Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Gia đình Thăng Long - Hà Nội

Cuốn sách “Gia đình Thăng Long - Hà Nội” thuộc cơ cấu cả Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II”. Sách do GS.TS Lê Thị Quý, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về đề tài gia đình, tổ chức biên soạn.

Tác giả: Lê Thị Quý
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 456
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 Gia đình là một hiện tượng tát yếu trong xã hội loài người. Nó vừa mang tính phổ biến lại vừa mang tính độc đáo. Việc con người tách ra từng nhóm nhỏ để sống thoải mái hơn, quan tâm đến những người thân yêu của mình được nhiều hơn là một nhu cầu chính đáng và cần thiết. Tuy nhiên, phải mất hàng triệu năm, kể từ khi hình thành xã hội loài người, con người mới làm được điều đó. Như vậy, xã hội có trước, gia đình có sau nhưng từ khi gia đình ra đời, nó làm thay đổi hẳn bộ mặt xã hội, khiến cho xã hội quy mô và trật tự hơn. Việc xã hội được chia thành các nhóm nhỏ là các thiết chế xã hội sẽ làm cho xã hội dễ quản lý hơn. Không chỉ trật tự xã hội đảm bảo mà từ trong gia đình, việc hình thành nhân cách con người cũng có nhiều thuận lợi hơn. Con người đa dạng vì xuất thân từ nhiều gia đình khác nhau cũng làm cho xã hội phong phú và hấp dẫn hơn.

Gia đình có tính hai mặt: một mặt, tình cảm ấm áp giữa những người thân sẽ gắn kết các thành viên gia đình, là động lực sống cho mọi cá nhân. Mặt khác, gia đình là một xã hội thu nhỏ, vì vậy nó cũng chứa đựng tất cả những mâu thuẫn xã hội. Tuy nhiên, những mâu thuẫn này không hoàn toàn giống với mâu thuẫn xã hội. Khi nghiên cứu gia đình, các nhà nghiên cứu không thể bỏ qua tính hai mặt này của nó.

Gia đình Thăng Long - Hà Nội cũng không đi ngoài quy luật này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu gia đình Thăng Long - Hà Nội từ khi thành phố được xác định là thủ đô đã không dễ dàng. Thứ nhất, lịch sử đất nước và thủ đô đã trải qua các cuộc chiến tranh liên miên, thiên tai tàn khốc khiến gia đình không thể phát triển bình thường như ở các mảnh đất yên bình khác. Thứ hai, những tài liệu về gia đình có rất ít trong lịch sử, đặc biệt là những câu chuyện cụ thể và điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu nó. Thứ ba, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội là mối quan hệ hết sức gắn bó, tương tác và bổ khuyết cho nhau nhưng những biến động xã hội thường được các sử gia ghi chép cẩn thận gắn bó với các triều đại phong kiến trong khi họ lại hầu như quên ghi chép về các hoạt động của gia đình qua các thời đại lịch sử.

Ngoài ra, gia đình Thăng Long - Hà Nội đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử nó đã được thử thách, trui rèn từ những biến động dữ dội của lịch sử và tạo ra những nét độc đáo vừa giữ gìn được giá trị truyền thống của dân tộc vừa tiếp thu lối sống thanh lịch của mảnh đâtý văn hiến, hiền hòa mà cũng dũng cảm, nhân văn mà quyết liệt. Những đặc điểm đó giúp gia đình trường tồn cùng đất nước. Gia đình, cộng đồng, đất nước là ba cột trụ lớn giúp Việt Nam tồn tại và phát triển. Ngày nay, nhà nước và xã hội nhận rõ vai trò và vị trí quan trọng của gia đình đối với sự phát triển xã hội. Các chính sách về gia đình nhìn chung đã khá đầy đủ. Vấn đề là truyên truyền và thực hiện nó. Nếu chúng ta thực hiên tốt các chiinhs sách này thì sẽ đưa gia đình Việt Nam nói chung và gia đình Hà Nội nói riêng sẽ phát triển hoàn hỏa để xứng đáng là nơi nuôi dậy và phát triển con người.

 Bằng nhiều nguồn tài liệu và cách tiếp cận liên ngành, tiếp cận về Lịch sử, Văn học, Triết học, Văn hóa học, Xã hội học, Gia đình học về những vấn đề cơ bản của hôn nhân và gia đình, tác giả đã cố gắng dựng lên một bức tranh tổng quát về gia đình Thăng Long - Hà Nội từ năm 1009 - 2017 (hơn 1000 năm).

Về kết cấu của cuốn sách, ngoài phần lời nhà xuất bản, kết luận và tài liệu tham khảo, chú giái cuốn sách được chia làm 5 phần chính:

Phần thứ nhât: Một số vấn đề lý luận về gia đình

Phần thứ hai: Quá trình hình thành và phát triển của gia đình Việt Nam và gia đình Thăng Long - Hà Nội qua các truyền thuyết và câu chuyện lịch sử

Phần thứ ba: Gia đình Thăng Long - Hà Nội (thời kỳ phong kiến ở Việt Nam tới trước khi thực dân Pháp xâm lược, thời gian từ 1010 - 1858)

Phần thứ tư: Gia đình Hà Nội trong thời kỳ thực dân nửa phong kiến - thời kỳ gặp gỡ của xã hội nông nghiệp với xã hội công nghiệp (1858 - 1945)

Phần thứ năm: Gia đình Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1954 - 2017)

Dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Nhà xuất bản mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các chuyên gia và người đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. 

Đặng Tình

Sách cùng chuyên mục

Mười giá trị tiêu biểu Thăng Long - Hà Nội. Ẩm thực

Cuốn sách “Mười giá trị tiêu biểu Thăng Long - Hà Nội. Ẩm thực” là một trong năm tập của bộ sách “Mười giá trị tiêu biểu Thăng Long - Hà Nội” thuộc Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” giai đoạn II do Nhà xuất bản Hà Nội triển khai tổ chức xuất bản. Bản thảo sách đã được Hội đồng nghiệm thu của Tủ sách thông qua.

Nguyễn Viết Chức
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
88
16x24

Ha Noi, who are you? (Hà Nội, bạn là ai)

Là bộ sách 10 tập khổ nhỏ 10 x 18 về Hà Nội. Mỗi tập là một chuyên đề về: Địa lý, Lịch sử, Khu phố cổ, Khu phố Tây, Khu Thành cổ, Ngoại ô, Ẩm thực, Các nhân vật qua tên phố, Đời sống tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, đền chùa…), Văn hoá nghệ thuật, Giáo dục.
Nhà văn hoá Hữu Ngọc
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
1196 trang/10 tập
11,5 x 18,5 cm/1 tập

Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội: Tuyển tập Tộc ước gia quy

 Nằm trong mảng sách Tư liệu của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, cuốn sách Tuyển tập Tộc ước gia quy do PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn chủ biên là một nguồn tư liệu quý đối với các nhà nghiên cứu cũng như đông đảo độc giả khi tiếp cận với công trình này. Cuốn sách với 936 trang in, ngoài bài tổng quan của chủ biên, các tác giả giới thiệu bản dịch và một số nguyên bản chữ Hán của 52 văn bản tộc ước gia quy của Thăng Long – Hà Nội. Cuốn sách được thai nghén và thực hiện trong nhiều năm của các nhà nghiên cứu Hán Nôm, văn học Trung đại: Phạm Ánh Sao, Bùi Bá Quân, Đỗ Thị Bích Tuyển, Mai Thu Quỳnh, Mai Thị Thơm, Nguyễn Đức Thọ.

Nguyễn Kim Sơn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
936
16x24

Tìm hiểu lễ hội ở Hà Nội

Từ trước đã có nhiều tác phẩm viết về đề tài này (kể cả kịch bản “10 lễ hội tiêu biểu của Hà Nội” do PGS Phan Khanh xây dựng), tuy nhiên đây là một đề tài được biên soạn lại trên cơ sở những nghiên cứu, tích luỹ của tác giả trong nhiều năm qua. Đề tài đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về lễ hội ở Hà Nội, tìm ra những nét đặc trưng, những vấn đề lịch sử và vai trò của lễ hội trong đời sống chính trị, văn hoá, tâm linh của người Hà Nội.
PGS.TS Lê Hồng Lý
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
400 trang
16x24 cm

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09
PGS.TS. Võ Quang Trọng (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
296 trang
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)