên tập hết 36.000.000 đồng trong đó cộng 2 năm ở cột 3 và 4 có 27.000.000đ. Mục 16.8 Về quản lý phí, văn phòng phẩm, hội thảo, chi khác… cần tính và thống kê đầy đủ theo quy định chung của đề tài nghiên cứu khoa học. II. Về các chủ đề bản đồ Khi quyết định cấu trúc của tập cần thu thập và nghiên cứu rõ tình hình tư liệu để có thể đưa ra các chủ đề bản đồ có tính khả thi, tránh tình trạng đưa các chủ đề quá to tát sau đó không có tư liệu để biên tập nội dung bản đồ. Do số trang bản đồ không nhiều (45 trang) vì vậy việc chọn chủ đề và phân bố chủ đề cho các chương cần nghiên cứu kỹ hơn. Ví dụ: phần 3.3 đề cập đến vấn đề giáo dục nhưng thiếu trang bản đồ Giáo dục phổ thông… Trên đây là một số ý kiến góp ý để Chủ nhiệm Đề án tham khảo. Chúc Đề án Nghiên cứu và thành lập Atlas Thăng Long - Hà Nội thành công tốt đẹp.
PGS.TS. Lê Huỳnh (19/08/2011)
I. Tính cấp thiết của đề tài Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật… của cả nước. Tuy thế, cho tới hiện nay chưa có nhiều công trình khoa học - kỹ thuật giới thiệu về Hà Nội một cách xứng tầm với vai trò của nó. Cách đây hơn 20 năm (1984), một công trình nghiên cứu tổng hợp với quy mô lớn, có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan ban ngành của Trung ương và Hà Nội xây dựng tập “Atlas Hà Nội” với hơn 200 trang tác giả. Nhưng rất tiếc vì nhiều lý do, công trình đó không được ra đời trọn vẹn mà chỉ là tập trích lược in 30 trang để kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô. Rõ ràng tập Atlas Hà Nội trích lược đó không xứng với vai trò, tầm vóc của Hà Nội và hiện nay nó chỉ là một tài liệu tham khảo, đánh dấu một ý tưởng, một công trình khoa học rất có ý nghĩa nhưng chưa trở thành hiện thực. Hà Nội ngày nay đã phát triển không ngừng về mọi mặt, mục tiêu phát triển của Hà Nội là một Thủ đô - một tổng thể đa trung tâm, có cấu trúc hoàn chỉnh và hiện đại. Vì vậy, việc xây dựng tập Atlas Thăng Long - Hà Nội thể hiện một cách tổng hợp quá trình phát triển về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội hiện tại cũng như những thông tin về nghìn năm văn hiến, những tiềm năng để vươn tới những phát triển mới hiện đại, là một công trình hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt: kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, đặc biệt có ý nghĩa quảng bá giới thiệu về Hà Nội nghìn năm văn hiến và một Hà Nội hiện đại trong tương lai. II. Mục tiêu và phương pháp tiến hành đề tài Mục tiêu của đề tài được đặt ra thông qua việc xác định rõ mục đích của tập Atlas Hà Nội; phản ánh một cách khái quát quá trình phát triển, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội hiện nay của Thủ đô Hà Nội, cũng cấp những thông tin nhiều mặt về Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến và những tiềm năng cho phát triển tương lai; đồng thờì cũng nêu lên những ý nghĩa thực tiễn và khoa học, xác định rõ đối tượng phục vụ của tập Atlas. Để thực hiện đề tài, các tác giả đã xác định rõ cách tiếp cận khoa học và đúng đắn như tiếp cận hệ thống, tiếp cận hoàn chỉnh, tiếp cận quan điểm lịch sử, từ đó đưa ra những phương pháp quan trọng được áp dụng trong quá trình triển khai đề tài như phương pháp thống kê, phân tích hệ thống, điều tra tổng hợp, phương pháp bản đồ - hệ thông tin địa lý, phương pháp chuyên gia… Đó là những phương pháp đúng đắn, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại thường được áp dụng trong công tác thành lập bản đồ nói chung và Atlas nói riêng. III. Nội dung của Atlas Nội dung của Atlas bao gồm hệ thống bản đồ, hình ảnh, bảng biểu và phần thuyết minh với dự kiến 100 trang trong đó 50 trang chữ, 50 trang hình ảnh, 45 bản đồ, 30 - 40 biểu bảng. Cấu trúc của tập Atlas bao gồm các phần: - Mở đầu: giới thiệu chung về vị trí và đặc điểm địa lý chung Hà Nội - Phần 1: Lịch sử Hà Nội qua hệ thống bản đồ. Thể hiện lịch sử phát triển và thay đổi lãnh thổ Hà Nội qua từng giai đoạn lịch sử. - Phần 2: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: giới thiệu những điều kiện cơ bản về địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như: địa chất địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng sinh vật, cảnh quan… - Phần 3: Dân cư, kinh tế - xã hội: thể hiện phân bố và các đặc điểm cơ bản về dân cư, lao động Hà Nội, tình hình phát triển kinh tế, các ngành kinh tế… Cấu trúc và nội dung như trên là hợp lý, nội dung phong phú đề cập tổng hợp tới mọi vấn đề của Hà Nội, đáp ứng được những yêu cầu mục đích đã đặt ra với đề tài. IV. Những ý kiến trao đổi - Một vấn đề rất quan trọng đối với công tác thành lập Atlas Hà Nội là xác định phạm vi không gian của lãnh thổ thành lập Atlas. Đó là Hà Nội hiên nay hay Hà Nội mở rộng như Quốc hội vừa thông qua. Trông đề cương đề tài chưa thấy nói rõ điều này. Nếu thành lập Atlas Hà Nội hiện tại thì tương lai gần không phù hợp với Hà Nội mới. Nếu thành lập Atlas Hà Nội mở rộng vừa thông qua thì với thời gian 18 tháng cùng bộn bề công việc, đề tài khó có thể hoàn thành. - Trong mục liệt kê (9.2) các tác phẩm, công trình có liên quan, đề tài còn thiếu nhiều công trình liên quan gần gũi với hướng nghiên cứu đề tài đó là các tập Atlas quốc gia, khu vực, thủ đô, tỉnh, thành phố hoặc quận, huyện… đấy chính là thể loại Atlas, còn những bản đồ liệt kê trong đề cương chỉ là những bản đồ chuyên đề thành phần mà nguyên tắc và phương pháp thành lập khác với Atlas. - Danh sách các chuyên gia hợp tác thấy thiếu những chuyên gia chuyên ngành đặc biệt, các chuyên gia kinh tế - xã hội. Chúng ta đều biết mỗi một bản đồ trong tập Atlas đều là những bản đồ chuyên đề, đặc điểm thành lập bản đồ chuyên đề là sự hợp tác giữa các nhà chuyên môn với các nhà bản đồ. - Về nội dung cụ thể của đề cương Atlas: + Như đã nói ở trên, trước hết phải xác định rõ ràng phạm vi lãnh thổ Hà Nội để thành lập Atlas - vì điều này quyết định tới tất cả nội dung công tác thành lập Atlas từ cơ sở toán học, kích thước khuôn khổ, phạm vi nội dung và phương pháp trình bày… + Thông thường trong đề cương xây dựng Atlas cần xác định rõ cấu trúc nội dung các chương, các phần của toàn tập Atlas, xác lập nguyên tắc xác định nội dung, có market toàn tập cũng như từng trang bản đồ. Phần này đề cương chưa trình bày cụ thể. + Phần 1 của nội dung (mục 1.2.4) có đưa ra bản đồ Vùng Hà Nội - đó là bản đồ Hà Nội mở rộng vừa được thông qua hay là bản đồ vùng Hà Nội của thành phố Hà Nội hiện tại? * Mục (1.3) Thăng Long - Hà Nội trong các cuộc chống ngoại xâm… cần nêu rõ cụ thể là những bản đồ nào? Nội dung là gì? + Phần 2: Điều kiện tự nhiên, cần thiết nên có 1 bản đồ về môi trường Hà Nội. + Phần 3: Dân cư kinh tế, xã hội * Mục (3.1) Dân cư: chưa đề cập tới một đặc điểm cơ bản của dân số là kết cấu dân số, trong đó lựa chọn các loại kết cấu dân số nào để phản ánh đặc trưng dân số Hà Nội - là Thủ đô, là trung tâm nhiều lĩnh vực của cả nước. Cũng cần lưu ý tới vấn đề di dân tự do trong hiện tại và tương lai. * Nên đưa bản đồ kinh tế chung lên đầu của mục (3.2) Kinh tế: vì trước hết cần nêu lên đặc điểm chung của nền kinh tế Hà Nội - bức tranh kinh tế tổng thể của Hà Nội rồi sau đó mới đề cập tới các ngành kinh tế cụ thể. * Chưa rõ nội dung bản đồ công nghiệp đề cập tới vấn đề gì? Nếu chỉ có 1 bản đồ công nghiệp thì không thể phản ánh được đầy đủ hiện trạng sản xuất công nghiệp, cơ cấu ngành và vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp…Vốn dĩ Hà Nội là 1 trong 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước và khi Hà Nội mở rộng, trung tâm công nghiệp này sẽ lớn nhất nước vì thế không thể chỉ xây dựng một bản đồ công nghiệp của Hà Nội được. Hơn nữa, vai trò và tỷ trọng của ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ lệ lớn, áp đảo trong cơ cấu kinh tế của Hà Nội từ nhiều năm nay. * Xét về mặt cấu trúc nội dung và sự thống nhất trong tập Atlas tại sao ngành nông - lâm nghiệp lại có thể có loại bản đồ nông - lâm nghiệp chung và các bản đồ nông nghiệp ngành. Trong khi đó ngành công nghiệp lại chỉ có 1 bản đồ và không rõ đó là bản đồ công nghiệp chung hay công nghiệp ngành. Trong nhóm bản đồ nông - lâm nghiệp vì sao lại không xây dựng bản đồ ngành thuỷ sản? + Mục (3.3) Quản lý hành chính, khoa học, giáo dục đào tạo… còn thiếu 1 bản đồ quan trọng đó là giáo dục phổ thông của Hà Nội. Đó chính là mảng giáo dục quan trọng nhất đối với mỗi đơn vị hành chính (tỉnh, thành phố…). Các bản đồ cơ sở đào tạo Đại học, Trung học chuyên nghiệp… chủ yếu là của Trung ương, của các bộ, ngành đóng trên địa bàn Hà Nội. + Bản đồ các công trình văn hoá và di tích lịch sử cần chú ý để không trùng lặp với nội dung của bản đồ du lịch khi đề cập tới tài nguyên du lịch nhân văn. Mặt khác, bản đồ này chưa phản ánh được đầy đủ và bản chất của ngành Văn hoá Hà Nội. + Về kết quả của các đề tài: Với tập Atlas Thăng Long - Hà Nội 100 trang trong đó chỉ có 45 trang bản đồ là quá ít, khó có thể phản ánh đầy đủ, tổng hợp mọi lĩnh vực cũng như đặc điểm đặc trưng của Hà Nội. Nếu xét tỷ lệ nội dung trong một tập Atlas rõ ràng số lượng bản đồ ít so với những nội dung chữ (50 trang thuyết minh) hình ảnh (50) và bảng biểu (30 - 40), trong khi tác phẩm mang tên Atlas. Vậy nên số lượng bản đồ trong tập Atlas phải chiếm tỷ lệ chính và quan trọng nhất. - Nếu so với yêu cầu quy mô của tập Atlas thì vốn kinh phí dự trù theo đề cương là ít, sẽ khó khăn trong khi triển khai đề tài. V. Kết luận - Chúng tôi xin khẳng định đây sẽ là một công trình khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với Hà Nội về nhiều mặt: Kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, thông tin quảng bá về Hà Nội một cách hữu hiệu. - Đề cương bản thảo Atlas Thăng Long - Hà Nội được xây dựng một cách khoa học, có cấu trúc nội dung hợp lý, nội dung phong phú phản ánh một cách tổng hợp về tất cả các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử hào hùng nghìn năm văn hiến Hà Nội. - Với chất lượng nội dung bản thảo, phương pháp tiến hành khoa học, với lực lượng cán bộ khoa học tham gia có kinh nghiệm và trình độ cao, đề án này mang tính khả thi cao. - Từ đề cương bản thảo đến cuối cùng của đề tài, nhóm tác giả còn phải tiếp tục nhiều công đoạn, nhiều công việc chi tiết trong công tác thành lập Atlas, trong đó có sự lưu tâm chú ý tới những ý kiến đóng góp, trao đổi của nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học.
