Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Những làng nghề thủ công tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội

 Những làng nghề thủ công tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội là cuốn sách tổng hợp giới thiệu về những làng nghề thủ công của Thăng Long - Hà Nội với những nét đặc trưng riêng, sản phẩm truyền thống tiêu biểu, các nghệ nhân của làng nghề đã được vinh danh công nhận, có minh họa bằng hình ảnh cụ thể. Cuốn sách có kết cấu rõ ràng, logic giúp cho người đọc thêm thông tin tìm hiểu về làng nghề và các nghệ nhân của làng nghề thủ công ở Hà Nội.

Tác giả: TS. Đinh Hạnh - Chủ biên
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 308
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 5.00)
Giới thiệu về sách:

Cuốn sách không nặng về việc phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của làng nghề trong suốt chiều dài lịch sử, nhưng vẫn giới thiệu được khái quát chung nhất và cập nhật thông tin về những làng nghề thủ công, nghệ nhân tiêu biểu của Hà Nội. Cuốn sách góp thêm một tiếng nói khuyến khích, giúp các làng nghề thủ công và những người thợ thủ công lành nghề giữ vững và phát triển nghề của mình.

Cuốn sách được chia thành ba chương. Chương I giới thiệu chung về làng nghề thủ công tiêu biểu - quá trình hình thành và phát triển. Ở chương 2 giới thiệu cụ thể hơn một số làng nghề thủ công tiêu biểu - các sản phẩm nghề đặc trưng và các nghệ nhân của làng nghề. Chương 3 trình bày về định hướng và các giải pháp phát triển làng nghề thủ công của Hà Nội trong giai đoạn 2015 - 2020. Các số liệu và tình hình phát triển của các làng nghề trong cuốn sách được nhóm tác giả cập nhật đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, đầu năm 2014. Đến nay, Hà Nội đã có thêm nhiều làng nghề thủ công tiêu biểu được cấp bằng công nhận.

Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II giới thiệu cuốn sách Những làng nghề thủ công tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội như là một dấu mốc ghi lại chặng đường lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề thủ công đất Thăng Long - Hà Nội.

Sách cùng chuyên mục

Từ điển đường phố Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn hoá - Xã hội.
TS. Nguyễnn Viết Chức (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2009
1068 trang
16x24 cm

Câu đối Thăng Long - Hà Nội

Câu đối (Đối liên, doanh liên…): là một sản phẩm ngữ văn đặc biệt, một “thể loại văn học đặc biệt”, “một loại thơ ngắn”… Nó hội tụ đầy đủ đặc trưng giá trị về nội dung, hình thức của một tác phẩm văn học. Với hai vế đối liên nhau, câu đối đã ra đời sớm trong lịch sử văn học Trung Quốc và Việt Nam thời Trung đại. Câu đối được sáng tác bằng văn tự Hán và Nôm, rồi sau này người Việt còn sáng tác câu đối bằng chữ Quốc ngữ (trên thực tế âm của chữ Quốc ngữ là âm Nôm). Khả năng phản ánh về diễn đạt cuộc sống của câu đối cũng rất rộng và đa dạng.
PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
948 trang
16x24 cm

Văn bia Tiến sỹ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long

Các tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám khởi dựng năm 1484 là một quần thể di sản văn hoá rất nổi tiếng và quan trọng của lịch sử Thăng Long ngàn năm văn hiến. Qua việc giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của hệ thống bia Tiến sĩ, phân tích để nêu bật ý nghĩa quan trọng và nổi bật của hệ thống văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long để tôn vinh, lưu danh các nhà trí thức của dân tộc cho các thế hệ chiêm ngưỡng và học tập.
PGS.TS Ngô Đức Thọ
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
1000
16x24 cm

Ha Noi, who are you? (Hà Nội, bạn là ai)

Là bộ sách 10 tập khổ nhỏ 10 x 18 về Hà Nội. Mỗi tập là một chuyên đề về: Địa lý, Lịch sử, Khu phố cổ, Khu phố Tây, Khu Thành cổ, Ngoại ô, Ẩm thực, Các nhân vật qua tên phố, Đời sống tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, đền chùa…), Văn hoá nghệ thuật, Giáo dục.
Nhà văn hoá Hữu Ngọc
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
1196 trang/10 tập
11,5 x 18,5 cm/1 tập

Giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội

Cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản cùng bức tranh toàn cảnh về truyền thống giáo dục và khoa cử của Thăng Long - Hà Nội thời phong kiến, trên nền cảnh giáo dục và khoa cử Nho học của các nước, thể hiện qua việc tổ chức học tập và khoa cử, qua các nhà khoa bảng (các vị Tiến sĩ, Hương cống - Cử nhân), phục vụ cho việc giáo dục truyền thống, nhất là việc tuyên truyền để kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
PGS.TS Bùi Xuân Đính
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
952 trang
16x24 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)