PGS.TS. Lê Huỳnh (25/08/2010)
I. Tính cấp thiết của đề tài Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật... của cả nước với lịch sử nghìn năm văn hiến. Tuy vậy, cho tới hiện nay chưa có nhiều công trình khoa học - kỹ thuật giới thiệu về Hà Nội một cách xứng tầm với vai trò, tầm vóc của nó. Cách đây hơn 20 năm (1984) một công trình nghiên cứu tổng hợp với quy mô lớn, có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan ban ngành của Trung ương và Hà Nội xây dựng tập "Atlas Hà Nội" với trên 200 trang tác giả. Nhưng rất tiếc vì nhiều lý so, công trình đó không được ra đời trọn vẹn mà chỉ tập trích lược in 30 trang để kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô. Rõ ràng tập Atlas Hà Nội trích lược đó không xứng với vai trò, tầm vóc của Hà Nội và hiện nay nó chỉ là một tài liệu tham khảo, đánh dấu một ý tưởng, một công trình khoa học rất có ý nghĩa nhưng chưa trở thành hiện thực. Hà Nội ngày nay đã phát triển không ngừng về mọi mặt, mục tiêu phát triển của Hà Nội là một Thủ đô - một tổng thể đa trung tâm, có cấu trúc hoàn chỉnh và hiện đại. Vì vậy việc xây dựng "Atlas Thăng Long - Hà Nội" thể hiện một cách tổng hợp quá trình phát triển, điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội hiện tại cũng như những thông tin về nghìn năm văn hiến, những tiềm năng để vươn tới những phát triển mới hiện đại, là một công trình hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt: kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, đặc biệt có ý nghĩa quảng bá giới thiệu về Hà Nội nghìn năm văn hiến và một Hà Nội hiện đại trong tương lai. II. Mục tiêu và phương pháp tiến hành đề tài Mục tiêu của đề tài được đặt ra thông qua việc xác định rõ mục đích của tập Atlas Hà Nội: phản ánh một cách khái quát quá trình phát triển, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội hiện nay của Thủ đô Hà Nội, cung cấp những thông tin nhiều mặt về Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến và những tiềm năng cho phát triển tương lai, đồng thời cũng nêu lên những ý nghĩa thực tiễn và khoa học của Atlas. Để thực hiện đề tài, các tác giả đã xác định rõ cách tiếp cận khoa học đúng đắn như tiếp cận hệ thống, tiếp cận hoàn chỉnh, tiếp cận theo quan điểm lịch sử, từ đó đưa ra những phương pháp quan trọng được áp dụng trong quá trình triển khai đề tài như: phương pháp thống kê, phân tích hệ thống, điều tra tổng hợp, phương pháp bản đồ - hệ thống tin địa lý, phương pháp chuyên gia... Đó là những phương pháp đúng đắn, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại thường được áp dụng trong công tác thành lập bản đồ nói chung và Atlas nói riêng. III. Nội dung của Atlas Nội dung của "Atlas Thăng Long - Hà Nội" bao gồm hệ thống các trang bản đồ, biểu đồ, bảng biểu và phần thuyết minh. Cụ thể Atlas bao gồm 60 trang bản đồ, 44 trang thuyết minh. Tiếc rằng Atlas thiếu phần tranh ảnh như trong đề cương đã nêu. Cấu trúc toàn tập Atlas bao gồm 7 chương, sắp xếp theo một cấu trúc và trình tự lôgic. Sau phần mở đầu và trang ký hiệu chung là các chương. - Chương I: Giới thiệu chung với 3 trang thuyết minh ngắn gọn, súc tích về sự phát triển lãnh thổ, về hình thể, vị thế của Thăng Long - Hà Nội, các cơ quan quản lý hành chính theo quận huyện, 6 trang đơn bản đồ. Hà Nội trong lãnh thổ Việt Nam tỉ lệ 1:7000.000, Hà Nội nhìn từ vũ trụ tỉ lệ 1: 300.000, hình thể 1:220.000, hành chính 1:220.000, 2 trang kép bản đồ: các cơ quan quản lý hành chính 1:220.000 và các cơ quan quản lý hành chính cấp thành phố tỷ lệ 1:65.000. Bản đồ hành chính tỷ lệ 1:300.000. - Chương II: Lịch sử - hành chính: với 8 trang thuyết minh về Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ, quá trình thay đổi lãnh thổ và địa giới hành chính, Thăng Long - Hà Nội trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và đô hộ. Những nội dung đó được thể hiện với 10 trang bản đồ về kinh thành Thăng Long qua các thời kỳ Lý - Trần, Lê, Nguyễn. Sự thay đổi lãnh thổ và địa giới hành chính của Hà Nội những năm 1831, 1873, 1925, thời kỳ 1955 - 1978, 1979 - 1995, 1996 - 2007. 6 trang bản đồ giới thiệu Thăng Long - Hà Nội trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và đô hộ. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên và giải phóng Thăng Long năm 1285. Trên bao vây, tiến công và giải phóng Đông Quan (1426 - 1427), Chiến dịch Thăng Long đại phá quân xâm lược Mãn Thanh (1789), Hà Nội - cao trào cách mạng tháng Tám 1945; Hà Nội mở đầu kháng chiến toàn quốc (19-20/12/1946), Hà Nội 60 ngày đêm chiến đấu (19/12/1946 - 17/2/1947), Hà Nội - Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (12/1972). - Chương III: Điều kiện tự nhiên. Bao gồm 16 trang thuyết minh về đặc điểm chung, địa chất, khoáng sản, nước dưới đất, đặc điểm địa chất công trình, đặc điểm địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan của Hà Nội. Với 9 trang bản đồ kép, tỉ lệ 1: 150.000 với các chủ đề: Địa chất - khoáng sản, địa chất thủy văn, địa chất - công trình, địa mạo, nắng - nhiệt độ, mưa - dòng chảy, đất, thảm thực vật, cảnh quan. - Chương IV: Dân cư - lao động với 3 trang thuyết minh về phân bố dân cư, mật độ dân cư, các khu chung cư đô thị, cơ cấu dân cư và nguồn lao động. Nội dung dân cư - lao động được thể hiện ở 3 trang bản đồ kép với tỉ lệ 1:150.000 về phân bố dân cư, dân số, nguồn lao động và 1 trang kép với 2 bản đồ: khu chung cư và xây dựng đô thị tỉ lệ 1:220.000 và bản đồ phân bố các khu chung cư khu vực nội thành tỉ lệ 1:65.000. - Chương V: Kinh tế với 6 trang thuyết minh về tài chính, thương mại và dịch vụ, giao thông vận tải, công nghiệp và thủ công nghiệp, nông nghiệp, đất và việc sử dụng đất, bưu chính viễn thông. Về bản đồ gồm có 13 trang bản đồ kép có tỉ lệ 1:150.000 với các chủ đề: kinh tế chung, công nghiệp chung, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và làng nghề, các trung tâm và cơ sở công nghiệp, mạng lưới giao thông, giao thông nội thành (1:28.000) nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, hiện trạng sử dụng đất năm 1993 và năm 2007, biến động sử dụng đất giai đoạn 1993 - 2007. Hai trang kép mỗi trang bao gồm 2 bản đồ như: Ngân hàng và dịch vụ thương mại tỉ lệ 1:220.000, phân bố mạng lưới ngân hàng siêu thị - chợ khu vực nội thành tỉ lệ 1:65.000, bưu chính viễn thông và dịch vụ văn hóa tỉ lệ 1:220.000, các cơ sở văn hóa và bưu chính viễn thông khu vực nội thành tỉ lệ 1:65.000. - Chương VI: Giáo dục - khoa học, văn hóa - y tế - thể thao. Có 4 trang thuyết minh về các vấn đề giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, văn hóa, y tế và thể thao. Có 5 trang bản đồ kép nhưng chỉ có 1 trang giáo dục phổ thông tỉ lệ 1:150.000, còn các trang khác như giáo dục đại học, tỉ lệ 1:65.000, và 1:500.000 các viện và trung tâm nghiên cứu 1:65.000, du lịch 1:65.000, di tích và danh thắng, y tế và thể thao tỉ lệ 1:220.000 và 65.000. - Chương VII: Quy hoạch với 2 trang thuyết minh về lịch sử quy hoạch thành phố và định hướng quy hoạch năm 2020. Bản đồ có 2 trang kép. Một trang quy hoạch Hà Nội qua các năm: 1943, 1981, 1996, 1998 và 1 trang bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội năm 2000 - 2020. Như vậy, căn cứ vào mục tiêu giới hạn, thời gian thực hiện và kinh phí cung cấp, đặc biệt trong khuôn khổ đề tài tủ sách "Thăng Long ngàn năm văn hiến" thì cấu trúc toàn tập "Atlas Thăng Long - Hà Nội" là phù hợp, trật tự cấu trúc lôgic đi từ việc giới thiệu chung về Thăng Long - Hà Nội, lịch sử thành phố qua các thời kỳ, về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư lao động đến các hoạt động kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục và quy hoạch thành phố trong tương lại gần. Cấu trúc nội dung đã hoàn toàn đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra: Atlas thể hiện một cách khái quát quá trình phát triển, các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, cung cấp thông tin nhiều mặt về Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nội dung Atlas đáp ứng cung cấp nguồn tư liệu để nghiên cứu, tham khảo, giảng dạy học tập về Hà Nội và là phương tiện quảng bá hiệu quả về Hà Nội. Về phương diện bản đồ, tập Atlas Thăng Long - Hà Nội đảm bảo những yêu cầu và tính chất của một tập Atlas. Atlas không đơn giản là một tập các bản đồ địa lý khác nhau ở dạng một cuốn sách. Atlas chứa đựng trong đó một hệ thống các bản đồ liên kết hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau, xuất phát từ mục đích yêu cầu (công năng) của Atlas và những đặc điểm sử dụng Atlas. Tập Atlas Thăng Long - Hà Nội được xây dựng đảm bảo tính đầy đủ đề tài, tính cụ thể và chi tiết về mặt địa lý, tính thống nhật nội tại trong nội dung, trong phương pháp xử lý các dữ liệu trong các phương pháp thể hiện, trong việc đặc xét các hiện tượng và đối tượng, trong cơ sở phân loại, phân cấp tổng quát và trong việc lựa chọn cơ sở toán học. Về cơ sở toán học của tập Atlas, việc lựa chọn các lưới chiếu đảm bảo tính thống nhất khi sử dụng lưới chiếu của hệ thống bản đồ nên đã được chuẩn hóa cho tất cả các trang bản đồ kép, thể hiện toàn bộ lãnh thổ Hà Nội với tỉ lệ thống nhất 1:150.000 cũng như các bản đồ đơn tỉ lệ 1:220.000. Hệ thống tỉ lệ trong tập Atlas cũng được lựa chọn, cân nhắc hợp lý. Trong đó tỷ lệ cơ bản là 1:150.000 cho các trang bản đồ kép, tỉ lệ 1:220.000 cho các trang đơn, tỷ lệ 1:65.000 cho bản đồ các vùng nội thành, tỷ lệ 1:350.000 cho các trang bản đồ thành phần (yếu tố) khí hậu, ngoài ra còn sử dụng các tỷ lệ 1:400.000 cho các bản đồ “Chêm”... Bố cục các trang mang tính thống nhất và hợp lý, tiết kiệm theo khổ giấy. Về mặt ngôn ngữ bản đồ: Với nội dung phong phú đa dạng, lượng thông tin nhiều chiều, nhiều lớp, các tác giả đã vận dụng sáng tạo những đặc tính và công năng của ngôn ngữ bản đồ, lựa chọn những phương pháp thể hiện bản đồ đạt hiệu quả cao, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp thể hiện, lựa chọn các phương án, các chỉ số thể hiện tối ưu nhất để phản ánh một khối lượng nội dung rất lớn trong toàn tập Atlas. Atlas được trình bày một cách khoa học, chính xác có tính trực quan và tính thẩm mỹ cao. IV. Những ý kiến trao đổi Công tác thành lập Atlas như tập “Atlas Thăng Long – Hà Nội” là một công việc hết sức khó khăn, phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, với sự tham gia đóng góp của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà chuyên môn, kỹ thuật thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Vì thế không thể có một tác phẩm bản đồ hoàn mỹ như mong muốn. Để góp phần làm cho tác phẩm “Atlas Thăng Long – Hà Nội” được hoàn thiện hơn, chúng tôi xin mạnh dạn có một số ý kiến trao đổi sau đây: 1. Về cấu trúc nội dung của toàn tập là hợp lý và logic, song xếp ngành kinh tế du lịch vào chương VI: Giáo dục - Khoa học - Du lịch - Văn hóa - Y tế - Thể thao là không hợp lý lắm. Về nguyên tắc phân loại: Du lịch là một ngành kinh tế thuộc nhóm dịch vụ như ngân hàng, thương mại, bưu chính, viễn thông ... không thuộc các ngành văn hóa - xã hội. Vì thế nên đưa du lịch lên chương V: Kinh tế. 2. Về các phương pháp thể hiện bản đồ, đặc biệt nhóm bản đồ kinh tế - xã hội, việc lựa chọn các phương pháp thể hiện đối với từng nội dung theo chủ đề là chuẩn xác, nhưng việc lựa chọn các phương án, các chỉ số thể hiện thiên về tính trực quan, thông báo những số liệu thống kê (về quy mô - số lượng) của các đối tượng thể hiện theo các đơn vị hành chính mà ít chú ý tới tính chính xác toán học của phương pháp thể hiện. 3. Sau đây chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến cụ thể theo từng chương hoặc theo từng trang bản đồ. - Trang ký hiệu: + Ở mục 2: Dân cư, giải thích ký hiệu với địa danh Mỹ Đình là “Dân cư, tên dân cư” mà nên giải thích là “điểm dân cư, tên điểm dân cư”. + Ở mục 5 ký hiệu khác: nên đưa ký hiệu sân bay lên mục 3. Giao thông. Còn các ký hiệu khác cần tìm những ký hiệu chưa ghi chú. - Chương I. Giới thiệu chung, phần thuyết minh trang 3 mục hình thể: “Về mặt sơn văn, Hà Nội có đủ cả 3 nhóm địa hình cơ bản là đồng bằng, đồi núi...”. Theo tôi “Sơn văn” là để chỉ các hệ thống núi vì thế nên thay là “về mặt địa hình, Hà Nội có đủ cả 3 nhóm địa hình cơ bản...”. - Hà Nội trong lãnh thổ Việt nam chưa cập nhật một số đô thị, thị xã nay đã lên thành phố như Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Sơn La, Phủ Lý... - Bản đồ hành chính (2007) + Rất nhiều ký hiệu trên bản đồ không có trong bảng ký hiệu chung như trụ sở các xã. + Ký hiệu trung tâm hành chính các cấp khác màu so với màu ký hiệu trong bảng ký hiệu. - Bản đồ Hà Nội trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. + Quan hệ đối ngoại của Hà Nội chỉ với Trung Quốc, còn so với các nước khác thông qua cảng Hải Phòng thì sao? - Chương II. Lịch sử - Hành chính: + Tất cả các bản đồ lịch sử đều không có tỷ lệ, một số bản đồ còn thể hiện cả lưới kinh vĩ tuyến nhưng tại sao lại không có tỷ lệ. Về nguyên tắc bản đồ không thể không có tỷ lệ, không tỷ lệ sẽ không thể so sánh không gian, dẫn tới những sai lệch về nhận thức không gian. - Chương III. Điều kiện tự nhiên: + Bản đồ nền của hệ thống bản đồ các yếu tố khí hậu nên lược bớt một số yếu tố, để làm nổi bật nội dung của các yếu tố khí hậu. - Chương IV. Dân cư - lao động + Bản đồ dân số: Tại sao không kết hợp thể hiện hai nội dung: Tỷ suất sinh và tỷ suất tử với tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên, một chỉ tiêu dân số quan trọng. Để không phải thể hiện tỷ lệ gia tăng tự nhiên bằng phương pháp Cartogram lãng phí về mặt diện tích thể hiện, mặt khác không thể hiện được mối tương quan giữa tỷ suất sinh và tỷ suất tử dẫn đến tỷ lệ gia tăng tự nhiên. Hơn nữa thông thường chỉ số gia tăng tự nhiên thường được tính bằng đơn vị % chứ không theo %0. Kích thước của các biểu độ (tháp tuổi, tỷ suất di cư, nhập cư quá lớn làm cho bản đồ lộn xộn kém tính địa lý). + Bản đồ nguồn lao động: Chỉ số: Số lao động có việc làm thường xuyên trên tổng số lao động, trong chú giải chia làm 3 cấp (3 thang màu) nhưng trên bản đồ lại chia thành 5 bậc thang màu khác nhau. Như các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm ở bậc nào? Bản đồ nguồn lao động nên thiết kế thành hai bản đồ: các huyện và ngoại thành trên bản đồ tỷ lệ 1:220.000 và bản đồ nội thành 1:65.000. Như thế sẽ làm cho bản đồ thoáng dễ đọc, không lộn xộn như thiết kế một bản đồ 1:150.000. - Chương V. Kinh tế + Các chỉ tiêu thể hiện các đối tượng kinh tế trên các bản đồ nói chung thiếu chặt chẽ về mặt toán học. Vì thế phương pháp thể hiện hơi thiên về hướng thống kê làm cho tính chặt chẽ, chính xác của phương pháp thể hiện không phát huy được. + Bản đồ các ngành công nghiệp (1:150.000): Dùng màu để thể hiện các đơn vị hành chính huyện, quận là rất lãng phí diện tích thể hiện. Nếu như lựa chọn một chỉ tiêu bình quân nào đó thuộc về công nghiệp sẽ làm cho nội dung bản đồ phong phú hơn. + Bản đồ thủ công nghiệp và làng nghề. Thể hiện số cơ sở thủ công nghiệp bằng phương pháp cartogram là không hợp lý vì cartogram thể hiện số lượng tương đối, trong khi số lượng cơ sở thủ công của các huyện, quận là những con số cụ thể. Vì thế nên thay phương pháp cartogram bằng cartodiagram. Và thay cartogram bằng một chỉ tiêu bình quân khác, thí dụ tỷ lệ giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp so với giá trị sản xuất công nghiệp theo các đơn vị hành chính huyện, quận. + Bản đồ các trung tâm và cơ sở công nghiệp. Thể hiện quy mô của các khu công nghiệp và cụm công nghiệp bằng chỉ tiêu diện tích là chưa phản ánh chính xác giá trị sản xuất, năng lực sản xuất của các khu và cụm công nghiệp nhất là trên địa bàn Hà Nội. Theo tôi nên thay bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp. Chưa có thông tin về đặc điểm sản xuất (loại hình) của các khu và cụm công nghiệp, hay thông tin về các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động và dự kiến... + Bản đồ giao thông Trong chú giải ký hiệu đường sắt là nét đôi có gạch nhưng trên bản đồ là nét đơn có gạch (không thống nhất với ký hiệu trong bản đồ giao thông nội thành). Thiếu ký hiệu cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì (hoặc ký hiệu quá mảnh so với cầu Long Biên, Chương Dương...) + Bản đồ nông nghiệp (1:150.000) Thể loại là nông nghiệp chung nhưng nội dung nghèo. Chú giải nên ghi rõ: giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. + Bản đồ bưu chính viễn thông và dịch vụ văn hóa Không thể hiện được mạng lưới phân bố các bưu cục, điều đó quan trọng hơn là số lượng, mặt khác nếu thể hiện được sự phân bố của các bưu cục thì cũng thể hiện được cả số lượng bưu cục. Yếu tố viễn thông không được thể hiện trên bản đồ. Các dịch vụ văn hóa cũng không được thể hiện ở các huyện và khu vực ngoại thành. - Chương VI. Giáo dục - Khoa học - Văn hóa - Y tế - Thể thao. + Bản đồ giáo dục phổ thông: Nên thiết kế thành 2 bản đồ tỷ lệ 1:220.000 và 1:65.000 cho nội thành để trong bản đồ không quá nặng nề và lộn xộn. Không thể hiện được sự phân bố của mạng lưới các trường, ở đây phương pháp thể hiện mang tính chất thống kê nhiều hơn ý nghĩa bản đồ. Chỉ tiêu số học sinh phổ thông trên 100 dân không phản ánh đúng tình hình và chất lượng giáo dục của Hà Nội, chỉ số này của Hà Nội sẽ thấp hơn một số tỉnh vùng núi, Tây Nguyên. Vì thế tốt nhất là lấy chỉ số tỷ lệ học sinh phổ thông trên dân số trong độ tuổi đi học. + Bản đồ du lịch: Về không gian thể hiện thực chất đó là bản đồ du lịch nội thành với các quận chứ không phải bản đồ du lịch Hà Nội. Theo chủ đề của bản đồ: Du lịch “thì nội dung còn thiếu rất nhiều. Nội dung như chú giải của bản đồ thực chất mới chủ yếu đề cập tới cơ sở hạ tâng và cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch mà thôi. + Bản đồ di tích và danh thắng: Thể hiện mật độ di tích lịch sử theo các quận, huyện, tại sao quận Long Biên không được thể hiện (cấp nào) và tại sao lại là màu tím. + Bản đồ quy hoạch hoàn toàn không có địa danh nào. V. Kết luận - Chúng tôi khẳng định đây là một công trình khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với Hà Nội về mặt kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật, giáo dục đào tạo, thông tin quảng bá về Hà Nội một cách hữu hiệu. - Với khối lượng nội dung mà Atlas đề cập là rất lớn, trong khi quỹ thời gian và kinh phí ep hẹp, với tinh thần khoa học và phục vụ tập teher tác giả đã rất cố gắng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. - Tập Atlas Thăng Long - Hà Nội được xây dựng với cấu trúc nội dung chặt chẽ thể hiện được đầy đủ những mục tiêu đặt ra, trình tự các chương, mục nội dung và hệ thống bản đồ logic và hợp lý. Chất lượng khoa học của Atlas cao cả về mặt nội dung theo các chủ đề, cả về mặt phương pháp bản đồ. Atlas Thăng Long - Hà Nội thực sự là một món quà quý giá mừng Hà Nội 1000 năm văn hiến, nó là một tài liệu khoa học rất bổ ích cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu, giảng dạy và học tập về Hà Nội. - Atlas Thăng Long - Hà Nội được hoàn thành một cách xuất sắc. Tuy nhiên để tập Atlas được hoàn thiện hơn, tốt hơn mong tập thể tác giả lưu tâm chú ý tới những ý kiến đóng góp trao đổi của nhiều cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học.
PGS.TS. Lê Huỳnh (25/08/2010)
I. Tính cấp thiết của đề tài Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật... của cả nước với lịch sử nghìn năm văn hiến. Tuy vậy, cho tới hiện nay chưa có nhiều công trình khoa học - kỹ thuật giới thiệu về Hà Nội một cách xứng tầm với vai trò, tầm vóc của nó. Cách đây hơn 20 năm (1984) một công trình nghiên cứu tổng hợp với quy mô lớn, có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan ban ngành của Trung ương và Hà Nội xây dựng tập "Atlas Hà Nội" với trên 200 trang tác giả. Nhưng rất tiếc vì nhiều lý so, công trình đó không được ra đời trọn vẹn mà chỉ tập trích lược in 30 trang để kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô. Rõ ràng tập Atlas Hà Nội trích lược đó không xứng với vai trò, tầm vóc của Hà Nội và hiện nay nó chỉ là một tài liệu tham khảo, đánh dấu một ý tưởng, một công trình khoa học rất có ý nghĩa nhưng chưa trở thành hiện thực. Hà Nội ngày nay đã phát triển không ngừng về mọi mặt, mục tiêu phát triển của Hà Nội là một Thủ đô - một tổng thể đa trung tâm, có cấu trúc hoàn chỉnh và hiện đại. Vì vậy việc xây dựng "Atlas Thăng Long - Hà Nội" thể hiện một cách tổng hợp quá trình phát triển, điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội hiện tại cũng như những thông tin về nghìn năm văn hiến, những tiềm năng để vươn tới những phát triển mới hiện đại, là một công trình hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt: kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, đặc biệt có ý nghĩa quảng bá giới thiệu về Hà Nội nghìn năm văn hiến và một Hà Nội hiện đại trong tương lai. II. Mục tiêu và phương pháp tiến hành đề tài Mục tiêu của đề tài được đặt ra thông qua việc xác định rõ mục đích của tập Atlas Hà Nội: phản ánh một cách khái quát quá trình phát triển, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội hiện nay của Thủ đô Hà Nội, cung cấp những thông tin nhiều mặt về Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến và những tiềm năng cho phát triển tương lai, đồng thời cũng nêu lên những ý nghĩa thực tiễn và khoa học của Atlas. Để thực hiện đề tài, các tác giả đã xác định rõ cách tiếp cận khoa học đúng đắn như tiếp cận hệ thống, tiếp cận hoàn chỉnh, tiếp cận theo quan điểm lịch sử, từ đó đưa ra những phương pháp quan trọng được áp dụng trong quá trình triển khai đề tài như: phương pháp thống kê, phân tích hệ thống, điều tra tổng hợp, phương pháp bản đồ - hệ thống tin địa lý, phương pháp chuyên gia... Đó là những phương pháp đúng đắn, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại thường được áp dụng trong công tác thành lập bản đồ nói chung và Atlas nói riêng. III. Nội dung của Atlas Nội dung của "Atlas Thăng Long - Hà Nội" bao gồm hệ thống các trang bản đồ, biểu đồ, bảng biểu và phần thuyết minh. Cụ thể Atlas bao gồm 60 trang bản đồ, 44 trang thuyết minh. Tiếc rằng Atlas thiếu phần tranh ảnh như trong đề cương đã nêu. Cấu trúc toàn tập Atlas bao gồm 7 chương, sắp xếp theo một cấu trúc và trình tự lôgic. Sau phần mở đầu và trang ký hiệu chung là các chương. - Chương I: Giới thiệu chung với 3 trang thuyết minh ngắn gọn, súc tích về sự phát triển lãnh thổ, về hình thể, vị thế của Thăng Long - Hà Nội, các cơ quan quản lý hành chính theo quận huyện, 6 trang đơn bản đồ. Hà Nội trong lãnh thổ Việt Nam tỉ lệ 1:7000.000, Hà Nội nhìn từ vũ trụ tỉ lệ 1: 300.000, hình thể 1:220.000, hành chính 1:220.000, 2 trang kép bản đồ: các cơ quan quản lý hành chính 1:220.000 và các cơ quan quản lý hành chính cấp thành phố tỷ lệ 1:65.000. Bản đồ hành chính tỷ lệ 1:300.000. - Chương II: Lịch sử - hành chính: với 8 trang thuyết minh về Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ, quá trình thay đổi lãnh thổ và địa giới hành chính, Thăng Long - Hà Nội trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và đô hộ. Những nội dung đó được thể hiện với 10 trang bản đồ về kinh thành Thăng Long qua các thời kỳ Lý - Trần, Lê, Nguyễn. Sự thay đổi lãnh thổ và địa giới hành chính của Hà Nội những năm 1831, 1873, 1925, thời kỳ 1955 - 1978, 1979 - 1995, 1996 - 2007. 6 trang bản đồ giới thiệu Thăng Long - Hà Nội trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và đô hộ. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên và giải phóng Thăng Long năm 1285. Trên bao vây, tiến công và giải phóng Đông Quan (1426 - 1427), Chiến dịch Thăng Long đại phá quân xâm lược Mãn Thanh (1789), Hà Nội - cao trào cách mạng tháng Tám 1945; Hà Nội mở đầu kháng chiến toàn quốc (19-20/12/1946), Hà Nội 60 ngày đêm chiến đấu (19/12/1946 - 17/2/1947), Hà Nội - Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (12/1972). - Chương III: Điều kiện tự nhiên. Bao gồm 16 trang thuyết minh về đặc điểm chung, địa chất, khoáng sản, nước dưới đất, đặc điểm địa chất công trình, đặc điểm địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan của Hà Nội. Với 9 trang bản đồ kép, tỉ lệ 1: 150.000 với các chủ đề: Địa chất - khoáng sản, địa chất thủy văn, địa chất - công trình, địa mạo, nắng - nhiệt độ, mưa - dòng chảy, đất, thảm thực vật, cảnh quan. - Chương IV: Dân cư - lao động với 3 trang thuyết minh về phân bố dân cư, mật độ dân cư, các khu chung cư đô thị, cơ cấu dân cư và nguồn lao động. Nội dung dân cư - lao động được thể hiện ở 3 trang bản đồ kép với tỉ lệ 1:150.000 về phân bố dân cư, dân số, nguồn lao động và 1 trang kép với 2 bản đồ: khu chung cư và xây dựng đô thị tỉ lệ 1:220.000 và bản đồ phân bố các khu chung cư khu vực nội thành tỉ lệ 1:65.000. - Chương V: Kinh tế với 6 trang thuyết minh về tài chính, thương mại và dịch vụ, giao thông vận tải, công nghiệp và thủ công nghiệp, nông nghiệp, đất và việc sử dụng đất, bưu chính viễn thông. Về bản đồ gồm có 13 trang bản đồ kép có tỉ lệ 1:150.000 với các chủ đề: kinh tế chung, công nghiệp chung, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và làng nghề, các trung tâm và cơ sở công nghiệp, mạng lưới giao thông, giao thông nội thành (1:28.000) nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, hiện trạng sử dụng đất năm 1993 và năm 2007, biến động sử dụng đất giai đoạn 1993 - 2007. Hai trang kép mỗi trang bao gồm 2 bản đồ như: Ngân hàng và dịch vụ thương mại tỉ lệ 1:220.000, phân bố mạng lưới ngân hàng siêu thị - chợ khu vực nội thành tỉ lệ 1:65.000, bưu chính viễn thông và dịch vụ văn hóa tỉ lệ 1:220.000, các cơ sở văn hóa và bưu chính viễn thông khu vực nội thành tỉ lệ 1:65.000. - Chương VI: Giáo dục - khoa học, văn hóa - y tế - thể thao. Có 4 trang thuyết minh về các vấn đề giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, văn hóa, y tế và thể thao. Có 5 trang bản đồ kép nhưng chỉ có 1 trang giáo dục phổ thông tỉ lệ 1:150.000, còn các trang khác như giáo dục đại học, tỉ lệ 1:65.000, và 1:500.000 các viện và trung tâm nghiên cứu 1:65.000, du lịch 1:65.000, di tích và danh thắng, y tế và thể thao tỉ lệ 1:220.000 và 65.000. - Chương VII: Quy hoạch với 2 trang thuyết minh về lịch sử quy hoạch thành phố và định hướng quy hoạch năm 2020. Bản đồ có 2 trang kép. Một trang quy hoạch Hà Nội qua các năm: 1943, 1981, 1996, 1998 và 1 trang bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội năm 2000 - 2020. Như vậy, căn cứ vào mục tiêu giới hạn, thời gian thực hiện và kinh phí cung cấp, đặc biệt trong khuôn khổ đề tài tủ sách "Thăng Long ngàn năm văn hiến" thì cấu trúc toàn tập "Atlas Thăng Long - Hà Nội" là phù hợp, trật tự cấu trúc lôgic đi từ việc giới thiệu chung về Thăng Long - Hà Nội, lịch sử thành phố qua các thời kỳ, về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư lao động đến các hoạt động kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục và quy hoạch thành phố trong tương lại gần. Cấu trúc nội dung đã hoàn toàn đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra: Atlas thể hiện một cách khái quát quá trình phát triển, các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, cung cấp thông tin nhiều mặt về Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nội dung Atlas đáp ứng cung cấp nguồn tư liệu để nghiên cứu, tham khảo, giảng dạy học tập về Hà Nội và là phương tiện quảng bá hiệu quả về Hà Nội. Về phương diện bản đồ, tập Atlas Thăng Long - Hà Nội đảm bảo những yêu cầu và tính chất của một tập Atlas. Atlas không đơn giản là một tập các bản đồ địa lý khác nhau ở dạng một cuốn sách. Atlas chứa đựng trong đó một hệ thống các bản đồ liên kết hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau, xuất phát từ mục đích yêu cầu (công năng) của Atlas và những đặc điểm sử dụng Atlas. Tập Atlas Thăng Long - Hà Nội được xây dựng đảm bảo tính đầy đủ đề tài, tính cụ thể và chi tiết về mặt địa lý, tính thống nhật nội tại trong nội dung, trong phương pháp xử lý các dữ liệu trong các phương pháp thể hiện, trong việc đặc xét các hiện tượng và đối tượng, trong cơ sở phân loại, phân cấp tổng quát và trong việc lựa chọn cơ sở toán học. Về cơ sở toán học của tập Atlas, việc lựa chọn các lưới chiếu đảm bảo tính thống nhất khi sử dụng lưới chiếu của hệ thống bản đồ nên đã được chuẩn hóa cho tất cả các trang bản đồ kép, thể hiện toàn bộ lãnh thổ Hà Nội với tỉ lệ thống nhất 1:150.000 cũng như các bản đồ đơn tỉ lệ 1:220.000. Hệ thống tỉ lệ trong tập Atlas cũng được lựa chọn, cân nhắc hợp lý. Trong đó tỷ lệ cơ bản là 1:150.000 cho các trang bản đồ kép, tỉ lệ 1:220.000 cho các trang đơn, tỷ lệ 1:65.000 cho bản đồ các vùng nội thành, tỷ lệ 1:350.000 cho các trang bản đồ thành phần (yếu tố) khí hậu, ngoài ra còn sử dụng các tỷ lệ 1:400.000 cho các bản đồ “Chêm”... Bố cục các trang mang tính thống nhất và hợp lý, tiết kiệm theo khổ giấy. Về mặt ngôn ngữ bản đồ: Với nội dung phong phú đa dạng, lượng thông tin nhiều chiều, nhiều lớp, các tác giả đã vận dụng sáng tạo những đặc tính và công năng của ngôn ngữ bản đồ, lựa chọn những phương pháp thể hiện bản đồ đạt hiệu quả cao, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp thể hiện, lựa chọn các phương án, các chỉ số thể hiện tối ưu nhất để phản ánh một khối lượng nội dung rất lớn trong toàn tập Atlas. Atlas được trình bày một cách khoa học, chính xác có tính trực quan và tính thẩm mỹ cao. IV. Những ý kiến trao đổi Công tác thành lập Atlas như tập “Atlas Thăng Long – Hà Nội” là một công việc hết sức khó khăn, phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, với sự tham gia đóng góp của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà chuyên môn, kỹ thuật thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Vì thế không thể có một tác phẩm bản đồ hoàn mỹ như mong muốn. Để góp phần làm cho tác phẩm “Atlas Thăng Long – Hà Nội” được hoàn thiện hơn, chúng tôi xin mạnh dạn có một số ý kiến trao đổi sau đây: 1. Về cấu trúc nội dung của toàn tập là hợp lý và logic, song xếp ngành kinh tế du lịch vào chương VI: Giáo dục - Khoa học - Du lịch - Văn hóa - Y tế - Thể thao là không hợp lý lắm. Về nguyên tắc phân loại: Du lịch là một ngành kinh tế thuộc nhóm dịch vụ như ngân hàng, thương mại, bưu chính, viễn thông ... không thuộc các ngành văn hóa - xã hội. Vì thế nên đưa du lịch lên chương V: Kinh tế. 2. Về các phương pháp thể hiện bản đồ, đặc biệt nhóm bản đồ kinh tế - xã hội, việc lựa chọn các phương pháp thể hiện đối với từng nội dung theo chủ đề là chuẩn xác, nhưng việc lựa chọn các phương án, các chỉ số thể hiện thiên về tính trực quan, thông báo những số liệu thống kê (về quy mô - số lượng) của các đối tượng thể hiện theo các đơn vị hành chính mà ít chú ý tới tính chính xác toán học của phương pháp thể hiện. 3. Sau đây chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến cụ thể theo từng chương hoặc theo từng trang bản đồ. - Trang ký hiệu: + Ở mục 2: Dân cư, giải thích ký hiệu với địa danh Mỹ Đình là “Dân cư, tên dân cư” mà nên giải thích là “điểm dân cư, tên điểm dân cư”. + Ở mục 5 ký hiệu khác: nên đưa ký hiệu sân bay lên mục 3. Giao thông. Còn các ký hiệu khác cần tìm những ký hiệu chưa ghi chú. - Chương I. Giới thiệu chung, phần thuyết minh trang 3 mục hình thể: “Về mặt sơn văn, Hà Nội có đủ cả 3 nhóm địa hình cơ bản là đồng bằng, đồi núi...”. Theo tôi “Sơn văn” là để chỉ các hệ thống núi vì thế nên thay là “về mặt địa hình, Hà Nội có đủ cả 3 nhóm địa hình cơ bản...”. - Hà Nội trong lãnh thổ Việt nam chưa cập nhật một số đô thị, thị xã nay đã lên thành phố như Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Sơn La, Phủ Lý... - Bản đồ hành chính (2007) + Rất nhiều ký hiệu trên bản đồ không có trong bảng ký hiệu chung như trụ sở các xã. + Ký hiệu trung tâm hành chính các cấp khác màu so với màu ký hiệu trong bảng ký hiệu. - Bản đồ Hà Nội trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. + Quan hệ đối ngoại của Hà Nội chỉ với Trung Quốc, còn so với các nước khác thông qua cảng Hải Phòng thì sao? - Chương II. Lịch sử - Hành chính: + Tất cả các bản đồ lịch sử đều không có tỷ lệ, một số bản đồ còn thể hiện cả lưới kinh vĩ tuyến nhưng tại sao lại không có tỷ lệ. Về nguyên tắc bản đồ không thể không có tỷ lệ, không tỷ lệ sẽ không thể so sánh không gian, dẫn tới những sai lệch về nhận thức không gian. - Chương III. Điều kiện tự nhiên: + Bản đồ nền của hệ thống bản đồ các yếu tố khí hậu nên lược bớt một số yếu tố, để làm nổi bật nội dung của các yếu tố khí hậu. - Chương IV. Dân cư - lao động + Bản đồ dân số: Tại sao không kết hợp thể hiện hai nội dung: Tỷ suất sinh và tỷ suất tử với tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên, một chỉ tiêu dân số quan trọng. Để không phải thể hiện tỷ lệ gia tăng tự nhiên bằng phương pháp Cartogram lãng phí về mặt diện tích thể hiện, mặt khác không thể hiện được mối tương quan giữa tỷ suất sinh và tỷ suất tử dẫn đến tỷ lệ gia tăng tự nhiên. Hơn nữa thông thường chỉ số gia tăng tự nhiên thường được tính bằng đơn vị % chứ không theo %0. Kích thước của các biểu độ (tháp tuổi, tỷ suất di cư, nhập cư quá lớn làm cho bản đồ lộn xộn kém tính địa lý). + Bản đồ nguồn lao động: Chỉ số: Số lao động có việc làm thường xuyên trên tổng số lao động, trong chú giải chia làm 3 cấp (3 thang màu) nhưng trên bản đồ lại chia thành 5 bậc thang màu khác nhau. Như các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm ở bậc nào? Bản đồ nguồn lao động nên thiết kế thành hai bản đồ: các huyện và ngoại thành trên bản đồ tỷ lệ 1:220.000 và bản đồ nội thành 1:65.000. Như thế sẽ làm cho bản đồ thoáng dễ đọc, không lộn xộn như thiết kế một bản đồ 1:150.000. - Chương V. Kinh tế + Các chỉ tiêu thể hiện các đối tượng kinh tế trên các bản đồ nói chung thiếu chặt chẽ về mặt toán học. Vì thế phương pháp thể hiện hơi thiên về hướng thống kê làm cho tính chặt chẽ, chính xác của phương pháp thể hiện không phát huy được. + Bản đồ các ngành công nghiệp (1:150.000): Dùng màu để thể hiện các đơn vị hành chính huyện, quận là rất lãng phí diện tích thể hiện. Nếu như lựa chọn một chỉ tiêu bình quân nào đó thuộc về công nghiệp sẽ làm cho nội dung bản đồ phong phú hơn. + Bản đồ thủ công nghiệp và làng nghề. Thể hiện số cơ sở thủ công nghiệp bằng phương pháp cartogram là không hợp lý vì cartogram thể hiện số lượng tương đối, trong khi số lượng cơ sở thủ công của các huyện, quận là những con số cụ thể. Vì thế nên thay phương pháp cartogram bằng cartodiagram. Và thay cartogram bằng một chỉ tiêu bình quân khác, thí dụ tỷ lệ giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp so với giá trị sản xuất công nghiệp theo các đơn vị hành chính huyện, quận. + Bản đồ các trung tâm và cơ sở công nghiệp. Thể hiện quy mô của các khu công nghiệp và cụm công nghiệp bằng chỉ tiêu diện tích là chưa phản ánh chính xác giá trị sản xuất, năng lực sản xuất của các khu và cụm công nghiệp nhất là trên địa bàn Hà Nội. Theo tôi nên thay bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp. Chưa có thông tin về đặc điểm sản xuất (loại hình) của các khu và cụm công nghiệp, hay thông tin về các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động và dự kiến... + Bản đồ giao thông Trong chú giải ký hiệu đường sắt là nét đôi có gạch nhưng trên bản đồ là nét đơn có gạch (không thống nhất với ký hiệu trong bản đồ giao thông nội thành). Thiếu ký hiệu cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì (hoặc ký hiệu quá mảnh so với cầu Long Biên, Chương Dương...) + Bản đồ nông nghiệp (1:150.000) Thể loại là nông nghiệp chung nhưng nội dung nghèo. Chú giải nên ghi rõ: giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. + Bản đồ bưu chính viễn thông và dịch vụ văn hóa Không thể hiện được mạng lưới phân bố các bưu cục, điều đó quan trọng hơn là số lượng, mặt khác nếu thể hiện được sự phân bố của các bưu cục thì cũng thể hiện được cả số lượng bưu cục. Yếu tố viễn thông không được thể hiện trên bản đồ. Các dịch vụ văn hóa cũng không được thể hiện ở các huyện và khu vực ngoại thành. - Chương VI. Giáo dục - Khoa học - Văn hóa - Y tế - Thể thao. + Bản đồ giáo dục phổ thông: Nên thiết kế thành 2 bản đồ tỷ lệ 1:220.000 và 1:65.000 cho nội thành để trong bản đồ không quá nặng nề và lộn xộn. Không thể hiện được sự phân bố của mạng lưới các trường, ở đây phương pháp thể hiện mang tính chất thống kê nhiều hơn ý nghĩa bản đồ. Chỉ tiêu số học sinh phổ thông trên 100 dân không phản ánh đúng tình hình và chất lượng giáo dục của Hà Nội, chỉ số này của Hà Nội sẽ thấp hơn một số tỉnh vùng núi, Tây Nguyên. Vì thế tốt nhất là lấy chỉ số tỷ lệ học sinh phổ thông trên dân số trong độ tuổi đi học. + Bản đồ du lịch: Về không gian thể hiện thực chất đó là bản đồ du lịch nội thành với các quận chứ không phải bản đồ du lịch Hà Nội. Theo chủ đề của bản đồ: Du lịch “thì nội dung còn thiếu rất nhiều. Nội dung như chú giải của bản đồ thực chất mới chủ yếu đề cập tới cơ sở hạ tâng và cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch mà thôi. + Bản đồ di tích và danh thắng: Thể hiện mật độ di tích lịch sử theo các quận, huyện, tại sao quận Long Biên không được thể hiện (cấp nào) và tại sao lại là màu tím. + Bản đồ quy hoạch hoàn toàn không có địa danh nào. V. Kết luận - Chúng tôi khẳng định đây là một công trình khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với Hà Nội về mặt kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật, giáo dục đào tạo, thông tin quảng bá về Hà Nội một cách hữu hiệu. - Với khối lượng nội dung mà Atlas đề cập là rất lớn, trong khi quỹ thời gian và kinh phí ep hẹp, với tinh thần khoa học và phục vụ tập teher tác giả đã rất cố gắng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. - Tập Atlas Thăng Long - Hà Nội được xây dựng với cấu trúc nội dung chặt chẽ thể hiện được đầy đủ những mục tiêu đặt ra, trình tự các chương, mục nội dung và hệ thống bản đồ logic và hợp lý. Chất lượng khoa học của Atlas cao cả về mặt nội dung theo các chủ đề, cả về mặt phương pháp bản đồ. Atlas Thăng Long - Hà Nội thực sự là một món quà quý giá mừng Hà Nội 1000 năm văn hiến, nó là một tài liệu khoa học rất bổ ích cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu, giảng dạy và học tập về Hà Nội. - Atlas Thăng Long - Hà Nội được hoàn thành một cách xuất sắc. Tuy nhiên để tập Atlas được hoàn thiện hơn, tốt hơn mong tập thể tác giả lưu tâm chú ý tới những ý kiến đóng góp trao đổi của nhiều cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học.
PGS.TS. Phạm Quang Tuấn (25/08/2010)
Bản thảo đề tài Atlas Thang Long - Hà Nội được cấu trúc trong 7 chương với 60 trang bản đồ cùng phần thuyết minh. Sau khi đọc toàn văn bản thảo, người đọc có một số nhận xét sau: 1. Về tính thời sự, cấp thiết và ý nghĩa của đề tài Để kỉ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, nhu cầu hiểu biết về Hà Nội trở nên quan trọng và cấp thiết đối với người dân Thủ đô, nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và đông đảo bạn bè trên thế giới. Hệ thống bản đồ và thuyết minh về địa lý, lịch sử, kinh tế và văn hoá của đề tài là một công trình khoa học liên ngành, là nguồn tài liệu quý cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý, đầu tư và cho quảng bá về thủ đô Hà Nội. Công trình này cũng thực sự là một đóng góp quý giá cho Đại lễ kỉ niệm Thăng Long - Hà Nội nghìn năm tuổi. 2. Cấu trúc và nội dung của bản thảo Về cấu trúc chương mục Cấu trúc chương mục của đề tài tuân thủ chặt chẽ và bám sát đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng nghiệm thu đề cương chi tiết đề tài xét duyệt và góp ý. Ngoài phần mở đầu, Atlas được cấu trúc 7 chương, sắp xếp theo trật tự logic, hợp lý và khoa học. Cụ thể: Chương I. Giới thiệu chung về Thang Long - Hà Nội; Chương II. Lịch sử hành chính; Chương III. Điều kiện tự nhiên; Chương IV. Dân cư - Lao động; Chương V. Kinh tế; Chương VI. Giáo dục - Khoa học - Văn hoá - Y tế - Thể thao; Chương VII. Quy hoạch. Về độ tin cậy của tư liệu Đây là một công trình khoa học mang tính liên ngành, được hoàn thành bởi một tập thể các nhà khoa học có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong những lĩnh vực khoa học tự nhiên, kinh tế, lịch sử và văn hoá xã hội. Dữ liệu được sử dụng cho đề tài là các tài liệu chính thống, có nguồn gốc rõ ràng, được kế thừa từ các công trình nghiên cứu của các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín, tham khảo từ Cục thống kê và thu thập tại các sở ban ngành của Hà Nội, bảo đảm độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu. Về nội dung và sản phầm Phần thuyết minh được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu, đáp ứng được mục tiêu phổ biến kiến thức. Phần viết cơ bản đã thuyết minh được những nội dung quan trọng của mỗi bản đồ, song để giúp người đọc có thể hiểu được đầy đủ và thấu đáo hơn, cần bám sát nội dung chú giải của bản đồ, không nên viết quá khái quát. Viết như vậy có thể giúp người đọc dễ hiểu, song không làm nổi bật được giá trị khoa học của hệ thống bản đồ đã được tập thể tác giả xây dựng công phu. Về hệ thống bản đồ Hệ thống bản đồ phong phú, đa dạng, được trình bày và biên tập công phu đáp ứng được nội dung và yêu cầu của cuốn sách: - Hệ thống bản đồ được xây dựng đúng theo các quy chuẩn về bản đồ, cả về cơ sở địa lý cũng như nội dung của chuyên đề; - Đề tài đã sử dụng hợp lý các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ chuyên đề; - Nội dung bản đồ được xây dựng phù hợp với tỷ lệ bản đồ, được trình bày đẹp, rõ ràng và khoa học, giúp người đọc có thể dễ dàng theo dõi các nội dung thể hiện. Song, để góp phần hoàn thiện công trình nghiên cứu, người đọc có một số góp ý như sau cho phần nội dung và trình bày bản đồ: - Bổ sung tên của sông Tô Lịch, Kim Ngưu trên bản đồ Kinh thành Thăng Long - Hà Nội thời Lê và bản đồ Kinh thành Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn; - Giải thích/ bổ sung cho sự không thống nhất của một số nội dung, như chùa Chân Giao, chùa Một Cột, tháo Bảo Thiên... giữa bản đồ Kinh thành Thăng Long thời Lê và bản đồ Kinh thành Thăng Long thời Lý - Trần; - Sửa lỗi in ấn trên Bản đồ địa mạo, cảnh quan (vỡ nét chải/ kí hiệu khi in ấn); - Trình bày và biên tập lại Bản đồ cảnh quan, bỏ hệ thống nét chải, cho chữ chú giải lớn hơn để người đọc dễ theo dõi; - Biên tập lại chú giải của của Bản đồ biến động sử dụng đất, không để các lớp thông tin khác đè lên trên chú giải; - Bổ sung lớp thông tin về địa danh và đánh số cho chú giải của Bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2000-2020. KẾT LUẬN CHUNG Atlas Thăng Long - Hà Nội là một công trình khoa học nghiêm túc, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, được cấu trúc hợp lý, logic, khoa học. Hệ thống bản đồ được xây dựng và trình bày đẹp, công phu và thể trực quan, sinh động được các nội dung nghiên cứu. Người đọc đánh giá cao bản thảo và kính đề nghị Hội đồng thông qua và cho phép xuất bản sau khi đã chỉnh sửa các nội dung và lỗi kĩ thuật theo góp ý. * Bà Thế Thị Phương - NXB Bản đồ Qua nghiên cứu nội dung và hình thức trình bày của Atlas Thăng Long Hà Nội, xin có một số ý kiến nhận xét như sau: 1. Nhận xét chung Nội dung bài viết và các trang bản đồ đáp ứng yêu cầu đặt ra của Atlas là giới thiệu khái quát về quá trình hình thành, phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội của Hà Nội. Đây là tập bản đồ đầu tiên đề cập tổng quát nhất về sự phát triển của Hà Nội trong những năm qua. 2. Về bố cục tập Hiện tập có: - Trang đầu mục các chương, bìa: 8 trang. - Trang bài viết: 53. - Trang bản đồ: o Trang đơn: 23. o Trang đôi: 37. Tỷ lệ bài viết so với số lượng bản đồ hơi nhiều. Bài viết chiếm khoảng 1/4 nội dung atlas là đủ. 3. Trình bày Nhìn chung tập bản đồ chưa được đầu tư về trình bày tổng thề từ đầu chương, các trang bài viết, các trang tiêu đề. Bố cục từng trang bài viết và tiêu đề chương chưa chặt chẽ. Cách chọn chữ và bố cục chữ của các trang đầu chương cần cân đối lại. Chữ đặt quá thấp và đơn điệu. Cần xem xét lại mầu sắc trình bày trên một số trang bản đồ cùng chỉ tiêu thể hiện màu khác nhau. Các trang bản đồ trình bày đạt yêu cầu. Tuy nhiên các co chữ chưa thống nhất trong các trang nhất là trong bản chú giải và các biểu đồ qua các năm. 4. Cơ sở toán học Xem lại số kinh vỹ độ cho các bản đồ tỷ lệ sau: - Tỷ lệ 1/220.000 số vỹ độ 20°55’ sai. Nên để mật độ mắt lưới qua 5’ thay vì 7’. - Tỷ lệ 1/ 65.000 số kinh độ lấy độ lẻ, vỹ độ lấy độ chẵn. Nên lấy thống nhất. 5. Bố cục các trang bài viết - Trang bìa: bố cục lại chữ, quá thấp. - Trang bìa lót: chữ mảnh nhỏ. - Trang chủ biên… nên bố cục thành 1 trang, cân 2 bên cho cột tên người thực hiện. - Mục lục: o Nên bố cục thành 2 trang. o Thêm cột tỷ lệ cho các bản đồ. - Trang mở đầu nên thu về 1 trang (cần biên tập lại câu chữ). - Trang ký hiệu: o Khoảng cách giữa các dòng không bằng nhau. o Ký hiệu nét quá mảnh (khó đọc), mmột số ký hiệu thiếu. - Trang đầu các chương: o Nên có ảnh hoặc hoa văn lót. o Tăng co chữ (chọn lại kiểu khác). o Dịch chữ lên trên cho cân đối. I. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG 1. Hà Nội trong lãnh thổ Việt Nam - Thiếu nhiều tên thành phố, thị xã. - Lực nét đường bờ nước mảnh. - Tên cửa sông (thể hiện không chọn lọc theo tiêu chuẩn: lớn, rộng, sông quan trọng v v…). - Tên vịnh Phan Rí - không đúng vị trí (cần cân nhắc tiêu chuẩn thể hiện). - Chữ Biển Đông quá to. 2. Bản đồ ảnh vệ tinh - Nên thêm ranh giới Hà Nội cũ. - Chất lượng ảnh không tốt (hình như chụp khi Hà Nội bị ngập lụt nên nền ảnh nhiều màu lơ (nước) do đó phản ánh không đúng địa hình của Hà Nội hiện nay. 3. Bản đồ hình thể - Cơ sở toán học sai (nếu khoảng cách giữa các vỹ tuyến = 7’ thì số 20°55’ phải là 20°54’). - Nên lấy khoảng cách giữa kinh vỹ tuyến qua 5’. - Hai dẻo cồn cát dọc quận Tây Hồ và dẻo bãi bồi xem lại (chỗ đó không thể có độ cao >10m). - Còn các lỗi trình bày: che số đường, ranh giới qua chữ. 4. Bản đồ các cơ quan quản lý hành chính - Cần có nét chỉ cho các biểu đồ dựng ngoài lãnh thổ quận. - Xem lại ký hiệu O và  => thể hiện cùng một chỉ tiêu là cơ quan. - Dòng cơ quan nên thêm chữ cơ quan cấp sở. - Biểu đồ cần xem lại: cùng 1 chỉ tiêu dùng 2 mầu ve và hồng. - Tên giải thích cho biểu đồ nên để ở chân biểu đồ. - Ký hiệu dẻ quạt nên để cân cho đẹp. - Thêm chữ và vào dòng “… Hiệp hội và Tôn giáo”. - Sở Văn hoá cần xếp dưới Sở Thông tin (theo A, B, C…). 5. Bản đồ hành chính - Bản đồ cần vẽ nội dung đến khung. - Tên các quận huyện nên để màu nâu giống trong nội dung bản đồ. - Tên đầu đề các bảng biểu nên cân thẳng dòng trên. - Tên sông sai kiểu chữ và thiếu nhiều tên. 6. Hà Nội trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - Quảng Ninh không nằm trong vùng kinh tế Bắc bộ. - Xem lại cách thể hiện dân cư: điểm có tên, điểm không có tên. - Có nên thêm ranh giới các vùng kinh tế, tên vùng nên bố trí vào giữa khu vực của vùng. - Dân số và thu nhập 2 chỉ tiêu khác nhau do đó nên lấy hình dạng biểu đồ khác nhau. - Cần giải thích quan hệ đối ngoại với ai (hướng mũi tên chỉ lên Trung Quốc vậy còn quan hệ với các nước khác như thế nào? không rõ nghĩa!). - Cần thống nhất khoảng thời gian cho biểu đồ ngoài bản đồ có năm 2005 hay không? 7. Bản đồ vùng Hà Nội - Tên bản đồ không rõ nghĩa (Hà Nội và vùng phụ cận?). - Các yếu tố nền không thể hiện theo quy định chung. II. CHƯƠNG LỊCH SỬ - HÀNH CHÍNH - Cần xem xét nền của bản đồ (nên chọn nền bản đồ cổ, không nên đưa sự kiện lịch sử năm 1426... lại thể hiện trên nền bản đồ hiện nay, nhất là các trang bản đồ nội thành với các tên danh nhân thời hiện tại như: Văn Cao, Nguyễn Chí Thanh...) - Lưu ý nền cho các trang: nội thành, toàn thành (các vùng lịch sử...). - Lỗi chính tả: o Đường - Đờng o Các chữ mất, chồng đè. III. CHƯƠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - Bản đồ nắng, nhiệt độ, mô đun dòng chảy... nên bỏ bớt đường giao thông cho đỡ rối nội dung chính. - Các số giải thích cho các đường đẳng trị cần quay đầu về vùng có chỉ số cao hơn. IV. CHƯƠNG DÂN CƯ - LAO ĐỘNG 1. Dân cư - Xem lại số liệu của biểu đồ quận Hoàng Mai và quận Long Biên (100% dân cư thành thị?) trong khi đó phần bản đồ sản xuất nông nghiệp lại có nội dung doanh thu cho chăn nuôi và trồng trọt... 2. Dân số - Quá nhiều biểu đồ to trên diện tích 1 quận, huyện; 2 quận thiếu đồ thị tỷ xuất di cư, nhập cư (quận Long Biên và Hai Bà Trưng). - 2 biểu đồ sinh tử, di cư nhập cư nên bố trí ở ngoài bản đồ chính. 3. Người lao động - Từ ngữ: nên sửa không có nhu cầu làm việc. - Màu sắc cho 1 chỉ tiêu cần giống nhau, trên bản đồ sử dụng màu vàng cho cả 3 chỉ tiêu (có việc, cao đẳng, dịch vụ), đỏ (nội trợ, trung cấp, xây dựng cơ bản) làm cho người đọc khó theo dõi và dễ nhầm lẫn. V. CHƯƠNG KINH TẾ 1. Kinh tế chung - Không nên kết hợp 2 phương pháp: biểu đồ bản đồ (theo diện) và ký hiệu (theo điểm) chung cho 1 diện tích quận , huyện. - Chỉ tiêu bản đồ nền không có tính thuyến phục: do đổi vị trí 3 từ: Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ. Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp . Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp. - Chọn lại màu cho “Số lao động” trong bản đồ chính. 2. Công nghiệp chung - Xem lại số liệu nền có chính xác không (giá trị công nghiệp toàn thành đã tách của trung ương ra chưa?). - Một số biểu đồ cơ cấu cộng lại không bằng 100%. 3. Sản xuất và phân phối điện 4. Thủ công nghiệp và làng nghề - Thêm địa danh tên các làng nghề. - Thay mầu cho tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm… 5. Các trung tâm và cơ sở công nghiệp - Cơ sở công nghiệp - nên chọn 1 kiểu ký hiệu khác để biểu thị. 6. Giao thông - Khoảng cách thể hiện không đúng kiểu, nhiều đoạn đường không có khoảng cách. - Cơ quan hàng không nên chọn ký hiệu khác. - Trong bản đồ chưa giải thích đường 2 nét. - Nên thêm điểm đầu cuối các tuyến xe buýt ra ngoại thành. 7. Giao thông nội thành - Không rõ các tuyến xe buýt chạy trong nội thành. - Đường 1 chiều không rõ mũi tên. - Cần làm rõ, nổicác điểm giao tuyến xe buýt. - Thiếu hướng đi tiếp của các tuyến xe ra ngoại thành. 8. Nông nghiệp - Các biểu đồ cơ cấu thống nhất bắt đầu từ góc 270° nên biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp cũng cần tuân theo quy định chung. - Có nên thêm dịch vụ vào cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp hay không? - Biểu đồ giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp màu sắc quá tối. 9. Chăn nuôi - Cần thống nhất màu cho cùng 1 chỉ tiêu. Ví dụ: lợn màu nâu. - Chỉ tiêu cho nền của bản đồ phụ lặp lại nội dung biểu đồ của các quận huyện trong bản đồ, ví dụ: Sóc Sơn > 1.000.000 con nhưng trên biểu đồ cộng lại < 1.000.000 con. - Khoảng cách giữa các năm trên biểu đồ không đều (lúc 3 năm lúc 4 năm). 10. 3 Bản đồ: Hiện trạng sử dụng đất 1993, 19 - Tên bản đồ thiếu dấu - Nền bản đồ sử dụng đất nên tổng hợp bớt các ao hồ nhỏ. - Các diện tích đất <2mm2 nên tổng hợp lại, tránh nội dung quá dày, gây khó đọc. - Các yếu tố nét và chữ chồng đè nhiều. - Chữ của bản đồ nền chưa xoá trong bản chú giải. 11. Ngân hàng và dịch vụ thương mại - Không nên kết hợp 2 phương pháp: biểu đồ bản đồ (theo diện) và ký hiệu (theo điểm) chung cho 1 diện tích quận, huyện. - Bổ sung thêm tên các ngân hàng, chợ, siêu thị,... - Một số ngân hàng chưa thể hiện trên bản đồ, ví dụ Sacombank, Dầu khí, Nông nghiệp... 12. Bưu chính – Viễn thông - Không nên kết hợp 2 phương pháp: biểu đồ bản đồ (theo diện) và ký hiệu (theo điểm) chung cho 1 diện tích quận, huyện. - Các biểu đồ thể hiện cùng một chỉ tiêu cần lấy màu sắc giống nhau (Nhà nước, ngoài nhà nước, có vốn nước ngoài). - Huyện Gia Lâm thiếu doanh thu. VI. GIÁO DỤC, KHOA HỌC, VĂN HÓA, Y TẾ, THỂ THAO 1. Giáo dục phổ thông - Cần thống nhất thể hiện màu sắc cho cùng 1 chỉ tiêu trên bản đồ chính, bản đồ phụ và biểu đồ. - Nên thay mầu thể hiện số liệu trường. - Một số biểu đồ cơ cấu cộng lại không bằng 100%. - Xem lại số liệu 2007 số lượng học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học thấp (86,57%). 2. Giáo dục đại học - Cần thống nhất thể hiện màu sắc cho cùng 1 chỉ tiêu trên bản đồ chính, bản đồ phụ và biểu đồ. - Số trường nên thay đổi lại kiểu ký hiệu. 3. Các viện – Trung tâm - Chỉ tiêu các viện nghiên cứu / km² không có ý nghĩa. 4. Du lịch - Các đền chùa chưa ghi hết ngày tổ chức lễ hội. - Thay mầu sắc cho “Doanh thu lữ hành...” - Chuyển ô giải thích Nhà nước lên trước ( theo thứ tự dựng biểu đồ). 5. Di tích và danh thắng - Nên phân biệt màu sắc ký hiệu theo các nhóm tiêu chí: o Các điểm du lịch. o Khu vui chơi giải trí. o Các điểm dịch vụ, thương mại... và sắp xếp theo thứ tự cho các nhóm cho khoa học hơn. VII. CHƯƠNG QUY HOẠCH Bản đồ quy hoạch các năm trước 2010 ảnh mờ không rõ nét. Bản đồ quy hoạch năm 2000-2010 không có tên địa danh. Trên đây là một số ý kiến nhận xét chung. Do điều kiện thời gian có hạn nên chưa kiểm tra các số liệu để dựng biểu đồ. Đề nghị khi in thật có thời gian kiểm tra xác suất một số số liệu trên bản đồ. Xin gửi tới Hội đồng biên tập bản nhận xét này.
TS. Nguyễn Đức Nhuệ (25/08/2010)
Với mục tiêu giới thiệu tổng thể quá trình xây dựng và phát triển Hà Nội trong 10 thiên niên kỷ bằng hệ thống bản đồ, có thể nói đây là một cuốn sách tương đối đặc thù và có thể sẽ đem đến cho người đọc một cách đọc, một cách tư duy khác lạ, lý thú hơn . Nội dung chính của bản thảo là hệ thống bản đồ gồm 60 bản đồ và 7 chương thuyết minh (tổng cộng 44 trang, kể cả Lời nói đầu). Trước hết, chúng tôi đánh giá cao khả năng lao động tìm tòi sáng tạo của nhóm tác giả trong việc xây dựng một hệ thống bản đồ với tất cả các tiêu chí khoa học cần thiết đã bao quát được toàn bộ diện mạo Thăng Long - Hà Nội trong 1000 năm xây dựng và phát triển trên mọi mặt của đời sống xã hội. Nội dung thể hiện trên từng bản đồ rất cụ thể, chú dẫn rõ ràng, ký hiệu bằng chữ, bằng số, bằng các biểu tượng đầy đủ và chi tiết. Phần thuyết minh ngắn gọn, súc tích. Từng chặng đường phát triển của Thăng Long - Hà Nội đã được các tác giả khái quát khá toàn diện trong hơn 40 trang viết. Về cơ bản, đây là một bản thảo đạt chất lượng khoa học cao cả về phần thuyết minh và phần bản đồ, đề nghị Hội đồng nghiệm thu và đưa vào kế hoạch xuất bản, phục vụ bạn đọc. Để hoàn thiện bản thảo trước khi xuất bản, chúng tôi xin được trao đổi thêm với nhóm tác giả một số vấn đề sau: 1. Phần thuyết minh: - Ở trang Mở đầu và trang 2, tác giả dùng khái niệm thành phố “Rồng bay”. Nghe thì hay nhưng thực ra chưa hoàn toàn chính xác. Đúng ra, tên gọi Thăng Long có nghĩa là Rồng bay cho đến hết thế kỷ XVIII, còn sang đầu thời Nguyễn, cũng tên gọi này, do tự dạng khác nên Thăng Long có nghĩa là Thịnh vượng. Do đó, nên chăng, cụm từ “thành phố Rồng bay” cứ gọi là Thăng Long cho tiện và đỡ phải tranh luận về chữ nghĩa. - Ở trang 4, nên nói rõ núi Hàm Lợn, núi Đền, núi Dõm thuộc huyện nào của Hà Nội. - Tr. 6: câu “thời kỳ tiền Thăng Long trước đó” nên đổi là “thời kỳ tiền Thăng Long”. - TK III Trc CN nên sửa là TK III Tr. CN - Lý Bôn nên đổi là Lý Bí (nhân danh này mọi sách đã viết tương đối thống nhất). - Lý Thái Tổ nên đổi là Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ là miếu hiệu, chỉ dùng sau khi mất, lâu nay mọi người quen nói và viết chưa chính xác). Tr. 9: bản sứ đổi thành bản xứ. Tr. 11: Nên sửa lại khổ 1 “Gần 30 năm ... Hội nghị Diên Hồng”. Thực ra Mông Cổ với nhà Nguyên chỉ là một, viết như trên người đọc đễ hiểu nhầm đây là hai thế lực khác nhau. - quân binh đổi thành quân Minh. Tr. 12: nóng cốt đổi thành nòng cốt. - Khổ câu: “Từ 1965 ... hòa đàm Paris”, cần viết rõ ý hơn để thấy đối tượng gây sức ép là ta hay Mỹ. - Tr. 18, 19, 20: không nên viết tắt, ví dụ: ĐN; ĐB; TB - ĐN; s. Kim Ngưu. Tr. 29: nên sửa câu: ...nhà nước “Văn Lang” thời các Vua Hùng, “Chu Diên” thời Lạc tướng sinh Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc và “Tây Vu” thời Thục Phán thành câu ... nhà nước “Văn Lang” thời các Vua Hùng, “Tây Vu” thời Thục Phán và “Chu Diên” thời Lạc tướng sinh Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc. Như vậy sự kiện mới phù hợp với lịch đại. - Tr. 4, độ cao núi Hàm Lợn là 463 m, tr. 28 là 462 m. Nên thống nhất. 2. Phần bản đồ: - Bản đồ Kinh thành Thăng Long thời Lý: Đề nghị kiểm tra lại vị trí chùa Chân Giáo. Có ý kiến cho rằng chùa Chân Giáo tức chùa Chân Tiên ngày nay (ở cuối đường Bà Triệu)? - Bản đồ Kinh thành Thăng Long thời Lê: Các địa danh Linh Lang Từ (tức đền Voi Phục); Quán Trấn Vũ (tức Đền Quan Thánh). Nên chăng, bản đồ Kinh thành Thăng Long thời Lý và thời Lê nên thống nhất danh xưng hai cụm di tích này. - Bản đồ Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn: Phần ký hiệu: nên thay các cụm từ: Tổng đốc đường ... Lãnh binh đường (số 2, 3, 4, 8, 9) thành Dinh Tổng đốc ... cho người đọc dễ hiểu (đường nghĩa là nhà, dinh thự). - Bản đồ Giáo dục Đại học: - Phần thống kê giáo viên các trường Đại học, nếu đã thống kê ĐHQG thì các trường thuộc ĐHQG có nên đưa vào bảng không, ví như ĐH KHXH&NV; ĐHKHTN. - Bản đồ các Viện và Trung tâm nghiên cứu: - Ở trang 39 ghi số cán bộ Viện KH & Công nghệ Việt Nam là 1425 người, trong bản đồ ghi là 2464 người. Số nào là đúng.
Ông Nguyễn Xuân Hải (12/04/2010)
Bản thảo này về cơ bản đã tuân thủ đầy đủ những yêu cầu về nội dung cũng như công nghệ - kỹ thuật chung về biên tập và xuất bản sách điện tử do ban quản lý dự án đã đề ra. Nhóm tác giả đã làm việc nghiêm túc, trung thành với bản thảo của sách in và theo tôi chỉ cần bổ sung, sửa đôi chút, là có thể căn cứ vào đây tiến hành triển khai tiếp các công việc tiếp theo… Tuy nhiên, để bản thảo được hoàn thiện tốt hơn, tôi xin đưa ra một số ý kiến để nhóm biên soạn xem xét, giải thích, nếu đúng có thể sửa đổi, nâng cấp cho bản thảo hoàn thiện hơn: Một là: Phần tổng quan: Viết như bản thảo không có gì sai sót tuy nhiên ở đây vẫn chưa vạch ra được đặc điểm riêng của cuốn sách điện tử này khác các cuốn sách điện tử khác ở chỗ nào, nó có thuận lợi và khó khăn gì về công nghệ - kỹ thuật phải vượt qua. Chính vì chưa chú ý về vấn đề này mà trong bản thảo có chỗ còn viết tương tự như bản thảo cuốn sách Ca khúc Hà Nội. (Xem dòng 3, 4, 5 từ trên xuống ở trang 5 của bản thảo sẽ rõ ). Hai là: Theo đề cương của bản thảo sách in chúng ta có thể hình dung thông tin chung của cuốn sách được giới thiệu từ giao diện trang chủ của sách điện tử không nhiều, nhưng lại hết sức cụ thể và rõ ràng nhưng ở đề cương này có phần vẫn chưa thể hiện hết, do đó nhìn vào giao diện trang chủ chúng ta thấy nội dung cụ thể vẫn thiếu, trong khi đó diện tích trang chủ vẫn còn thừa chưa được tận dụng hết…Do vậy ở đây tôi đề nghị nhóm biên tập bám sát vào bố cục của sách in, khai thác hết các nội dung của sách in rồi phân loại và bố trí thật logích trên trang chủ vừa bảo đảm tính đủ của nội dung, tính đẹp của mỹ thuật và tính tiện ích của công nghệ… Ở đây, thứ tự các thông tin trong cây thư mục, nói khác đi là cấp độ của từng trang điện tử cần phải được phân tích sắp xếp theo cấp độ phát triển nhất định… Ba là: Về tính mở trong thiết kế và chức năng chúng tôi vẫn còn phân vân, xin lưu ý nhóm biên tập là: Cần làm rõ hơn tính mở trong thiết kế ở đây là xuất bản trên đĩa quang học DVD và CD hay là DVD, CD… Cần làm rõ việc phân quyền khai thác ở đây cần nói rõ quyền xuất bản trên mạng toàn cầu chỉ có ở Nhà xuất bản Hà Nội, hay ai cũng có thể đưa lên mạng toàn cầu, do vậy chức năng này cần được giải thích cụ thể hơn và từ đó phải được thể hiện như thế nào để bảo đảm tính tự chủ trong công nghệ khi xuất bản…
PGS.TS. Phạm Quang Tuấn (12/04/2010)
Để kỉ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, nhu cầu hiểu biết về Thăng Long ngàn năm văn hiến trở nên quan trọng và cấp thiết đối với người dân Thủ đô, nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và đông đảo bạn bè trên thế giới. Atlas Hà Nội thể hiện một cách khái quát quá trình phát triển lịch sử và các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội hiện nay của Thủ đô Hà Nội. Cung cấp một tài liệu trực quan sinh động giới thiệu về phạm vi lãnh thổ, đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội qua các thời kỳ. Về mục tiêu: Atlas cung cấp được cho độc giả một bộ sách điện tử đa phương tiện được tuân thủ đúng với nội dung của sách truyền thống. Thêm vào đó, với ứng dụng của công nghệ thông tin, Atlas được thể hiện một cách trực quan hơn thông qua các ứng dụng đa phương tiện. Về nội dung: Atlas đã đáp ứng được về phần nội dung, các bản đồ được xây dựng đúng qui phạm và đã được duyệt. Các bản đồ đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết đến người sử dụng. Tuy nhiên cần có một số lưu ý. Trong thuyết minh phần nội dung, cần làm rõ địa giới hành chính của Hà Nội trước hoặc sau khi mở rộng (trang 6). Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất cần cụ thể rõ mốc thời gian gắn với các quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Ưu điểm của atlas điện tử là khả năng lưu trữ và tương tác thông tin cao (đây là hạn chế của atlas in trên giấy). Đề nghị tập thể tác giả làm rõ hơn việc bổ sung thông tin cho các trang bản đồ nói riêng và toàn bộ atlas điện tử nói chung, và mức độ chi tiết đến mức nào? Để nghị các tác giả làm rõ thêm về các dữ liệu multimedia (video, âm thanh, hình ảnh minh họa và các bài viết,...), tính liên kết với các trang bản đồ như thế nào? Về mặt kĩ thuật: Hệ thống được xây dựng dựa trên mô hình mở hoàn toàn phù hợp với định hướng xây dựng các ứng dụng web hiện nay. Trên cơ sở đó tạo điều kiện tối đa trong tương tác giữa bên xuất bản và người dùng. Về phần máy chủ, Hệ thống đã tách biệt được Server ứng dụng và Server quản lý CSDL, yêu cầu của người dùng sẽ được truy suất qua 2 server này tạo sự linh hoạt trong truy vấn. Thêm vào đó, hệ thống được thiết kế tự động hoá sao lưu dữ liệu đảm bảo dữ liệu được sao backup liên tục trong trường hợp bị mất hay bị virus tấn công. Tuy nhiên các phương thức bảo mật tại server cần được trình bày chi tiết hơn. Về mặt tương tác người dùng, hệ thống chỉ cho phép truy xuất những dữ liệu sẵn có trong CSDL, nếu người dùng có những câu truy vấn cần được xử lý từ phía Server ứng dụng, thì hệ thống có đáp ứng được yêu cầu đó không. Ví dụ người dùng cần truy vấn về tất cả các di tích thời Lý.... Về phía người dùng. Hiện tại có 2 phần mềm duyệt web phổ biến là IE và Firefox. Nhưng thuyết minh không nêu rõ là ngoài IE, người dùng có thể dùng các phần mềm duyệt web khác để tra cứu hay không. Vì trên thực tế, IE được hỗ trợ bởi thư viện đa phương tiện ActiveX của Microsoft, nên có một vài ứng dụng đa phương tiện chỉ chạy được trên IE mà không chạy được trên các phần mềm duyệt web khác. Về phần hiển thị các nội dung đồ hoạ như bản đồ. Mỗi trang bản đồ được thể hiện ở những tỷ lệ nào? có mấy mức zoom? Trong kỹ thuật bản đồ, điều này rất quan trọng vì ứng với mỗi tỷ lệ, các bản đồ có mức độ chi tiết và kỹ thuật thể hiện khác nhau (bản đồ in trên giấy chỉ thể hiện ở một tỷ lệ). Thông thường một ứng dụng đồ hoạ như vậy, nhiều lớp bản đồ tại các tỉ lệ khác nhau sẽ được xây dựng theo mô hình kim tự tháp, khi người dùng yêu cầu tỉ lệ nào thì, server sẽ trả lại bản đồ theo tỉ lệ đó. Hệ thống có được xây dựng theo mô hình đó không? Về phần quản lý nhóm người dùng. Nếu atlas đa phương tiện được xây dựng với mục đích giới thiệu về nền văn hiến của Thăng Long - Hà Nội thì không cần thiết phải đăng kí người sử dụng. Về phần ngôn ngữ, hệ thống cần xây dựng song song hai thứ tiếng. Một du khách muốn đến du lịch VN, nguồn thông tin đầu tiên họ tra cứu là trên Internet. Về phần quảng bá hệ thống. Hệ thống cần được hỗ trợ và tích hợp trong một cơ quan tổ chức có chức năng quảng bá hình ảnh về thành phố. Vì nếu một người không biết về hệ thống này và muốn tra cứu thông tin về Hà Nội, họ sẽ truy cập trang tìm kiếm (vdụ google.com) để tra cứu. Do vậy làm thế nào để hệ thống hiển thị trong những kết quả tìm kiếm đầu tiên.. Đề nghị các tác giả làm rõ thêm tính đóng, mở của sản phẩm? Người dùng có được phép tương tác với nội dung hay chỉ đơn thuần tra cứu thông tin. Kết luận: Đề cương có kết cấu về mặt nội dung và kĩ thuật hợp lí, đáp ứng đầy đủ tiêu chí xây dựng atlas. Những góp ý về mặt nội dung và kĩ thuật không ảnh hưởng đến chất lượng của Atlas, mà người nhận xét chỉ mong muốn làm tăng tính hiệu quả của Atlas.
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)